Quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thiết chế văn hóa trong xâydựng nông

2.2.3. Quản lý nguồn nhân lực

Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với văn hóa nhất là sự quan tâm đến phát huy sức mạnh nguồn lực của văn hóa đã tạo nên bước phát triển của văn hóa đi đơi với phát triển KTXH.

Trước năm 2013 máy vi tính hạn chế, người làm cán bộ văn hóa do tuổi cao nên cũng khơng học máy tính, tất cả việc kẻ vẽ tuyên truyền đều làm thủ cơng và viết tay khơng có máy móc can thiệp. Nhưng từ năm 2013 trở lại đây chương trình thu hút sinh viên Đại học mới ra trường về làm tại xã đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho nguồn lực văn hóa địa phương. Việc cắt dán, panô, khẩu hiệu....đã áp dụng công nghệ mới, nâng cao tay nghề của công chức, viên chức và người lao động trong ngành, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động của ngành với phát triển KTXH..

Năm 2014 UBND xã Dân Lực cũng đã chấm dứt hợp đồng với một cán bộ đài truyền thanh và một cán bộ VHTT do quá tuổi lao động (trên 60 tuổi). Nguồn tiếp cận cho hai vị trí này đã thay thế bằng hai cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết và có trình độ đại học. Chính điều này đã rất thuận lợi không những cho ngành văn hóa mà cịn cho sự phát triển KTXH của địa phương như cơ cấu vào BCH Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân để đưa ra những chiến lược phát triển cho địa phương. Ban chủ nhiệm Nhà Văn hóa thơn đều có trình độ văn hóa 10/10, 12/12 và nhiều người có trình độ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ văn hóa trên địa bàn đều được đào tạo một cách bài bản, có chun mơn nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu của cơng việc. Tuy nhiên, cịn có vấn đề khó khăn là trong hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động NVH nói riêng ln ln có sự đổi mới thường xuyên, nhiều biến động, nhạy cảm, theo nhu cầu thực tiễn nên việc nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ cho các cán bộ phụ trách cơng tác văn hóa của địa phương là hết sức quan trọng và cấp thiết. Việc quản lý hoạt động tại NVH-KTT thôn được giao cho Ban chủ nhiệm phụ trách đều là những người chưa hoặc ít được tham gia hoạt động, bồi dưỡng những nghiệp vụ cơ bản về công tác tổ chức hoạt động tại Nhà văn hóa. Ban chủ nhiệm TTVH-TT xã 100% có trình độ đại học, đã được tập huấn và học các lớp nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa.

Bảng 2.6. Số lượng, trình độ chun mơn của Ban chủ nhiệm TTVH-TT xã Dân Lực sau khi xây dựng Nông thôn mới năm 2019

[Nguồn: Tác giả, 2021]

Hàng năm cơng chức văn hóa, cán bộ VHTT - đài truyền thanh đều tham gia các lớp tập huấn về công tác quản lý nhà nước về mảng VHTT, cơng tác gia đình và phịng chống bạo lực gia đình, xây dựng và phát triển các câu lạc bộ, các hội nghị nhằm hướng dẫn, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ VH,TT&DL, Sở VH,TT&DL.... Mặt khác, để phát triển tăng cường về chất lượng nguồn lực trong cơng tác hoạt động văn hóa của xã Cơng chức văn hóa xã hội đã dựa trên chính sách pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương để đưa ra những chính sách, chế độ tài chính phù hợp với từng đối tượng để tạo sự phấn khởi cũng như thu hút tốt hơn nguồn lực cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ để hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của địa phương.

TT Họ và tên cán bơ Trình độ chuyên

môn Chức vụ Ghi chú

1 Đinh Thị Dáng Cử nhân Xã hội học

Công chức VH - XH Chủ nhiệm

2 Nguyễn Văn Thắng Cử nhân Văn học Cán bộ Đài truyền thanh Phó chủ nhiệm 3 Hoàng Văn Phương Cử nhân Luật BT Đồn thanh niên Phó chủ nhiệm 4 Bùi Đình Út Cử nhân Cơng tác

Đồn

Phó BT Đồn thanh niên Thành viên

5 Vũ Thị Tuyết Cử nhân Kế toán Kế toán NS xã Thành viên 6 Bùi Thị Hà Cử nhân Quản lý

Văn hóa

Chủ tịch Hội LHPN xã Thành viên

Về số lượng: Qua q trình nghiên cứu khảo sát, phân tích và đánh giá, hiện nay Ban chủ nhiệm NVH-KTT thôn sau khi xây dựng NTM gồm 32 người [phụ lục 3]. Như vậy, 100% thơn đã bố trí đúng, đủ số lượng theo quy định. Chủ nhiệm các thôn là trưởng thôn, phần lớn là cán bộ đã nghỉ hưu, người được tín nhiệm cao tại thơn.

Về chất lượng: Đội ngũ cán bộ quản lý thôn là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý cộng đồng. Theo số liệu thống kê, phân tích, Ban Chủ nhiệm NVH-KTT thơn có trình độ dưới THPT: 05/32 người (15,5%); trình độ THPT: 15/32 ( 47%); Trung cấp trở lên 12/32 người (37,5%).

Biểu đồ 2.1. Trình độ của Ban chủ nhiệm Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn sau khi xây dựng Nông thôn mới

[Nguồn: Tác giả thống kê, 2021]

Theo số liệu thống kê và sơ đồ thể hiện trình độ đào tạo, dễ dàng nhận thấy, tuy đội ngũ cán bộ thơn có nhiều kinh nghiệm song đa số cán bộ chưa qua đào tạo các lớp chuyên nghiệp hoặc cá biệt có người chưa học hết THPT. Điều này rất khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản quản lý nhà nước nhất là trong giai đoạn chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

THPT

Trung cấp trở lên Dưới THPT

Độ tuổi của ban chủ nhiệm thôn: Dưới 40 tuổi: 04/32 người (12,5%); từ 40 đến 50 tuổi: 14/32 người (43,7%); từ 50 đến 60 tuổi: 11/32 người (34,3%); trên 60 tuổi: 03/32 người ( 9,5%).

Biểu đồ 2.2. Độ tuổi của Ban chủ nhiệm Nhà Văn hóa-Khu Thể thao thôn sau khi xây dựng Nông thôn mới

[Nguồn: Tác giả thống kê, 2021]

Qua biểu đồ cho thấy độ tuổi dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi gần bằng nhau. Chủ yếu độ tuổi 40 đến 60 tuổi tham gia hoạt động. Nguồn nhân lực chủ yếu là những người ở nhà làm kinh tế và tranh thủ thời gian rãnh rỗi, giáp hạt. Đặc biệt không thu hút được thanh niên dưới 30 tuổi tham gia các nhiệm vụ quản lý thôn.

Bàn sâu về vấn đề số đặc điểm (đội tuổi, trình độ, năng lực) của Ban Chủ nhiệm thơn. Ơng Phạm Khắc Phấn, Trưởng thôn Phúc Hải cho biết:

“Thành viên ban chủ nhiệm thơn tuy là những ơng, bà đã nhiều tuổi, có người vừa về hưu nhưng là những người tâm huyết thích hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thích tham gia các hoạt động cộng đồng tại thôn. Tuy tuổi cao nhưng những thành viên này là những người tổ chức và tham gia các hoạt động của các thiết chế thường xuyên, tuyên truyền cho nhân dân trong

thôn về tầm quan trọng của các hoạt động trong TCVH. Trong thôn hiện nay thanh niên trẻ đi làm kinh tế xa gần hết, chỉ còn một số thanh niên ở nhà nhưng lại khơng có trình độ, khơng nhiệt tình tham gia, khơng có phụ cấp nên các thanh niên trẻ cũng khơng tha thiết gì. Chúng tơi cũng mong muốn tìm được lứa tuổi trẻ kế cận có sức khỏe, trình độ nhiệt huyết để đưa hoạt động TCVH của thôn ngày càng phát triển” [phỏng vấn ngày 10/4/2021].

Có thể nói ban chủ nhiệm NVH-KTT thôn tuy phần lớn không được đào tạo bài bản nhưng lại có nhiều kinh nghiệm, năng động nhiệt tình với cơng việc. Có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng, vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của thơn, xã. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đáng ghi nhận NVH-KTT thì cơng tác, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là ở thôn vẫn chưa được cấp trên chú trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 64)