Quản lý hoạt động và sử dụng nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thiết chế văn hóa trong xâydựng nông

2.2.5. Quản lý hoạt động và sử dụng nguồn kinh phí

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước của từng năm, các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của từng năm, căn cứ văn bản hướng dẫn phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM hàng năm, UBND xã ban hành nhiều tờ trình xin hỗ trợ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM xã Dân Lực.

Hằng năm nguồn ngân sách nhà nước vẫn dành riêng một phần kinh phí cho sửa chữa và nâng cấp các TCVH tại địa phương. Năm 2018 địa phương đã nâng cấp, sửa chữa và làm mới các nhà văn hóa thơn, sân bóng xã, cơng sở, hội trường xã, nhà tưởng niệm liệt sĩ với tổng số đầu tư của nhà nước là hơn 16 tỷ.

Huy động đóng góp của nhân dân tại các nhà văn hóa ngồi vốn của nhà nước hỗ trợ gần 2,5 tỷ.

Bảng 2.9. Cơ chế chính sách nguồn vốn TCVH để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn xã Dân Lực

[Nguồn: UBND xã Dân Lực, 2021]

TT Loại văn bản Số, ngày, tháng ban hành Mục tiêu

Nội dung chủ yếu của cơ chế chính sách Ghi chú 1 Nghị quyết HĐND 26/3/2018 Kích cầu ngân sách xã Cơ chế hỗ trợ xây mới, nâng cấp sữa chữa nhà VH thôn 2 Quyết định 20 tháng 12 năm 2018 Kích cầu ngân sách xã Hỗ trợ xây mới, nâng cấp sữa chữa

nhà VH thơn

Bảng 2.10. Cơ chế phân bổ nguồn kinh phí về TCVH để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020

trên địa bàn xã Dân Lực

TT Đơn vị (thôn) Xây dựng năm Nhà văn

hóa thơn Kinh phí

Nhà văn hóa xã Kinh phí Xây mới Nâng cấp NSNN Xã hội hóa Xây mới Nâng cấp 1 Hội Trường xã 1993 - - - - x - 4.032 2 Công sở 1993 - - - - x - 6.228 3 Thiện Chính 1992 x - 140 252,784 - - - 4 Tiên Mộc 1994 - x 100 222,732 - - - 5 Ân Mọc 1993 - x 80 100,672 - - - 6 Xuân Tiên 1994 - x 140 156,670 - - - 7 Phúc Hải 1995 - x 80 177,506 - - - 8 Thị Tứ 2000 x - 210 555,784 - - - 9 Đô Trang 1995 x - 140 410,560, - - - 10 Đô xá 1993 x - 140 270,250 - - - Tổng 1.030 2.146.958

Đến nay xã Dân Lực đã có 8/8 nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH,TT&DL. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa và thể thao, phần lớn được xây dựng khá khang trang, kiến trúc cơ bản phù hợp điều kiện, phong tục tập quán địa phương. Ở nội dung này tơi có trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với ông Lê Văn Sinh, trưởng thôn Đô Xá, và được ông chia sẻ: “Tại thơn có 198 hộ trong đó 34 hộ theo đạo, gồm 742 khẩu các khẩu được miễn như tàn tật, thần kinh là 7 khẩu, khẩu vắng nhà tạm thời chưa thu là 56 khẩu, số khẩu còn lại phải thu là 679 khẩu. Thu mỗi khẩu 300.000 đồng lâu nay dân đến họp tại nhà văn hóa khơng có nơi ngồi, trời nắng thì nóng, trời mưa thì dột. Việc xây dựng mới là một việc nhân dân trong thôn thấy cấp

bách, cần thiết nên được tất cả nhân dân trong thơn đồng tình ủng hộ. Thậm chí có gia đình cịn ủng hộ thêm 10 triệu đồng ngồi số tiền gia đình anh phải nộp như anh Nguyễn Văn Khắc. Số tiền sau khi được huy động thì giao cho mua vật liệu xây dựng, tiền cơng thợ…đều có các biên bản ký tên rõ ràng và thông báo cho nhân biết các khoản. Đến nay NVH-KTT thôn đã đi vào hoạt động người dân đều hài lịng và khơng có người dân nào có ý kiến khác”

[phỏng vấn ngày 16/4/2021].

Nhìn chung, quá trình quản lý hoạt động huy động và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nhất là tiêu chí liên quan đến các TCVH thì địa phương được đánh giá là đã chủ động, tập trung lồng ghép có hiệu quả vốn của các dự án khác với xây dựng NTM. Việc huy động người dân, cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng NTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động q sức dân. Các nguồn vốn nói chung được sử dụng có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực…Sự đồng lịng và cách làm hiệu quả của các thơn đã lan tỏa phong trào xây dựng NTM trên địa bàn xã Dân Lực, người dân trong tồn xã đã tích cực đóng góp cơng sức, tiền của để xây dựng, nâng cấp NVH - KTT thơn với tổng số tiền đóng góp trị giá hơn 2 tỷ đồng. TCVH được xây dựng đảm bảo tiêu chí đã góp phần quan trọng giúp xã hồn thành 19/19 tiêu chí NTM cuối năm 2019.

Việc xây dựng NTM trên địa bàn xã nhất là việc quản lý TCVH đã đạt được những kết quả thành tựu to lớn, là đòn thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn tồn xã. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương nhận thức sâu sắc về vai trò của việc quản lý TCVH đối với quá trình xây dựng và phát triển KTXH của địa phương. Mơi trường văn hóa có những bước chuyển biến quan trọng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, đơn

vị văn hóa…phát triển rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều tiến bộ. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao. Nhiều hạng mục cơng trình, TCVH được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đến nay xã đã có TTVH-TT xã đạt chuẩn với quy mơ từ 250 chỗ ngồi trở lên, được đầu tư các trang thiết bị như bàn ghế, hệ thống âm thanh, sân khấu, tủ sách, ngồi TTVH-TT xã cịn có sân bóng chuyền, cầu lơng, bóng bàn, 02 tủ sách pháp luật được đặt tại trụ sở UBND xã.

Hệ thống TCVH, thể thao thôn trên địa bàn xã hiện có 8/8 thơn có NVH -KTT đạt chuẩn; các nhà văn hóa thơn đều có hội trường, sân khấu trang thiết bị thiết yếu như: tủ, giá sách, báo, tạp chí, thiết bị truyền thanh và các cơng trình phụ trợ khác…các khu thể thao thơn đã có sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân cầu lơng, bóng bàn. Nhìn chung, các nhà văn hóa, khu thể thao thơn hiện nay đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Nhân dân, là nơi để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổ chức học tập cộng đồng, một số nơi còn để tổ chức các đám cưới theo nếp sống mới cho Nhân dân trong thôn.

Tuy nhiên hiện TTVH-TT xã vẫn chưa có phịng truyền thống theo Thông tư số 12/2010/BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL. Tủ sách pháp luật ở xã còn thấp, số lượng sách báo còn nghèo nàn, số lượng người đến đọc sách, báo rất ít. Mặc dù, được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng hiện tại trên địa bàn xã một số nhà văn hóa khơng đạt tiêu chuẩn nếu theo tiêu chí NTM nâng cao; khơng có tủ sách theo quy định; nhiều nhà văn hóa cơng tác vệ sinh môi trường khu vực nhà văn hóa chưa được quan tâm, thiếu hạng mục cơng trình phụ trợ, cây xanh.

Cơng năng sử dụng một số nhà văn hóa chưa cao, thậm chí chưa đúng mục đích, các hoạt động văn hóa, văn nghệ chưa phong phú, đa dạng, hiệu quả chưa cao. Chế độ đãi ngộ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở địa phương cịn thấp; Cơng tác thơng tin, tun truyền trên hệ thống loa của một số thôn làm chưa tốt, chưa thường xuyên, kịp thời và sâu rộng, có thơn làm cịn mang tính hình thức, đối phó, chưa tập hợp được sức mạnh của các đoàn thể quần chúng. Ban chủ nhiệm thơn kém về trình độ chuyên môn, tổ chức, triển khai phong trào nên hiệu quả cơng việc cịn chưa cao. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ cũng được chú trọng song vẫn chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Kinh phí đầu tư xây dựng các TCVH, thể thao chủ yếu từ nguồn xã hội hóa, ngân sách nhà nước và địa phương rất ít. Kinh phí dành cho hoạt động văn hóa ít, khơng đủ để tổ chức các hoạt động. Công tác quy hoạch, xây dựng các thiết TCVH, thể thao tại địa phương thiếu tính liên kết.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 73)