7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Khái quát về xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển của xã Dân Lực luôn gắn liền với lịch sử huyện Nông Cống, Triệu Sơn. Với nhiều lần tên gọi và địa giới được thay đổi thì đến năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tơng hai chữ Nơng Cống chính thức được nhắc đến với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, được biên soạn vào thời Nguyễn(1), thời gian này huyện Nơng Cống có 9 tổng. Đến trước Cách mạng Tháng Tám, Nơng Cống có 10 tổng gồm: Văn Xá, Cao Xá, Vạn Đồn, La Miệt, Lạc Thiện, Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều.
Xã Dân Lực thuộc tổng Đô Xá huyện Nông Cống. Sau 1954 lại tiếp tục được chia và có 44 xã thuộc huyện Nơng Cống trong đó có xã Dân Lực.
Xã Dân Lực chính thức được thuộc huyện Triệu Sơn từ năm 1964. Năm 1991, thực hiện Nghị quyết 878 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập thơn, xóm thay cho đội sản xuất trước đây, các đội sản xuất của HTX nơng nghiệp tồn xã được lấy là đơn vị xóm, cùng với việc bầu chức danh thôn trưởng. Trước năm 1986 đến năm 1993 Dân Lực có 19 xóm. Từ năm 1993 đến năm 2005 xã Dân lực có 8 thơn và 1 xóm gồm: Ân Mọc, Tiên Mộc, Xuân Tiên, Thị Tứ, Thiện Chính, Đơ Trang, Đơ Xá, Phúc hải và Xóm 19. Từ năm 2005 đến nay Dân Lực tháp thôn và được chia làm 8 thôn là Ân Mọc, Tiên Mộc, Xn Tiên, Thiện Chính, Đơ Trang, Đơ Xá, Phúc Hải [17, tr.3].
Qua gần 60 năm hình thành và phát triển đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Dân lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong điều kiện có nhiều thuận lợi, nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức. Kết quả đạt được
trong giai đoạn trước đã tạo tiền đề cho địa phương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, những điều kiện khách quan như bão lụt, giá cả biến động mạnh do lạm phát, dịch rầy nâu trên lúa, dịch bệnh phát sinh trên đàn lợn, cơ sở hạ tầng của địa phương cịn hạn chế... là những khó khăn khơng nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã ra sức khắc phục khó khăn đưa kinh tế tăng trưởng năm sau đều cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, vượt qua các mục tiêu nghị quyết đề ra, phát huy nội lực, tiềm năng từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Từ điểm xuất phát mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí năm 2019 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Sau 35 năm đổi mới, kinh tế xã nhà từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Năm 2006 giá trị sản xuất mới đạt 50.056 tỷ đồng mà đến năm 2020 đã lên đến 91.726 tỷ đồng. Hàng năm tốc độ tăng trưởng trung bình ln đạt 14,25%/năm.
Trong chăn nuôi giá trị sản xuất hàng năm đã đạt 49,4 tỷ đồng/năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đã mang về giá trị thu nhập lên đến 78,5% chiếm 29% tỷ trọng cơ cấu sản xuất. Các ngành dịch vụ nông nghiệp từng bước phát triển đáp ứng được yêu cầu sản xuất và góp phần giải quyết việc làm ở nơng thơn như cơ giới hóa đồng bộ đã được triển khai thực hiện. Các ngành nghề phát triển mạnh như nghề xây dựng, cơ khí gị hàn, sản xuất vật liệu khơng nung, dịch vụ vận tải….
Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, các cơng trình phục vụ sản xuất, phúc lợi xã hội cũng thường xuyên được cải tạo và xây mới. Các cơng trình như trường học, trạm xá, hệ thống mương tưới,
tiêu, đường giao thông nông thôn ngày càng được nâng cấp. Đến năm 2020, tồn xã đã có 27,8 km đường giao thơng trục xã, liên thơn được bê tơng hóa. Các hộ chính sách, hộ nghèo được chăm lo, giúp đỡ, đảm bảo đầy đủ các chế độ đãi ngộ. Hàng năm, bằng nhiều nguồn vốn từ các nguồn khác nhau.
VHXH có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT ngày càng phát triển thu hút được nhiều người dân tham gia. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đang chuyển dần về chất. Năm 2014 quy ước, hương ước của các làng văn hóa đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình địa phương. Nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội được nhân dân trong xã chú trọng quan tâm. Đến năm 2016 đã có 8/8 thơn sử dụng nhạc hiếu trong đám tang. Các thôn từ năm 2015 đến nay ln được cơng nhận là thơn văn hóa cấp huyện. Khối trường, trạm đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về quốc phòng - an ninh, dù đang trong điều kiện hịa bình nhưng tình hình tranh chấp lãnh thổ diễn ra ngày càng phức tạp. Đảng ủy, chính quyền tăng cường củng cố lực lương dân quân, quân nhân dự bị thường xuyên luyện tập và sẵn sàng chiến đấu cao. Lực lượng công an thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, đảm bảo trật tự xã hội ở địa phương.
Hoạt động của Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể ngày càng đi vào hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Liên tục trong nhiều năm Đảng bộ xã Dân Lực được Huyện ủy Triệu Sơn công nhận Đảng bộ Trong sạch, vững mạnh.