Tỷ lệ thiếu vitamin Aở trẻ em trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 25 - 27)

Một nghiên cứu hệ thống về tình trạng thiếu hụt vitamin A tại 204 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 1990-2019 thiếu hụt vitamin A vẫn là một gánh nặng toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara [54].

1.1.4.3. Tình trạng thừa cân, béo phì

Xu hướng thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt cao ở các nước phát triển, song nó khơng chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà cịn gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu VCDD vẫn cịn phổ biến [55], [56].

Có khoảng 38,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, chiếm khoảng 5,6% năm 2019, tăng 8,3 triệu so với khoảng 30,3 triệu năm 2000 (4,9%) [33]. Xu hướng gia tăng tình trạng thừa cân được ghi nhận ở hầu hết các vùng trên thế giới, không chỉ xảy ra ở các quốc gia phát triển, nơi có tỷ lệ cao nhất (15%). Tại Châu Phi, ước tính tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân tăng từ 4% (năm 1990) lên khoảng 7%. Tỷ lệ trẻ em thừa cân ít gặp hơn ở Châu Á (5%) nhưng so dân số Châu Á nhiều hơn nên số lượng

trẻ em thừa cân ở Châu Á vào khoảng 17 triệu và Châu Phi có khoảng 12 triệu. Dự

đoán, số lượng trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt

là ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, đNy các quốc gia này đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng [57].

Hình 1.9. Sự thay đổi tỷ lệ và số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và thừa cân giai đoạn 2000 – 2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, World Bank Group, 2020)

1.1.5. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đã được cải thiện trong những năm gần đây: Việt Nam đã đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở cấp ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YN SKCĐ) trung bình; suy dinh dưỡng thể thấp cịi ở ranh giới giữa cấp độ trung bình và cao; suy dinh dưỡng thể gầy còm vẫn nằm ở mức độ YNSKCĐ trung bình [58]. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi là 17,5%,

thể thấp còi là 29,3%, thể gầy còm là 7,1%.

Kết quả điều tra dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi năm 2018 cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em đã giảm mạnh [59]. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi chung của cả nước là đã giảm xuống còn 12,8%, SDD thể thấp còi cũng giảm còn 23,2% và SDD thể gầy còm vẫn còn 6,5%. Tuy nhiên, với tỷ lệ này, Việt N am vẫn

cịn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ SDD thể thấp còi cao trên thế giới. Bên cạnh

đó, tỷ lệ thừa cân/béo phì vẫn có xu hướng tăng dần lên 9,2%.

Hình 1.10. Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (2008 – 2018)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố (Trang 25 - 27)