(Nguồn: Số liệu thống kê Viện Dinh dưỡng Quốc gia [60]) .
Qua các số liệu điều tra dịch tễ học trong phạm vi toàn quốc cho thấy, có sự khác biệt rất rõ rệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi giữa các vùng sinh thái trong cả nước (hình 1.11). Năm 2018, tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất là ở vùng Tây
Nguyên (32,7%), miền núi và trung du phía Bắc (25,4%), Bắc miền Trung và ven biển miền Trung (31,4%). Thấp nhất ở đồng bằng sông Hồng (20,4%) và Đông N am Bộ (16,8%) [61]. Một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ SDD cao như Lào Cai 40,7%, Hà Giang 38%, Cao Bằng 35%. Đặc biệt, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu dân tộc thiểu số tỷ lệ SDD thấp còi rất cao như trong nghiên cứu của Trần Thị Lan (năm 2012) ở nhóm tuổi 12-36 tháng dân tộc Pako và Vân Kiều ở Quảng Trị cũng cho biết tỷ lệ SDD thấp cịi chiếm tới 66,5% [62].
Hình 1.11. Tình trạng SDD thấp cịi trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái năm 2018
(Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia/Bộ Y tế [61])
Theo đánh giá chung, Việt Nam đã cải thiện đáng kể tình hình SDD trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã giảm mạnh, nhưng đằng sau chỉ số tổng hợp tồn quốc có nhiều cải thiện là sự chênh lệch lớn và gánh nặng “rất lớn” vẫn cịn tồn tại trong các nhóm dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó khăn. Khi phân tích kết quả năm 2015 được phân chia theo nhóm dân tộc đã cho thấy dân tộc Kinh có tỷ lệ SDD thể thấp còi là 17,5%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác là 31,4%. Trên thực tế, khoảng cách về tỷ lệ SDD thể thấp cịi giữa các nhóm dân tộc chiếm đa số và các nhóm dân tộc thiểu số đã nới rộng, từ mức chênh lệch 14,3% năm 2010 lên mức 16,4% năm 2015. Tình trạng SDD thể thấp cịi ở trẻ em từ các hộ gia đình dân tộc thiểu số không được cải thiện nhiều với tỷ lệ SDD thấp còi chỉ giảm 5,0% trong vòng 5 năm, so với mức giảm 7,1% ở trẻ em dân tộc Kinh [63].
Tình hình SDD thể nhẹ cân cũng có xu hướng tương tự, năm 2015, tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh là 5,5% so với tỷ lệ này trong các nhóm dân tộc khác là 8,6% [63]. Tình hình thiếu hụt dinh dưỡng tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây Ngun cịn nghiêm trọng hơn với tỷ lệ SDD cao nhất trong cả nước. Dữ liệu từ Khảo sát đa cụm chỉ số (MICS) năm 2014 [52] cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD thấp còi ở khu vực miền
20.4 28.4 25.4 32.7 16.8 22.4 0 5 10 15 20 25 30 35 Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi phía
Bắc
Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng sông Cửu Long T ỷ l ệ % Vùng sinh thái
núi phía Bắc (30,7%) và Tây Nguyên (34,9%) vẫn đang ở mức đáng báo động. Hệ quả là các nhóm dân tộc thiểu số chiếm đại bộ phận dân cư tại hầu hết (nhưng khơng phải tồn bộ) các tỉnh có tỷ lệ SDD thể thấp cịi ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất.
Bên cạnh thiếu dinh dưỡng, tình trạng thiếu VCDD ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt N am cũng còn rất phổ biến.
Tác giả Nguyễn Văn Nhiên và CS [65] khi nghiên cứu xác định tỷ lệ thiếu các nguyên tố vi lượng, thiếu vitamin A, thiếu máu và mối quan hệ của chúng đã điều tra trong một nghiên cứu trên 243 trẻ từ 12 đến 72 tháng tuổi ở nông thôn Việt Nam như sau: tỷ lệ thiếu hụt kẽm, selen, magiê và đồng lần lượt là 86,9%, 62,3%, 51,9% và 1,7%, 55,6% thiếu máu và 11,3% thiếu vitamin A, 79,4% trẻ em bị thiếu từ hai vi chất trở lên.
Điều tra tình hình thiếu vi chất ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự năm 2010 đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 29,1%, thuộc mức trung bình về YNSKCĐ [66]. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin<30ng/mL) là 49,1%. Tương tự, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt (cả Hemoglobin và Ferritin thấp) là 52,9%. Theo kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng [67], tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%).