Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 52 - 55)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại một số trường mầm non thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

a) Nghiên cứu mô tả cắt ngang Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Trẻ em 36-59 tháng tuổi đang học tại 9 trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La: Chiềng Đen, Chiềng Lề, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Chiềng Sinh, Hua La, Quyết Tâm, Quyết Thắng.

- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh mạn tính đã được các cơ sở y tế chNn đốn.

- Trẻ có các khuyết tật về hình thể ảnh hưởng đến các số đo nhân trắc (gù, vẹo cột sống, bại liệt).

b) Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Trẻ em đã tham gia giai đoạn nghiên cứu mô tả cắt ngang, dân tộc Thái từ 36-59 tháng tuổi.

- Có chỉ số HAZ từ -3SD đến -1SD.

- Gia đình tự nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu. - Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ em.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh mạn tính và nhiễm khuNn nặng đã được các cơ sở y tế

chNn đoán.

- Trẻ thiếu máu ở mức độ nặng (Hemoglobin <70 g/L theo chNn đoán của cơ sở y tế).

- Trẻ mắc các khuyết tật hình thể có ảnh hưởng đến số đo nhân trắc (gù, vẹo cột sống, bại liệt).

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi Tây Bắc, có 12 dân tộc anh em (Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Mường, Dao, Lào, La Ha, Kháng, Hoa, Khơ Mú, Tày) cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Trong những năm gần đây, kinh tế, đời sống, các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục khơng ngừng được thay đổi song tình trạng thể lực của nguồn nhân lực Sơn La vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh Sơn La vẫn ở mức cao trong khu vực Tây Bắc và so với tồn quốc.

Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tơ Hiệu, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng Cơi và 5 xã gồm Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xơm, Hua La.

Xã Hua La nằm ở phía Tây Nam thành phố Sơn La có diện tích tự nhiên là 4.168 ha. Năm 2015, xã Hua La có 1.752 hộ với 7.917 nhân khNu được chia thành 15

bản. Xã có 5 thành phần dân tộc, trong đó, đông nhất là người Thái (chiếm gần 97%), thứ hai là dân tộc Kinh (khoảng 2%). Các dân tộc còn lại như dân tộc Mường, Tày, Hmông (chiếm khoảng 1%) chủ yếu là từ các nơi khác đến làm dâu, ở rể. Phần lớn cư dân Hua La canh tác nông nghiệp, các ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trường Mầm non Hua La có 8 điểm trường với 743 trẻ (năm học 2015-2016).

Xã Chiềng Xơm nằm ở phía Bắc thành phố Sơn La, diện tích 6.204 ha, có

1.490 hộ, 6.605 nhân khNu. Địa bàn được chia làm 12 bản, 02 tiểu khu. Xã Chiềng Xơm có 7 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Thái chiếm 92,7%, dân tộc Kinh chiếm 6,5%, còn lại là các dân tộc Mường, Tày, Chăm, Mông, Dao. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp - dịch vụ. Năm học 2015-2016, Trường mầm non

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2021. Chi tiết thời gian thực hiện như sau:

- Từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015: Liên hệ với chính quyền địa phương, các trường mầm non để triển khai thu thập số liệu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016: Điều tra ban đầu; triển khai can thiệp và điều tra kết thúc. Cụ thể:

- Đánh giá trước can thiệp: thực hiện tháng 10/2015.

- Thời gian can thiệp là 6 tháng: từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016. - Đánh giá kết thúc can thiệp: thực hiện tháng 5/2016.

- Từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2021: Nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu, viết báo cáo, công bố các kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)