Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thiết chế văn hóa trong xâydựng nông

2.2.2. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trên địa bàn xã hiện nay, 100% nhà văn hóa đều đạt tiêu chí theo Thơng tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của TTVH-TT xã và Thông tư số 06/2011/TT-

BVHTTDL ngày 8/03/2011 Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của NVH-KTT thơn của Bộ VH,TT&DL...Năm 2018 được sự hỗ trợ nguồn vốn của cấp trên, phát huy xã hội hóa trong nhân dân xã Dân Lực bắt đầu tiến hành xây dựng các thiết chế trên địa bàn xã. Hệ thống các TCVH đều có được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho các hoạt động TCVH. Hiện nay, xã Dân Lực đang trong quá trình phấn đấu thực hiện phong trào xây dựng NTM nâng cao, toàn xã đã tiến hành đầu tư trang bị về cơ sở vật chất cho các NVH trên địa bàn xã. Bởi vậy, TTVH-TT xã và 8/8 nhà văn hóa thơn đều có tăng âm, loa đài, bàn ghế phục vụ hội họp và các buổi sinh hoạt chung, 100% nhà văn hóa có tủ sách với nhiều đầu sách báo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi một nhà văn hóa thơn đều có từ 100 ghế ngồi trở lên có thơn sử dụng ghế băng, có thơn sử dụng ghế ngồi. Mỗi thơn có 01 bộ tăng âm loa đài đảm bảo hoạt động tốt. Tại TTVH-TT xã có 350 ghế ngồi, 01 bộ tăng âm loa đài chất lượng tốt kết nối được đàn đảm bảo cho các buổi giao lưu văn nghệ tại xã. Tất cả cơ sở vật chất đều được bảo quản tại TTVH-TT xã và các Nhà văn hóa thơn. Việc quản lý cơ sở vật chất tại các Trung tâm TTVH-TT xã do cơng chức văn hóa xã hội xã quản lý. Tại các nhà văn hóa thơn đều do cấp Ủy, chính quyền của thơn phân công người phụ trách hoạt động, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị chủ yếu là giao cho một hộ bên cạnh nhà văn hóa trơng coi qt dọn vệ sinh.

Mặt khác, nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cũng như đầu tư trang thiết bị thường xuyên ở nhà văn hóa như: chi trả tiền điện, tiền nước, trang trí khánh tiết và các nội dung hoạt động chủ yếu được trích từ ngân sách xã và nguồn quỹ làng văn hóa của thơn đóng góp. Như vậy, cơng tác quản lý cơ sở vật chất, gây quỹ để đảm bảo cho hoạt động cũng như đầu tư trang thiết bị cho NVH-KTT thôn như hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản còn sơ sài và chưa xã hội hóa được để đảm bảo an toàn, khoa học cũng như phát huy lợi thế vốn có của mỗi NVH-KTT.

Bảng 2.5. Thống kê mức độ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ở TCVH – Thể thao xã, NVH-KTT thôn trên địa bàn xã Dân Lực

[Nguồn: UBND xã, 2021]

TT Thôn

Đầu tư trang thiết bị âm thanh (tăng âm, loa đài, ti vi, micro, băng đĩa, thiết bị kỹ

thuật âm thanh)

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động thể thao, sách báo, phịng truyền thống Tổng kinh phí đầu tư mới (Tỉ lệ %) Đầu tư bổ sung (Tỉ lệ %) Tổng kinh phí đầu tư mới (Tỉ lệ %) Đầu tư bổ sung (Tỉ lệ %) 1 TTVH-TT xã 100% 0 100% 0

2 Thôn Đô Trang 100% 0 60% 0

3 Thôn Thị Tứ 100% 0 60% 0 4 Thôn Tiên Mộc 20% 80% 50% 0 5 Thôn Ân Mọc 60% 40% 50% 0 6 Thôn Đô xá 100% 0 60% 0 7 Thôn Phúc Hải 50% 50% 30% 0 8 Thơn Thiện Chính 100% 0 60% 0

9 Thôn Xuân Tiên 60% 40% 50% 0

Qua bảng số liệu và đi khảo sát tình hình thực tế từng thôn cho thấy việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trên địa bàn xã không đồng đều. Những NVH-KTT thơn được xây mới thì trang thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà văn hóa cũng được đầu tư mới cịn lại chỉ được bổ sung. Bên cạnh đó, đầu tư trang thiết bị âm thanh (tăng âm, loa đài, ti vi, micro, băng đĩa, thiết bị kỹ thuật âm thanh) cho nhà văn hóa tới 100%, cịn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động thể thao, sách báo, phòng truyền thống cao nhất chỉ 60%.

Các thôn chủ yếu đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị mà không đầu tư cho khu thể thao chính vì thế cũng khơng thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thể dục thể thao thường xuyên. Dù chưa được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, khu vệ sinh, nước nhưng sân vận động của xã sau khi nâng cấp cải tạo, mở rộng năm 2019 lại thu hút được người dân tham gia hoạt động thể dục thể thao nhất là thanh niên, hội người cao tuổi…

Để đánh giá chính xác và có cái nhìn trực quan hơn thì quy chuẩn TCVH, NVH-KTT thơn trên địa bàn xã có thơn vẫn chưa đáp ứng được quy định theo Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ VH,TT&DL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của NVH-KTT thơn; Thơng tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ VH,TT &DL về sửa đổi, bổ sung điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ VH,TT&DL về diện tích, quy mơ xây dựng, trang thiết bị và kinh phí thực hiện.

Cơ sở vật chất được trang bị cho mỗi một TCVH lại có một vai trò quan trọng, tác động rất lớn đến khả năng thu hút người dân đến tham gia các hoạt động văn hóa. Nếu khơng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của TCVH đó thì số lượng quần chúng đến hoạt động tại NVH-KTT ít, nghèo nàn và quanh đi quẩn lại cũng chỉ để phục vụ cho hội nghị và dần mất đi vai trò của TCVH, của sự phát triển KTXH của thơn.

Để có thêm thơng tin về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác quản lý hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của các NVH-KTT thôn hiện nay, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp ông Nguyễn Tài Tiên, Trưởng thôn Ân Mọc và được ông cho biết: “Việc quản lý trực tiếp cơ sở vật chất tại NVH-KTT thôn do Trưởng thôn quản lý, hơm nào bận thì gửi chìa khóa cho phó thơn. Thơn cũng thuê ông Nguyễn Văn Hà (bên cạnh nhà văn hóa) và giao cho ơng Hà trơng coi, dọn dẹp vệ sinh trong, ngồi khu vực. Đồng thời

trông coi cơ sở vật chất của nhà văn hóa khi có đồn thể khác trong thơn họp phải báo cho ông trưởng thôn. Lâu nay trang thiết bị vẫn sử dụng được mặc dù là hệ thống âm ly loa đài, bàn ghế đã xuống cấp nhưng hiện nay thơn chưa có điều kiện nên hư hỏng đến đâu thay đến đó chứ khơng có tiền mua bộ mới” [phỏng vấn ngày 04/4/2021].

Cùng quan điểm và những chia sẻ ông Hồng Văn Thành, Trưởng thơn Thị Tứ cho biết thêm một số thông tin: “Năm 2019 dưới sự hỗ trợ của cấp trên và chủ trương xã hội hóa của thơn, thơn đã xây dựng NVH-KTT thôn khang trang, rộng rãi. Cơ sở vật chất gồm bàn ghế, âm ly loa đài cũ đã được thanh lý và mua mới toàn bộ cơ sở vật chất trong nhà văn hóa. Việc quản lý cơ sở vật chất trực tiếp là trưởng thơn, các đồn thể muốn sử dụng cũng phải thông qua trưởng thôn. Hệ thống cơ sở vật chất mới nên hoạt động rất tốt, chuẩn về âm thanh, hình ảnh, đúng và đủ theo quy chuẩn Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ VH,TT&DL” [phỏng vấn ngày 05/4/2021].

Có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn trước và sau khi hệ thống TCVH nhất được đầu tư. Cơ sở vật chất là yếu tố thấy sự thay đổi rõ ràng nhất vì trước đây các thơn hầu như cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, khấu hao lên đến 85%, việc sử dụng chỉ để cố gắng khắc phục. Cơ sở vật chất được đầu tư có thể được gọi là “thay da đổi thịt” cho một TCVH nông thôn. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân kể cả vật chất lẫn tinh thần, là tiền đề quan trọng để nhân dân hoàn thành mục tiêu KTXH, xây dựng thành công xã NTM nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 59)