7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Khái quát về xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn
1.2.3. Đời sống văn hóa
Từ xa xưa, nhân dân xã Dân Lực đã tạo dựng cho mình một truyền thống văn hóa đặc sắc. Truyền thống ấy được hình thành và phát triển trong quá trình mở đất, dựng làng, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã đủ loại để tồn tại và phát triển.
Dễ thấy, trước đây các làng truyền thống ở Dân Lực đều có hệ thống đình chùa, đền miếu tương đối đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần của dân làng trong nền văn minh lúa nước. Tìm hiểu việc thờ thành hoàng ở các làng đều thấy nhân dân tôn thờ những nhân thần như Cao Sơn, Quận Vạn, Quận lân, Quận Trinh, Nguyễn Hữu, Nguyễn Cơng, Nghè Bùi, Trịnh Đinh Thịnh…là những người có cơng với đất nước hay khai canh mở đất, lập làng.
Đặc biệt trong những năm 1949 - 1950 trong xã có Đình Phe thuộc thơn Xn Tiên xã Dân Lực là nơi đặt Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn học tập và huấn luyện. Cạnh đình có 1 điếm canh và có 01 chng uớc chừng cao 2 tầng 8 mái, có những chng nặng tới vài trăm cân treo ở trên tầng mái cao nhất.
Năm 1958 khi đang cày đất trồng lúa người dân còn đào được 01 trống đồng Ngọc lũ ở khu đồng áng ma bây giờ. Trống đồng này đã được Sở văn hóa thơng tin thu về trưng bày lưu giữ.
Về cơng trình kiến trúc chỉ cịn lại 3 ngơi đình. Hàng năm các dịng họ tập trung đến để thờ thần Hoàng làng, theo các cụ kể lại: Đình nhất thờ vị Cao Sơn chấn Đơng Đại Dương/Đình nhì thờ vị Linh Quan chấn Tây Đại Dương/ Đình ba thờ vị Thiên Trinh chúa bà Tốn Trầu.
Trước 1970 tồn xã có 4 cái giếng làng to, đặt tại trung tâm, đầu làng. Nhưng hiện nay thể trạng nguyên vẹn giếng làng trên địa bàn xã Dân Lực đã khơng cịn, chỉ cịn ít gạch, đá dấu vết của giếng. Đến ngày 02/12/2018 đã có 01 trong 4 giếng làng được khơi phục với diện tích giếng làng sau khi được địa chính đo đạc và cấp trích lục diện tích 373m2 thuộc thửa số 320, tờ bản đồ số 21. Giếng làng được tôn tạo hết phần đất 373m2 theo hình lục giác. Diện tích lịng giếng 7,43m2, điểm giữa lòng giếng ra đến thành 3,75m2. Chiều sâu của giếng là 5m2. Phần lát gạch nền cho sân giếng là 32 m2 . Thành giếng rộng của 35cm. Chiều rộng của tường bao quanh từ 0,4 đến 1,4 theo phí của tường giếng. Tại giếng là có miếu thờ, con vật đặt tại giếng như voi, tượng, rồng.
Kinh phí sau khi đã hồn thành 530.000.000 đồng. Trùng tu, tôn tạo Giếng làng thành cơng đã góp phần khơi thơng nội lực trong bảo tồn, phát huy giá trị về cả mặt vật chất và tinh thần của Giếng làng. Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong thơn, xã và và góp thêm nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
*Tiểu kết
TCVH là toàn bộ cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động văn hóa trọng tâm là nhà văn hóa...Quản lý nhà nước về TCVH đóng vai trị to lớn trong hoạt động quản lý, phát triển nền văn hóa nói chung. Các hoạt động quản lý của nhà nước được các chủ thể quản lý tổ chức và điều hành gồm: Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống TCVH; Triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thiết văn hóa; Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của TCVH; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ viên chức của TCVH; Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra và thi đua, khen thưởng. Chính vì vậy, phải thực hiện đầy đủ và đi đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về TCVH. Trong chương 1, luận văn đã đề cập và làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài như TCVH cơ sở, quản lý, quản lý TCVH, NTM. Việc trình bày hệ thống khái niệm, sự gắn kết với nhau cho thấy được sự cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về TCVH bởi nó liên quan, góp phần đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Bên cạnh những vấn đề về cơ sở lý luận, chương 1 cịn tìm hiểu khái qt về thiết chế Trung tâm VHTT, Nhà văn hóa trên địa bàn xã trong giai đoạn hiện nay, để từ đó làm nổi bật lên vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về TCVH trong xây dựng NTM trên địa bàn xã. Những nội dung nghiên cứu về mặt lý luận là tiền đề để có thể xác định nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng trong hoạt động cũng như công tác quản lý TCVH trong xây dựng NTM ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2.
CƠNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HĨA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DÂN LỰC,
HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA