7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết chế văn hóa trong
3.2.4. Giải pháp quản lý các hoạt động tại thiết chế văn hóa
Tiếp tục nâng cao và quản lý các hoạt động tại TCVH từ xã đến thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp xã và cấp thôn. Thực hiện tốt các phong trào thi đua do UBND huyện phát động. Đồng thời quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở vật chất tại các thiết chế để phục vụ các hoạt động văn hóa và việc quản lý cũng dễ dàng hơn.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TCVH cơ sở địi hỏi có cách tiếp cận mới, cụ thể như khơng ngừng việc xây dựng, hồn thiện hệ thống TCVH, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân tham gia hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng. Đây cũng là cơ hội để hệ thống TCVH cơ sở khẳng định và phát huy vai trò khả năng, trách nhiệm của mình trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thơn văn hóa, xây dựng con người, gia đình, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững.
Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ về thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, câu lạc bộ thơ... từ đó bầu chủ nhiệm, tổ trưởng, xây dựng nguồn quỹ, cơ chế nội quy hoạt động sinh hoạt của câu lạc bộ để góp phần xây dựng hoạt động hiệu quả các TCVH trên địa bàn xã.
UBND xã đặc biệt và trực tiếp là cán bộ công chức văn hóa - xã hội cũng cần phải nắm bắt được các câu lạc bộ về văn hóa hiện nay đang sinh trên địa bàn xã, gồm bao nhiêu câu lạc bộ, bao nhiêu thành viên, phương thức hoạt động như thế nào, nguồn quỹ hoạt động chủ yếu lấy từ đâu...từ đó tham mưu cho đảng chính quyền địa phương, cấp trên để câu lạc bộ đó hoạt động hiệu quả, đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các câu lạc bộ từ đó giải quyết những khó khăn vướng mắc mà các câu lạc bộ đang gặp phải.