Thái độ học tập môn Công nghệ của HS qua DHTDA

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 124)

TT Thái độ học tập Lớp TN

Đồng ý Tỉ lệ (%) Không đồng ý Tỉ lệ (%)

1 Hứng thú học tập 87 93.6 6 6.4

2 Tự tin học tập 74 79.6 19 20.4

3 Tích cực học tập 76 81.7 17 18.3

Từ kết quả cho thấy, sau khi tổ chức DHTDA, thái độ học tập của học sinh nâng lên: mức hứng thú học tập, tự tin học tập và tích cực học tập lớp TN chiếm tỉ lệ cao.

HS lớp TN tích cực học tập, tìm kiếm thơng tin, chia sẽ cơng việc và cùng nhau giải quyết vấn đề dự án để hoàn thành nhiệm vụ tạo ra sản phẩm. Từ thái độ hứng thú và tự tin học tập giúp HS nhận thức đúng về mơn học và q trình học tập.

Kỹ năng vẽ kĩ thuật học sinh lớp thực nghiệm sau khi tổ chức dạy học theo dự án

Sau khi dạy học theo dự án, gồm các dự án khác nhau, HS lớp thực nghiệm rèn luyện các kỹ năng vẽ kĩ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá thể hiện như sau:

Bảng 3.9. Kỹ năng vẽ kĩ thuật HS qua DHTDA

Thông qua tổ chức dạy học theo dự án của lớp thực nghiệm thống kê cho thấy: HS phát triển kỹ năng vẽ kĩ thuật – một kỹ năng khô khan và trừu tượng của mơn Cơng nghệ 11. Với 90.3% HS trình bày bản vẽ kĩ thuật đúng tiêu chuẩn. Với 64.5% HS vẽ đúng hình chiếu trục đo thể hiện 3 mặt của vật thể, và 75.3% HS vẽ đúng hình chiếu vng góc. Như vậy HS thành thục của trong kỹ năng vẽ kĩ thuật. Khẳng định HS vẽ được các bản vẽ kĩ thuật và các bản vẽ thiết kế kĩ thuật ứng dụng.

Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của HS lớp thực nghiệm qua DHTDA

Sau khi dạy học theo dự án, gồm các dự án khác nhau, HS lớp thực nghiệm rèn luyện các kỹ năng vẽ kĩ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá thể hiện như sau:

Qua thống kê cho thấy, các kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của HS tăng cao khi tổ chức DHTDA. Các thao tác kĩ thuật của HS thành thục hơn, với 76.4% tỉ lệ HS có ý tưởng và lên được kế hoạch thiết kế và chế tạo sản phẩm kĩ thuật ứng dụng đơn giản. Một kỹ năng khó đối với học sinh khi học môn Công nghệ là phần thiết kế kĩ thuật ứng dụng và vẽ được bản vẽ kĩ thuật khi thiết kế, với tỉ lệ 64.5 % số HS có kỹ năng vẽ được bản vẽ kĩ thuật khi thiết kế, cho thấy sự tiến bộ về kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh sau khi học môn Công nghệ 11.

Kỹ năng chung của học sinh lớp thực nghiệm sau tổ chức dạy học theo dự án

Kỹ năng chung của HS sau khi tổ chức các DA học tập: kỹ năng tự học, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11. Kỹ năng chung của HS sau dạy học theo dự án

TT Kỹ năng Lớp TN Đồng ý Tỉ lệ (%) Không đồng ý Tỉ lệ (%) 1 Tự học, tự nghiên cứu 59 63.4 34 36.6 2 Sáng tạo kĩ thuật 73 78.5 20 21.5 3 Xác định và giải quyết vấn đề 77 82.8 16 17.2 4 Cộng tác làm việc 87 93.5 6 6.5

5 Lập kế hoạch công việc 75 80.6 18 19.4

6 Ý thức học tập tích cực 88 94.6 5 5.4

Tổ chức DHTDA giúp HS phát triển kỹ năng kĩ thuật của môn Công nghệ 11. Ngoài ra, những kỹ năng chung của HS cũng được phát triển như: kỹ năng tự học, tự nghiên cứu kĩ thuật tăng, HS chủ động tìm hiểu thực hiện DA. Từ đó, kỹ năng sáng tạo kĩ thuật phát triển với 78.5% HS có tư duy sáng tạo trong sản phẩm thực hiện. HS tự giải quyết vấn đề xảy ra khi thiết kế, chế tạo sản phẩm kĩ thuật. HS nhận thức đúng đắn về kĩ thuật, dành thời gian và đam mê với sản phẩm kĩ thuật liên hệ thực tiễn. Quá trình thực hiện DA học tập giúp khả năng cộng tác làm việc hiệu quả, với 93.5% HS đồng ý hợp

tác và giúp đỡ nhau thực hiện công việc. Học sinh tự tin khi thực hiện dự án học tập làm ra sản phẩm có ý nghĩa với mơi trường với thực tiễn cuộc sống.

Các sản phẩm của 03 dự án học tập của lớp thực nghiệm:

➢ Sản phẩm DA lần 1: “Tạo Album hình chiếu trục đo vật thể đơn giản”

➢ Sản phẩm dự án học tập lần 2: “Thiết kế chế tạo cây cầu từ giấy phế liệu”

- Bản vẽ phác dự án học tập “Thiết kê chế tạo cây cầu từ giấy phế liệu”

Hình 3.10. Hình vẽ phác thiết kế cây cầu từ giấy phế liệu

➢ Sản phẩm của HS dự án 3 “ Thiết kế, chế tạo xe 4 bánh chạy trên mặt phẳng nghiêng xa nhất không năng lượng”

Hình 3.11. Sản phẩm thiết kế chế tạo xe 4 bánh

Qua thống kê kết quả lớp thực nghiệm, sản phẩm học tập 03 dự án môn Công nghệ 11, tổ chức hoạt động học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng và so sánh với kết quả học tập của HS năm học trước đó. Đề tài ghi nhận được sự tiến bộ của HS. Sự tiến bộ không chỉ thể hiện ở điểm số, học lực HS đạt được môn Công nghệ 11 tương đối khô khan, trừu tượng, không được tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Sự tiến bộ của HS còn thấy rõ nét, từ sản phẩm HS thiết kế, chế tạo, từ việc rèn luyện các kỹ năng chuyên môn. Bằng sự cố gắng cộng tác làm việc, tìm kiếm tài liệu, kết hợp kiến thức với thực tiễn, kỹ năng tư duy sáng tạo kĩ thuật. Cho thấy, sự đam mê kĩ thuật và thành thạo các thao tác kĩ thuật, rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật, thiết kế và chế tạo kĩ thuật ứng dụng, tạo sản phẩm có tính ứng dụng, bảo vệ mơi trường và hướng nghiệp cho HS. Như vậy, cần thiết xây dựng các dự án để tổ chức dạy học theo dự án cho môn Công nghệ 11 hiện nay tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Từ các ý kiến của HS về DHTDA khảo sát trước và sau thực nghiệm, cùng với sản phẩm dự án, cho thấy sự hài lịng của HS về các nội dung:

✓ Tính hấp dẫn, sự tự tin, tính thực tiễn của nội dung dự án.

✓ Kỹ năng: kĩ thuật cơ bản, vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật ứng dụng.

✓ Kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm tài liệu, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề. ✓ Hình thức kiểm tra-đánh giá theo tiêu chí phát triển năng lực của HS.

Các nội dung tác giả nhìn nhận được khi tổ chức DHTDA chưa đạt:

✓ Hình thức kiểm tra-đánh giá của DHTDA chưa được nhiều ý kiến đồng tình về sự đánh giá đồng đẳng của các cá nhân trong nhóm thực hiện DA. GV cần chú ý trao đổi thường xuyên với mỗi cá nhân HS, hỗ trợ và theo dõi việc thực hiện công việc của mỗi cá nhân HS trong DA.

✓ Một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học là cơ sở vất chất và phương tiện dạy học chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng và chưa phù hợp với nhu cầu dạy học theo dự án. Môi trường thực hành chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật. Nhiều nhóm HS cịn vất vả lo chi phí cho dự án học tập.

✓ Khả năng làm việc nhóm chưa đồng đều, một số cá nhân chưa tập trung vào nhiệm vụ được giao, thực hiện khơng hứng thú với cơng việc của nhóm. ✓ Kỹ năng vẽ kĩ thuật của HS đã thành thạo, thao tác đúng tiêu chuẩn kĩ thuật,

cách trình bày khoa học. Nhưng một số HS thiếu tính kiên trì tỉ mỉ và cẩn thận trong thực hiện DA nên khi lập bản vẽ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế kĩ thuật ứng dụng chưa đạt kết quả cao.

Những yếu tố đạt được thông qua tổ chức DHTDA cho thấy sự hiệu quả của dự án học tập, những yếu tố chưa đạt được kết quả rõ ràng như cơ sở vất chất, khả năng làm việc đồng đều của cá nhân HS trong nhóm, hình thức kiểm tra-đánh giá.

Kết luận chương 3

Để xác định mức độ kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh khi tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11, chương 3 đã xác định các định hướng khoa học để tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11, đề xuất các dự án dạy học và cách thức tổ chức dạy học các dự án học tập sau:

- Tạo Album hình chiếu trục đo vật thể đơn giản - Thiết kế chế tạo cây cầu từ giấy phế liệu

- Thiết kế, chế tạo xe 4 bánh chạy trên mặt phẳng nghiêng xa nhất không năng lượng

Kết quả thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học 03 dự án học tập đã đề xuất cho thấy, khi cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế ứng dụng kỹ thuật của học sinh ở lớp thực nghiệm đã được cải thiện rõ rệt so với các kỹ năng này của học sinh ở lớp đối chứng.

Các kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy, tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 giúp kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh được cải thiện hơn so với việc áp dụng các phương pháp dạy học thuyết trình và đàm thoại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nghiên cứu đề tài “Dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh” đã đạt được các kết quả sau:

Đề tài đã phân tích, hệ thống hố cơ sở lý luận về dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 như: tổng quan nghiên cứu về dạy học theo dự án trên thế giới và tại Việt Nam; cơ sở khoa học của dạy học theo dự án; đặc điểm của dạy học theo dự án môn Công nghệ 11; phân loại dạy học theo dự án môn Công nghệ 11; quy trình tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 và đánh giá kết quả học tập theo dự án môn Công nghệ 11.

Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tích tích cực học tập của HS chưa cao, các kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của HS cịn hạn chế.

Khi dạy học mơn Cơng nghệ 11, giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức tổ chức dạy học tồn lớp, các phương pháp dạy học thuyết trình và đàm thoại được sử dụng thường xuyên hơn so với các phương pháp dạy học tích cực khác. Dạy học theo dự án mơn Công nghệ 11 đã được áp dụng tại các trường THPT của quận 9, nhưng chưa thường xuyên.

Dựa trên các định hướng khoa học để tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11, đề tài đề xuất 03 dự án học tập và cách thức tổ chức dạy học 03 dự án học tập sau:

- Tạo Album hình chiếu trục đo vật thể đơn giản - Thiết kế chế tạo cây cầu từ giấy phế liệu

- Thiết kế, chế tạo xe 4 bánh chạy trên mặt phẳng nghiêng xa nhất không năng lượng

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập, kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh ở lớp thực nghiệm được cải thiện rõ hơn so với các kỹ năng này của học sinh ở lớp đối chứng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu chứng minh giá trị của việc tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 trong việc cải thiện kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh.

2. Kiến nghị

Để tăng hiệu quả của việc vận dụng tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các kiến nghị:

- Vấn đề cơ sở vật chất nhà trường cần được cải thiện, trang bị thiết bị, đồ dụng học tập hiện đại giúp GV có điều kiện tổ chức dạy học theo PPDH tích cực. - Nhà trường khuyến kích và tạo điều kiện để GV và HS thực hiện tổ chức

DHTDA cho môn Công nghệ 11 và các môn học khác.

- GV cần chủ động tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực, tổ chức, định hướng hoạt động dạy học theo dự án giúp học sinh phát triển các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên môn của môn học.

- GV phối hợp nhiều PPDH tích cực để q trình học tập đạt kết quả cao. - Xây dựng các tiêu chí kiểm tra-đánh giá theo năng lực của từng cá nhân HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ GD&ĐT (2012) – Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2011 – 2020.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK

mơn Cơng nghệ lớp 11 PTTH, NXB Giáo dục.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện và kiểm tra đánh

giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng – chương trình giáo dục trung học môn Công nghệ - cấp trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Châu (2014), Dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trường THPT Bình

An, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Sư phạm kĩ thuật Thành phố Hồ

Chí Minh.

6. Nguyễn Văn Cường - Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học dự án -một phương pháp

có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục số 80.

7. Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại, Trường Đại học Potsdam, Hà Nội 8. Trần Việt Cường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học

mơn Tốn góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán, Luận án Tiến

sĩ giáo dục học, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Cường. Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp

dạy học ở trường trung học, Hà Nội

10. Nguyễn Văn Cường (2010), Berd Meier – Một số vấn đề chung đối với phương pháp dạy học ở trường THPT – Dự án phát triển giáo dục THPT (LOAN No 1979-VIE) – Bộ

giáo dục và đào tạo.

11. Nguyễn Văn Cường - Berd Meier (2014), Lý luận và dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29 NQ/TW, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Phương Hoa – Võ Thị Bảo Ngọc (2004), Tình hình vẫn dụng phương pháp

project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Bùi Hiền; Nguyễn Văn Giao; Nguyễn Hữu Quỳnh; Vũ Văn Tảo: Từ điển giáo dục học. NXB Từ điển Bách Khoa, 2001.

15. Đặng Thành Hưng, Trịnh Hồng Hà, Nguyễn Khải Hoàn, Trần Vũ Khánh (2012), Lí thuyết phương pháp dạy học, NXB Đại học Thái Nguyên.

16. Nguyễn Lân (2000). Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Dương Khư (1997), Chân dung các nhà tâm lý – giáo dục thế giới, thế kỉ XX,

NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Tuyết Nga – Nguyễn Thị Thanh Trà, “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự

án vào dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3”, Tạp chí Giáo dục số 249 (kì 1 – 11/2010).

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)