Cỡ mẫu và chọn mẫu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 55 - 60)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu để ước tính một tỷ lệ [151]:

2 (1 / 2 ) 2 (1 ) p p n Z e     Trong đó:

+ n: Cỡ mẫu nghiên cứu.

+ : ở mức ý nghĩa thống kê 95% = 0,05; Z(1-/2): giá trị z thu được từ bảng z

ứng với giá trị = 0,05 là 1,96

+ e = 0,02 (Sai số tuyệt đối so với tỷ lệ thực)

+ p = Tỷ lệ SDD. Với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm ở Sơn La năm 2014 lần lượt là 21,7%, 34,4%, 10,3%.

Cỡ mẫu tính tốn điều tra về tỷ lệ SDD là 2168 đối tượng. Thực tế điều tra

2.3.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp [151]:

n =

2δ2 (Zα +Zβ)2

(µ1 - µ2)2

Trong đó:

+ n là cỡ mẫu cần thiết;

+ Z : độ chính xác mong muốn, với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96;

Z : lực mẫu mong muốn, với lực mẫu 80% thì Z = 0,84; + δ: là độ lệch chuNn giá trị trung bình của hai nhóm can thiệp;

+ μ -μ : chênh lệch giá trị trung bình về chỉ số nghiên cứu của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

* Cỡ mẫu nhân trắc:

- Cỡ mẫu theo sự thay đổi về cân nặng: Theo nghiên cứu của Trần Thị Lan [62]: δ = 1,0 kg; µ1-µ2 = 0,51 => n = 60.

- Cỡ mẫu theo sự thay đổi về chiều cao [62]: δ = 3 cm; µ1-µ2 =1,56 => n = 58

* Cỡ mẫu cho đánh giá chỉ số huyết học, miễn dịch:

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về nồng độ Hb [62]: δ = 9 g/L; ước tính sự khác biệt về µ1-µ2 =7 thì tính được cỡ mẫu là 26 trẻ/nhóm.

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về hàm lượng IgG [123]: δ = 5,9 g/L; ước tính sự khác biệt về µ1-µ2 =3,6 thì tính được cỡ mẫu là 42 trẻ/nhóm.

Cỡ mẫu theo sự thay đổi về hàm lượng IgM [123]: δ = 0,32 g/L; ước tính sự khác biệt về µ1-µ2 =0,31 thì tính được cỡ mẫu là 17 trẻ/nhóm.

* Cỡ mẫu cho đánh giá tình trạng bệnh tật

- Bệnh tiêu chảy: ước tính sự khác biệt về số lần mắc tiêu chảy giữa 2 nhóm vào cuối thời gian nghiên cứu [88] µ1-µ2= 0,2 và δ = 0,7 thì tính được cỡ mẫu là 39

trẻ/nhóm.

- N hiễm khuNn hơ hấp: ước tính sự khác biệt về số lần mắc nhiễm khuNn hô hấp giữa 2 nhóm vào cuối thời gian nghiên cứu [97] µ1-µ2= 0,1, δ = 0,6, cỡ mẫu xác định được là 57 trẻ.

* Cỡ mẫu điều tra khẩu phần

Áp dụng cơng thức sau:

Trong đó:

+ n: số mẫu cần điều tra

+ t: Phân vị chuNn (ở xác xuất 0,954, t = 2) + Z: độ tin cậy 95% (Z = 1,96);

+ : độ lệch chuNn của nhiệt lượng trung bình ăn khoảng 200kcal; + N: tổng số trẻ tham gia điều tra khoảng 300;

+ e: sai số cho phép khoảng 70kcal

Ta có: 22 x 2002 x 300

n = ----------------------------- = 36 (702 x 300) + (22 x 3002) Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu sẽ điều tra 36 khNu phần.

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu:

Tổng hợp cỡ mẫu để đánh giá hiệu quả can thiệp tới các chỉ số nhân trắc, huyết học, miễn dịch và tình trạng nhiễm khuNn, chọn cỡ mẫu lớn nhất là 60 cộng thêm khoảng 10% có thể bỏ cuộc, lấy trịn 70 trẻ/nhóm x 2 nhóm (1 nhóm chứng và 1 nhóm nghiên cứu) = 140 trẻ (thực tế, có 72 trẻ/nhóm tham gia vào nghiên cứu).

2.3.3. Chọn mẫu

Chọn chủ đích địa điểm nghiên cứu ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Chọn trường: Chọn 9 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Sơn La tham gia vào nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 5 trường tại 5 phường nằm ở trung tâm thành phố (Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu) và 4 trường nằm ở 4 xã ngoại ô (Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Chiềng Đen, Hua La). Các

trường tham gia nghiên cứu mặc dù có nhiều điểm trường lẻ nhưng giao thơng thuận lợi, dễ tập trung trẻ để thu thập số liệu đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời, Ban giám hiệu, cán bộ y tế và phụ huynh học sinh ủng hộ, nhiệt tình tham gia.

Chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

- Lập danh sách tất cả trẻ em 36-59 tháng tuổi học tại các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ tại 9 trường mầm non.

- Cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng tất cả trẻ em đủ điều kiện nghiên cứu. Số trẻ đủ điều kiện được cân đo và đánh giá TTDD cho nghiên cứu mô tả cắt ngang là 2471 trẻ.

Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp:

Sau khi đánh giá TTDD của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại 9 trường mầm non trên

địa bàn thành phố Sơn La, chọn chủ đích 2 trường mầm non vào nghiên cứu can thiệp

là trường mầm non Hua La (xã Hua La) và trường mầm non Chiềng Xơm (xã Chiềng Xơm) vì hai trường này có số lượng trẻ em dân tộc Thái đủ lớn (gần 300 trẻ); Số lượng trẻ SDD thể thấp cịi và có nguy cơ SDD thấp cịi cao, đảm bảo điều kiện tham gia nghiên cứu can thiệp. Bên cạnh đó, trường mầm non Hua La và trường mầm non

Chiềng Xơm nằm trên địa bàn hai xã có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng nhau. Chọn ngẫu nhiên nhóm chứng và nhóm can thiệp: Trẻ em nghiên cứu ở trường mầm non Hua La được chọn là nhóm chứng và và ở trường mầm non Chiềng Xơm

được chọn là nhóm can thiệp.

Bước 1: Sau khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chọn tất cả các trẻ em dân tộc

Thái có HAZ từ -3 đến -1 của 2 trường được chọn.

Bước 2: Lập danh sách các trẻ đáp ứng đủ các tiêu chuNn tham gia nghiên cứu (trường mầm non Hua La được 204 đối tượng, trường mầm non Chiềng Xôm được 183 đối tượng).

Bước 3: Tổ chức thông báo về nghiên cứu: Mời bố mẹ/người chăm sóc những

trẻ đáp ứng đủ tiêu chuNn đến họp và giới thiệu, giải thích về nghiên cứu. Cha

mẹ/người chăm sóc đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu thì sẽ ký vào bản cam kết.

Đảm bảo tối thiểu 70 đối tượng nghiên cứu ở mỗi trường.

Kết quả: Có 72 trẻ/trường đủ tiêu chuNn được cha mẹ/người chăm sóc đồng ý cho tham gia nên tổng số trẻ tham gia nghiên cứu tại thời điểm ban đầu là 72 x 2 = 144 trẻ.

Quá trình nghiên cứu được tóm tắt qua hình 2.2.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 55 - 60)