Triển khai nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 65)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Triển khai nghiên cứu

2.5.1. Thời gian can thiệp: từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016 2.5.2. Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu 2.5.2. Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu sau khi được thông qua Hội đồng nghiên cứu khoa học và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia sau khi được thơng qua hội đồng khoa học, nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề tài. Nhóm nghiên cứu đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Sơn La, Ủy ban Nhân dân Thành phố Sơn La, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Sơn La để xin phép triển khai nghiên cứu.

- Đoàn nghiên cứu đã liên hệ với Ủy ban nhân dân xã và Ban Giám hiệu các trường mầm non trên địa bàn Thành phố, thông báo nội dung và thống nhất về kế hoạch triển khai, đối tượng, hình thức nghiên cứu.

2.5.3. Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu

- Tập huấn cho giám sát viên và điều tra viên: Giám sát viên và điều tra viên

được tập huấn về mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, cách lựa chọn trẻ tham

gia nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, cách tiến hành điều tra, các chỉ số và cách thu thập số liệu trong điều tra ban đầu, chăm sóc và theo dõi trẻ trong thời gian can thiệp và kết thúc can thiệp. Giám sát viên được tập huấn về cách theo dõi giáo viên cho trẻ sử dụng sản phNm bổ sung và thu thập thông tin về bệnh tật của trẻ.

- Tập huấn cho cán bộ y tế trường về mục đích, nội dung nghiên cứu và trách nhiệm của các cán bộ y tế trong thời gian nghiên cứu; Giám sát việc sử dụng sản phNm bổ sung; Cách xử trí khi trẻ bị ốm nặng, tổng hợp báo cáo về bệnh tật của trẻ trong thời gian nghiên cứu. Cán bộ y tế có trách nhiệm phân phối sản phNm bổ sung cho các lớp tại trường can thiệp.

- Tập huấn cho giáo viên mầm non phụ trách cho trẻ sử dụng sản phNm bổ sung và theo dõi sức khỏe của trẻ tại trường can thiệp: Các giáo viên mầm non được tập huấn về tổ chức triển khai cho trẻ sử dụng sản phNm bổ sung tại trường, theo dõi trẻ

ăn cháo, ghi chép vào sổ theo dõi phân phát và sử dụng sản phNm bổ sung hàng tuần.

Các cô giáo phụ trách lớp được tập huấn về cách nhận biết và xác định khi trẻ bị bệnh,

sổ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

2.5.4. Triển khai nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Dựa trên danh sách trẻ em tại 9 trường mầm non, lập danh sách toàn bộ trẻ em các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ đủ tiêu chuNn và được sự đồng ý của gia

đình được tham gia nghiên cứu mơ tả cắt ngang.

- Nhóm nghiên cứu tiến hành cân và đo cân nặng và chiều cao của trẻ em. Các số liệu nhân trắc sẽ được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

2.5.5. Triển khai nghiên cứu can thiệp

Bước 1: Lựa chọn trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp:

- Lập danh sách tất cả trẻ em người dân tộc Thái tại trường mầm non Hua La và trường mầm non Chiềng Xơm có HAZ từ -3 đến -1.

- Tổ chức buổi họp cho các phụ huynh của những trẻ em trên để thơng báo mục đích, kế hoạch nghiên cứu, giải thích các thắc mắc về nghiên cứu và tổ chức kí cam kết tự nguyện cho trẻ em tham gia nghiên cứu.

Tại mỗi trường, có 72 trẻ được cha mẹ tự nguyện cho tham gia nghiên cứu. Số trẻ tham gia nghiên cứu là 144 trẻ.

Bước 2: Phân nhóm nghiên cứu:

- Nhóm chứng: Là nhóm trẻ em dân tộc Thái 36-59 tháng tuổi đang học bán

trú tại trường mầm non xã Hua La.

- Nhóm can thiệp: Là nhóm trẻ em dân tộc Thái 36-59 tháng tuổi đang học bán

trú tại trường mầm non của xã Chiềng Xôm.

Bước 3: Thu thập thông tin trước can thiệp:

- Phỏng vấn bà mẹ của trẻ về các thông tin chung về bà mẹ, thơng tin kinh tế hộ gia đình và tình hình bệnh tật của trẻ 2 tuần qua.

- Nhân trắc: Sử dụng kết quả đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ thu thập

được trong giai đoạn nghiên cứu cắt ngang.

- Điều tra khNu phần của trẻ bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua, hỏi liên

tiếp về tiêu thụ thực phNm trong 3 ngày để xác định giá trị dinh dưỡng trung bình của khNu phần của mỗi nhóm tại thời điểm trước can thiệp.

- Xét nghiệm máu: Lấy máu làm xét nghiệm chỉ số huyết học (nồng độ

Hemoglobin huyết tương) và chỉ số miễn dịch (IgG, IgM) để xác định giá trị trung bình của mỗi nhóm tại thời điểm trước can thiệp.

Bước 4: Can thiệp:

Nhóm can thiệp: 72 trẻ em mầm non tại trường mầm non Chiềng Xôm được sử dụng mỗi ngày 1 gói sản phNm bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm x 5 ngày/tuần x 26 tuần. Hàng ngày khi trẻ đến trường mầm non, giáo viên mầm non sẽ trộn 1 gói sản phNm vào bát cháo cho trẻ ăn vào bữa chiều. Trẻ vẫn duy trì chế độ ăn hàng ngày bình thường. Cha mẹ/người chăm sóc trẻ được hướng dẫn cụ thể về cách trộn sản phNm bổ sung vào cháo cho trẻ ăn vào thời gian trẻ nghỉ học ở nhà. Đồng thời, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cũng được hướng dẫn cách theo dõi, ghi chép thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.

Nhóm chứng: 72 trẻ em mầm non tại trường mầm non Hua La được ăn cháo vào bữa phụ chiều tại trường mầm non trong thời gian 26 tuần. Trẻ vẫn duy trì chế

độ ăn hàng ngày bình thường.

- Cấp phát và theo dõi sử dụng sản phNm bổ sung: Tại trường mầm non can thiệp (trường mầm non Chiềng Xôm), sản phNm bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng

ấm được cung cấp 2 tuần 1 lần cho cán bộ y tế trường. Giáo viên mầm non nhận số

sản phNm bổ sung cho trẻ hàng tuần từ cán bộ y tế. Hàng ngày, giáo viên mầm non sẽ trộn sản phNm bổ sung vào cháo cho trẻ ăn (mỗi trẻ một ngày 1 gói, 5 gói 1 tuần) trong suốt thời gian can thiệp 26 tuần.

Căn cứ và số liệu ghi chép của nhà trường tính tốn ra số ngày sử dụng sản phNm, số lượng sản phNm của từng trẻ. Với những trẻ tiêu thụ >70% số lượng sản phNm được coi là đạt tiêu chuNn dùng đủ số lượng và được đưa vào xử lý số liệu (kết quả: có 65 trẻ nhóm chứng và 68 trẻ nhóm can thiệp đảm bảo yêu cầu).

- Theo dõi tình hình bệnh tật của trẻ: Giáo viên mầm non phụ trách các lớp có trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp phát hiện các trường hợp trẻ nghiên cứu có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề phát sinh khi sử dụng sản phNm bổ sung, đặc biệt là triệu chứng của tiêu chảy và NKHH, báo cáo cho nhân viên y tế, cán bộ phụ trách đề tài. Ghi chép thông tin về thời gian mắc tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp vào sổ theo dõi tình trạng sức khỏe. Tổng hợp thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi đợt nhiễm khuNn, số lần và số ngày mắc nhiễm khuNn.

Bước 5: Điều tra kết thúc can thiệp:

- N hân trắc: Cân đo cân nặng và chiều cao của trẻ em hai nhóm, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từng nhóm.

- Điều tra khNu phần của trẻ bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua, hỏi tiêu thụ

thực phNm trong 3 ngày liên tục để xác định giá trị dinh dưỡng trung bình của khNu phần của mỗi nhóm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu.

- Xét nghiệm máu: Lấy máu làm xét nghiệm chỉ số huyết học (nồng độ

Hemoglobin huyết tương) và chỉ số miễn dịch (IgG, IgM) để xác định giá trị trung bình của mỗi nhóm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu.

- Đưa vào phân tích số liệu với những trẻ sử dụng đủ số sản phNm (sử dụng

trên 70% số sản phNm - trên 91 gói sản phNm) và có đầy đủ các số liệu về nhân trắc, huyết học, miễn dịch. Kết quả: N hóm chứng có 65 trẻ, nhóm can thiệp có 68 trẻ.

2.5.6. Giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp

Người chịu trách nhiệm giám sát chính trong q trình can thiệp là nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của nhân viên y tế trường mầm non, cán bộ nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Nhiệm vụ của các giám sát viên:

- Cán bộ nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia: Giám sát thường xuyên, nhất là trong thời gian đầu triển khai nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu.

- N ghiên cứu sinh thực hiện hoạt động giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng thường xuyên, liên tục hàng tuần trong tháng đầu triển khai và sau đó là 2 tuần/một lần. Nghiên cứu sinh họp với nhân viên y tế trường, giáo viên mầm non và kiểm tra việc ghi chép phân phối và theo dõi sử dụng sản phNm. Nghiên cứu sinh cùng các trường mầm non giải quyết các khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai.

2.6. Sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm

2.6.1. Thành phần của sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm

Sản phNm bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm được nghiên cứu và sản xuất tại Trung tâm thực phNm dinh dưỡng,Viện Dinh dưỡng. Sản phNm là sự kết hợp của

đa VCDD và bột lá Riềng ấm.

B3, B6, B12, axit folic, vitamin C, Sắt, Kẽm, Đồng, Selen, Iot), L-lysine, maltodextrin. Các thành phần bổ sung VCDD đã dựa vào các khuyến nghị của WHO [158] để kết cấu lượng vi chất bổ sung phù hợp với nhóm tuổi.

Bột lá Riềng ấm:

Hình 2.3. Sản phẩm Bột lá Riềng ấm - Phịng thí nghiệm Makise Lifeup (Nhật Bản)

- Bột lá Riềng ấm là một sản phNm được nghiên cứu và sản xuất tại phịng thí nghiệm Makise Lifeup (Nhật Bản).

- Sản phNm bột lá Riềng ấm là sản phNm đầu tiên của phịng thí nghiệm Makise Lifeup. Thơng qua kỹ thuật lên men truyền thống, lá cây Riềng ấm được tán thành bột nhỏ và được bán trên thị trường với tên gọi “JIPANG Ginger - Bột lên men của lá Alpinia zerumbet-Makise” hoặc “Bột lá Riềng ấm” và còn được gọi là Shell Ginger [148]. Sản phNm có tác dụng duy trì và cải thiện sức khỏe.

Bảng 2.3.Thành phần Polyphenol trong 100g sản phẩm bột lá cây Riềng ấm

Thành phần Hàm lượng/100mg Polyphenol 3,01 mg Cholorogenic axit 0,02 mg Ferulic axit 0,45 mg Quercetin 0,029 mg Kaemferol 0,017 mg

- Thành phần của bột lá Riềng ấm: Chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxi hóa như axit ferulic, quercetin, kaempferol, axit chlorogenic, epicatechin, catechin và những chất khác.

- Sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá cây Riềng ấm

- Sản phẩm bổ sung đa VCDD và bột lá cây Riềng ấm được nghiên cứu và sản

xuất tại Trung tâm Thực phNm dinh dưỡng,Viện Dinh dưỡng.

Bảng 2.4. Thành phần 1 gói (1g) sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm

Thành phần Hàm lượng/gói

Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 36-59 tháng tuổi

(%/ngày) [155] Vitamin A 400 µg 80 – 100 Vitamin B1 0,5 mg 71,4 Vitamin B2 0,5 mg 62,5 Vitamin B6 0,5 mg 100 Vitamin B12 0,9 µg 90 Vitamin C 30 mg 75 Vitamin D 5 µg 33,3 Vitamin E 5 mg 111,1 Axit folic 150 µg 100 Niacin 6 mg 133,3 Đồng 0,56 mg 127,3 Iot 90 µg 90 Sắt 10 mg 181,8 Kẽm 4,1 mg 85,4 Selen 17 µg 85 L-Lysine 160 mg Bột lá Riềng ấm 200 mg

Hình 2.4. Sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm

- Thành phần: Hỗn hợp vitamin và chất khoáng (A, D, E, C, B1, B2, B3, B6,

B12, axit folic, vitamin C, Sắt, Kẽm, Đồng, Selen, Iot), L-lysine, maltodextrin và bột lá cây Riềng ấm.

- Công dụng: Bổ sung đa VCDD và bột lá cây Riềng ấm nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch.

- Cách dùng: Trộn vào cháo hoặc thức ăn đã nấu chín và cho trẻ ăn.

2.6.2. Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm

Việc kiểm nghiệm sản phNm được thực hiện tại khoa Hóa thực phNm và khoa Vi sinh thực phNm và Sinh học phân tử,Viện Dinh dưỡng.

- Chỉ tiêu kiểm nghiệm:

+ Chỉ tiêu hóa học và hóa lý: Độ Nm, vitamin và khoáng chất (A, D, E, C, B1,

B2, B3, B6, B12, axit folic, vitamin C, sắt, kẽm, đồng, selen, iot), lysine, maltodextrin, Cholorogenic axit, Ferulic axit, Quercetin, Kaemferol.

+ Chỉ tiêu vi sinh: Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E. Coli, B.cereus, C.perfringens, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc.

- Đánh giá lại chất lượng sản phNm sau 6 tháng sản xuất: Sản phNm được kiểm tra lại chất lượng sau thời gian bảo quản 6 tháng ở điều kiện thường, để trong tủ kín, khơ ráo, thống mát, ở nhiệt độ phịng.

2.6.3. Đánh giá mức độ chấp nhận sản phẩm

Trước khi đưa sản phNm vào sử dụng cho nghiên cứu can thiệp, sản phNm đã

được đánh giá mức độ chấp nhận.

- Đối tượng tham gia đánh giá: 30 trẻ em mầm non 36-59 tháng tuổi.

- Thời gian và địa điểm đánh giá: 2 tuần tại trường mầm non Chiềng Xôm,

thành phố Sơn La.

- Phương pháp tiến hành và chỉ tiêu đánh giá:

+ Tiến hành: Giáo viên và điều tra viên trộn 1 gói sản phNm vào bát cháo cho mỗi trẻ, theo dõi trẻ trong khi ăn và sau khi ăn cân lại lượng thực phNm thừa và điền vào phiếu đánh giá. Sản phNm được chấp nhận đối với trẻ khi hầu hết các trẻ chấp nhận ăn sản phNm này.

+ Chỉ tiêu đánh giá:

 Tính chất cảm quan: Màu sắc, mùi, vị, trạng thái của bát cháo đã được trộn sản phNm theo các mức độ ưa thích của trẻ: Thích, chấp nhận, khơng thích.

 Lượng cháo trẻ đã ăn: Kiểm tra, ước lượng lượng cháo mà trẻ ăn được và

điền vào mẫu phiếu theo dõi: Hết suất, 2/3 suất, 1/3 suất.

 Các phản ứng của trẻ khi ăn cháo: Theo dõi trẻ khi ăn cháo có bổ sung sản phNm và điền vào mẫu phiếu với các phản ứng: nơn, trớ, dị ứng, bình thường.

 Tính chất phân của trẻ sau khi sử dụng sản phNm: Táo bón, ỉa chảy, bình thường, khác (phân sống ...)

- Liều lượng: Trẻ 36-59 tháng tuổi sử dụng 1gói/ngày. - Kết quả đánh giá mức độ chấp nhận sản phNm:

 Tính chất cảm quan: Có khoảng trên 90% trẻ thích và chấp nhận màu sắc, mùi, vị và trạng thái sản phNm của cháo bổ sung đa VCDD và bột lá cây Riềng ấm,

tỷ lệ trẻ khơng thích chỉ chiếm 3,6-6%. Một số ngày đầu, có một số trẻ chưa quen với mùi, vị của sản phNm nên chưa thích ăn, sau đó trẻ tập ăn quen dần và ngày càng thích

ăn sản phNm.

 Lượng cháo trẻ đã ăn: Trong suốt thời gian đánh giá mức độ chấp thuận sản phNm, 100% trẻ đều ăn hết từ 1/3 suất trở lên, khơng có trẻ nào bỏ bữa. Khơng có trẻ nào sau khi ăn bị nôn trớ và dị ứng, tỷ lệ số bữa trẻ ăn ngon miệng chiếm 67,7%.

 Các phản ứng của trẻ khi ăn cháo: Khơng có trẻ nào sau khi ăn bị nôn trớ

và dị ứng, tỷ lệ số bữa trẻ ăn ngon miệng chiếm 67,7%

 Tính chất phân của trẻ sau khi sử dụng sản phNm: Theo dõi tính chất phân của trẻ trong thời gian 1 tuần đánh giá mức độ chấp nhận sản phNm, chúng tơi khơng thấy có trẻ nào bị tiêu chảy và táo bón, cả 30 trẻ đều có biểu hiện tính chất phân bình thường.

Như vậy, đánh giá mức độ chấp nhận của sản phNm bổ sung đa VCDD và bột

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)