Nhóm Số lượng
mắc bệnh
Thời gian từ khi can thiệp
đến khi mắc bệnh (ngày) p Nhóm chứng (n = 65) 41 (63,1) 102 (70 - 174) 0,4 Nhóm can thiệp (n = 68) 38 (55,9) 120 (79 - 173)
Số liệu trình bày theo tần số (%) và trung vị (95%CI); p: sử dụng kiểm định Log-rank.
Số lượng trẻ mắc tiêu chảy ở nhóm chứng là 41 trẻ, nhóm can thiệp là 38 trẻ. Trung bình vào ngày thứ 102, trẻ em nhóm chứng mắc tiêu chảy lần đầu, ở nhóm can thiệp vào ngày thứ 120. N hư vậy, thời gian từ khi can thiệp đến ngày mắc tiêu chảy lần đầu của trẻ em nhóm can thiệp dài hơn so với trẻ em nhóm chứng nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 3.7 cho thấy, vào ngày thứ 50, 100, 150 sau khi can thiệp, ở nhóm
chứng lần lượt có 17 trẻ, 32, 38 trẻ đã mắc tiêu chảy lần đầu tiên; ở nhóm được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm lần lượt là 15, 32, 35 trẻ mắc tiêu chảy lần đầu. Tỷ lệ mắc mới tích lũy ở cuối thời điểm can thiệp là 63,1% (nhóm chứng) và 55,9% (nhóm can thiệp).
Bảng 3.28. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp
Mơ hình phân tích Cox HR (95%CI) p
Đơn biến 0,82 (0,53 - 1,27) 0,371
Đa biến 0,72 (0,45 - 1,17) 0,187
Sử dụng mơ hình phân tích Cox đơn biến để phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc bệnh lần đầu tích lũy từ khi can thiệp theo hai nhóm và phân tích đa biến khi điều chỉnh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh (đặc điểm của trẻ: Tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, nồng độ Hemoglobin, IgG, IgM tại thời điểm ban đầu; Đặc điểm của bà mẹ: Độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con trong gia đình và kinh tế hộ gia đình). Kết quả cho thấy nhóm được can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm có nguy cơ mắc tiêu chảy lần đầu tính từ khi can thiệp tương tự với nhóm khơng được can thiệp bổ sung (HR = 0,82 (0,53 - 1,27) và 0,72 (0,45 - 1,17), p>0,05) (bảng 3.28 và biểu đồ 3.8).
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc tiêu chảy lần đầu tích lũy từ khi can thiệp