Các kỹ năng học sinh đạt được khi học môn Công nghệ 11 tại các trường

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 92)

9, Tp.Hồ Chí Minh

2.4. Thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp.

2.4.4. Các kỹ năng học sinh đạt được khi học môn Công nghệ 11 tại các trường

của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Các kỹ năng học sinh đạt được sau khi học môn Công nghệ 11 được thống kê ở bảng 2.4 như sau:

Kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt được các kỹ năng sau khi học môn Công nghệ 11, tỉ lệ học sinh đạt các kỹ năng chung như thu thập thông tin, làm việc nhóm chiếm tỉ lệ cao hơn, học sinh đạt các kỹ năng chuyên môn thấp hơn hẳn. Chỉ có 22.3% học sinh đạt được kỹ năng ứng dụng kĩ thuật vào cuộc sống, chỉ có 26% tỉ lệ học sinh đạt kỹ năng vẽ kĩ thuật và chỉ có 39% học sinh đạt kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng. Qua phỏng vấn, học sinh nhận định các kỹ năng vẽ kĩ thuật của cá nhân còn yếu, chưa đạt đúng tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật. Học sinh trường Long Trường cho biết, học sinh có năng khiếu về vẽ, về hình họa mới dễ dàng trong vẽ kĩ thuật. Đối với thiết kế kĩ thuật ứng dụng và liên hệ thực tiễn kĩ thuật ứng dụng vào cuộc sống, học sinh chưa được thực hành nhiều, khơng khí tổ chức học tập chưa cao, gây nhàm chán. Các kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng và liên hệ thực tiễn vào cuộc sống của học sinh còn thấp.

• Kết quả về kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của HS - Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh sau khi học môn Công nghệ 11 được phân

tích dựa vào bài kiểm tra “Lập bản vẽ kĩ thuật hình chiếu trục đo của vật thể”.

Hình 2.8. Kỹ năng Vẽ kĩ thuật của học sinh

Qua bài kiểm tra cho thấy, kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh sau khi học mơn Cơng nghệ 11 cịn yếu: Học sinh thực hiện bản vẽ kĩ thuật chưa đạt, các nét vẽ chưa chính xác, trình bày bản vẽ chưa khoa học và học sinh chưa liên hệ ứng dụng bản vẽ kĩ thuật vào thực tiễn. Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh

TT Kỹ năng vẽ kĩ thuật Mức

Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Vẽ và trình bày đúng kĩ thuật 20 5 140 35 190 47.5 50 12.5 2 Dùng đúng các loại nét vẽ 54 13.5 148 37 162 40.5 36 9 3 Vẽ đúng hình chiếu vng góc 80 20 168 42 136 34 16 4 4 Vẽ đúng hình chiếu trục đo của vật thể 60 15 128 32 152 38 60 15 5 Vẽ được hình cắt và mặt cắt 56 14 120 30 168 42 56 14

Như vậy, qua Phiếu đánh giá theo tiêu chí Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh (Chương 1 – Trang 40), thông qua các bài kiểm tra Vẽ kĩ thuật của học sinh. HS chỉ đạt mức trunh bình – khá cho đa số các tiêu chí: vẽ và trình bày đúng bản vẽ kĩ thuật, dùng đúng các loại nét vẽ và hình chiếu vng góc của vật thể; HS đạt mức yếu ở các tiêu chí vẽ hình chiếu trục đo và hình cắt và mặt cắt của vật thể.

- Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh sau khi học môn Công nghệ 11, GV yêu cầu “Thiết kế kĩ thuật ứng dụng dựa vào bản vẽ xây dựng”

Hình 2.9. Kỹ năng Thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh

Qua yêu cầu của GV cho thấy, kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh sau khi học mơn Cơng nghệ 11 cịn hạn chế: Học sinh chưa thực hiện được kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng, học sinh chưa có ý tưởng thiết kế kĩ thuật ứng dụng và thiết kế chưa có tính ứng dụng thực tiễn. Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng của học sinh

TT Kỹ năng thiết kế kĩ thuật Mức

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %

1 Thiết kế đúng yêu cầu 18 4.5 110 27.5 200 50 72 18 2 Có ý tưởng thiết kế sáng tạo 8 2 88 22 216 54 88 22 3 Xây dựng được kế hoạch

thiết kế

60 15 128 32 140 35 72 18

4 Thao tác thiết kế thành thục 52 13 94 23.5 218 54.5 36 9 5 Lập được bản vẽ kĩ thuật khi

thiết kế

24 6 104 26 160 40 112 28

6 Tinh thần làm việc nhóm và giải quyết vấn đề

32 8 96 24 200 50 72 18

Như vậy, thơng qua Phiếu đánh giá theo tiêu chí Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng cho thấy: Học sinh còn hạn chế về kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng: HS đạt mức trung bình – khá ở tiêu chí thiết kế đúng yêu cầu, thao tác thiết kế thành thục và tinh thần làm việc nhóm và giải quyết vấn đề; Học sinh cịn ở mức yếu đối với tiêu chí: lập được bản vẽ kĩ thuật khi thiết kế và ý tưởng thiết kế sáng tạo.

Tóm lại, việc nhận thức mơn học có vai trị quan trọng, giúp học sinh định hướng cho môn Cơng nghệ 11, hình thành thái độ tích cực với mơn học. Kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh cịn yếu sau khi học mơn Công nghệ 11, là động lực để giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận với học sinh, tổ chức dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, rèn luyện kỹ năng chung và kỹ năng chuyên môn của học sinh.

Khi tổ chức dạy học theo dự án cho môn Công nghệ 11, học sinh trường THPT Nguyễn Huệ nhận định: “đây là hình thức học tập tạo sản phẩm cụ thể”, “GV hướng dẫn một kế hoạch làm việc để tạo sản phẩm có tính ứng dụng cao”. Phần đơng học sinh chưa

hiểu thế nào là một dự án học tập. HS chưa nắm được rõ về hình thức tổ chức dạy học theo dự án. Chính vì vậy, học sinh chưa rèn luyện được các kỹ năng chuyên môn cần thiết về kĩ thuật, phát huy các kỹ năng chung khi học tập tích cực.

Tuy học sinh chưa húng thú với việc làm nhóm, vì mất nhiều thời gian, chưa lập kế hoạch học tập và khả năng làm việc nhóm khơng đồng đều. Nhưng khi phỏng vấn, môn Công nghệ 11 học sinh rất muốn tổ chức làm việc để tạo một sản phẩm thể hiện thẩm mỹ, tính ứng dụng cao thực tiễn, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cơ bản về kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật và tư duy sáng tạo kĩ thuật. Từ sản phẩm làm ra học sinh giới thiệu và khẳng định bản thân đã hồn thành cơng việc tốt, học sinh đạt được các kỹ năng sau khi kết thúc dự án: kỹ năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Kết luận chương 2

Để nghiên cứu thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh thì đề tài sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, đề tài đã thu được các kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học môn Công nghệ 11 như sau:

- Nhận thức của GV về mục tiêu và nội dung dạy học môn Công nghệ 11. - Phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9,

Tp. Hồ Chí Minh.

- Hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Nhận thức về vai trị của mơn Cơng nghệ 11 của HS tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Thái độ học tập môn Công nghệ 11 của học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Hoạt động học tập môn Công nghệ 11 của học sinh tại trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Các kỹ năng học sinh đạt được khi học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Trong q trình tổ chức giảng dạy mơn học Cơng nghệ 11 khơng ít những thuận lợi, nhưng cũng rất nhiều khó khăn để rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng cho học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Thực trạng thực tế của môn học này, ở những yếu tố cụ thể như sau:

- Hình thức tổ chức lớp học được giáo viên chú ý hơn, bằng cách kết hợp nhiều phương pháp dạy học, phù hợp với nội dung môn học và đối tượng học sinh, kết hợp lý thuyết với thực hành của môn học. Tuy nhiên, nội dung học tập nặng về lý thuyết, tính trừu tượng và khô khan như vẽ kĩ thuật, ứng dụng kĩ thuật.

- Nội dung môn Công nghệ 11 đầy đủ lượng kiến thức, kỹ năng, mục tiêu, thái độ cho học sinh. Nhưng giáo viên chưa liên hệ nội dung với thực tiễn. Thông qua nội dung bài học, xây dựng các dự án giúp học sinh trực tiếp thực hiện công việc làm ra sản phẩm để rèn luyện kỹ năng kĩ thuật cơ bản và kỹ năng chung liên hệ cuộc sống.

- Hình thức kiểm tra-đánh giá, giáo viên đã thơng báo đầy đủ, kế hoạch kiểm tra- đánh giá rõ ràng, giáo viên sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đảm bảo sự cơng bằng khách quan. Nhưng giáo viên chưa đánh giá đúng năng lực, kỹ năng, sự tiến bộ của cả quá trình học tập học sinh thể hiện.

- Giáo viên giảng dạy mơn Cơng nghệ ln có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát triển năng lực của học sinh. Học sinh mong muốn một mơi trường học tập đa dạng có lồng ghép lý thuyết với thực hành, được làm việc nhóm nhiều hơn, trải nghiệm và sáng tạo kỹ thuật nhiều hơn, cùng với sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên, cơ sở vật chất hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu học tập.

Giáo viên tổ chức dạy học theo dự án chưa thu được kết quả mong muốn vì chỉ tạo ra các sản phẩm đơn thuần, chưa phát huy hết tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng cho học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả học tập của học sinh chưa cao, để hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực của học sinh, việc vận dụng dạy học theo dự án vào từng bài học, từng chương học theo cách tổ chức dạy học hướng phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, nội dung học tập gắn liền với thực tiễn, các sản phẩm có tính tư duy sáng tạo nhiều hơn.

Chương 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT CỦA QUẬN 9, TP. HCM

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)