Quản lý hoạt động tại thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thiết chế văn hóa trong xâydựng nông

2.2.4. Quản lý hoạt động tại thiết chế văn hóa

2.2.4.1. Về hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị

Hội trường xã, 8/8 thơn sử dụng hội trường NVH-KTT thôn theo đúng chức năng, vai trị của mình, tất cả các NVH thơn, hội trường xã thực hiện giao dịch mọi hoạt động của các cơ quan đoàn thể theo phân cấp: Hội trường xã là nơi tổ chức các hội nghị, học tập của các đơn vị tổ chức chính trị xã hội thuộc xã, NVH thôn là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt, hội họp của các hội, đồn thể trong thơn...Qua từng năm cũng có sự thay đổi số lượng tham gia tại các thiết chế văn hóa của xã, tùy vào nhiệm vụ chính trị của xã có năm hội họp nhiều hơn có năm lại giảm đi. Tuy nhiên năm 2019 và năm 2020 do dịch covid19 diễn biến phức tạp hạn chế hội họp tập trung đông người nên UBND xã đã bỏ bớt những cuộc họp khơng cần thiết tại các thiết chế văn hóa [xem bảng 2.7].

Bảng 2.7. Số lần nhân dân tham gia tổ chức hội họp, văn nghệ, hoạt động khác tại Trung tâm văn hóa thể thao xã và Nhà văn hóa - khu thể thao thơn

[Nguồn: UBND xã, 2021]

Năm

Trung tâm văn hóa thể thao xã

(Số lần)

Nhà văn hóa – khu thể thao thơn

(Số lần)

Hội họp Văn nghệ Khác Hội họp Văn nghệ Khác

2015 170 12 15 29 02 01 2016 161 10 14 35 04 03 2017 174 16 16 28 03 0 2018 168 15 20 42 04 02 2019 110 08 11 25 05 0 2020 121 09 09 18 02 0

Nhìn chung, NVH dù ở bất kỳ hình thức nào cũng thực hiện nhiệm vụ là nơi để các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến, hướng dẫn các nhiệm vụ chính trị, kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển KTXH của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

2.2.4.2.Về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng

Xác định xây dựng đời sống văn hóa phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào ở cơ sở. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Dân Lực luôn chú trọng tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Theo kết quả khảo sát, thống kê, toàn xã hiện có 8/8 thơn đã ra mắt các Câu lạc bộ: Văn nghệ quần chúng, bóng chuyền, cầu lơng...Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao sức khỏe và tinh thần cho nhân dân địa phương và thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân ở nhiều thành phần, lứa tuổi tham gia.

Có thể khẳng định, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng tại xã là những hoạt động cộng đồng hấp dẫn sôi nổi nhất hiện nay được người dân tổ chức tại các NVH-KTT thơn. Ơng Nguyễn Tiến Dục - ủy viên ủy ban - phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội cho biết: “Không chỉ sôi nổi

trong các hoạt động TDTT, hoạt động văn hóa - văn nghệ cũng được chi hội phụ nữ các thôn, các cháu thiếu niên, nhi đồng thường xuyên tập luyện. Để phong trào TDTT, văn hóa - văn nghệ phát triển, chính quyền xã Dân Lực, chính người dân ở các thơn đã đồng lịng cùng nhà nước triển khai xây dựng, mua sắm nhiều dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT, văn hóa - văn nghệ của người dân bằng kinh phí xã hội hóa. Đồng thời thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu nhằm duy trì, tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động. Nhờ đa dạng về nội dung, hình thức tập luyện, duy trì tổ chức nhiều hoạt động, đến nay phong trào TDTT, văn hóa - văn nghệ quần chúng đã phát triển và thu hút trên ngày một đông đảo người dân các thôn tham gia” [phỏng vấn ngày 14/4/2021].

Bảng 2.8. Thống kê tỷ lệ người dân các thôn trên địa bàn xã Dân Lực tham gia các hoạt động TDTT và Văn hóa - Văn nghệ

[Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê 2020]

TT Tên thôn

Tỷ lệ người dân tham gia phong

trào TDTT

Tỷ lệ người dân tham gia phong

trào VH-VN

1 Thôn Đô Trang 41% 35%

2 Thôn Thị Tứ 60% 55% 3 Thôn Tiên Mộc 41% 32% 4 Thôn Ân Mọc 36% 25% 5 Thôn Đô xá 38% 30% 6 Thôn Phúc Hải 42% 38% 7 Thơn Thiện Chính 45% 39%

Việc tập luyện TDTT, Văn hóa - nghệ thuật của người dân phần lớn bắt đầu từ 5 giờ sáng hoặc 17 giờ chiều. Thời điểm này, người dân ở các thôn lại tụ về NVH-KTT để tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe. Điểm tạo nên sự nổi bật và sức sống cho các phong trào diễn ra tại TCVH chính là xã và các thơn đã huy động được nguồn xã hội hóa.

Với mong muốn thúc đẩy các phong trào phát triển sâu rộng, cấp ủy, chính quyền xã Dân Lực đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc luyện tập TDTT thường xuyên cho nhân dân và lợi ích của việc tham gia các hoạt động VHVN, TDTT. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết UBND xã tổ chức các đợt giao lưu văn nghệ, các giải thể thao truyền thống như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, cờ tướng, giao lưu văn nghệ nhân dịp 8/3, 20/10...Qua các hoạt động cơ sở, địa phương đã phát hiện, lựa chọn các cá nhân tiêu biểu tham dự các giải đấu cấp cao hơn hoặc mở ra cơ hội cho con em địa phương được bổ sung vào các đội tuyển chuyên nghiệp, nhất là lĩnh vực TDTT, âm nhạc. Ơng Hồng Văn Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Dân Lực cho biết: “Hoạt động VHVN, TDTT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chăm lo, bồi dưỡng sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Với những hoạt động phong phú, đa dạng, phong trào TDTT, VHVN đã lan tỏa khắp các địa bàn dân cư, cơ quan, trường học, tạo sợi dây liên kết chặt chẽ, kết nối tinh thần đoàn kết trong cộng đồng nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Để phong trào TDTT, VHVN ngày càng phát triển, thời gian tới, xã Dân Lực tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt VHVN, TDTT của nhân dân. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tổ chức các giải giao lưu trong các dịp lễ, tết; khuyến khích các thơn, làng, các đồn thể, nhà trường thành lập thêm đội, nhóm, câu lạc bộ VHVN, TDTT, tạo khí thế thi đua sơi nổi, góp phần giúp người dân phát triển tồn diện cả về trí tuệ và thể chất, thực hiện

thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH địa phương” [phỏng vấn ngày

22/4/2021].

2.2.4.3.Về tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trẻ em

Hoạt động vui chơi, giải trí trẻ em: TTVH-KTT xã, các NVH-KTT thơn đều có tổ chức một số hoạt động vui chơi, giải trí cho đối tượng là thanh, thiếu nhi. Nhiều hoạt động thiết thực, nhiều chương trình dành riêng cho trẻ em vào các dịp lễ như: Tết thiếu nhi, tết trung thu, sinh hoạt hè…Trong mấy năm gần đây, NVH trên địa bàn xã đã duy trì tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu thiếu nhi là con em đang sinh sống trên địa bàn. Đặc biệt, hàng năm, TTVH-KTT của xã, NVH thơn đều có tổ chức các lớp học bồi dưỡng năng khiếu, kỹ năng…cho các câu lạc bộ, các đội, nhóm cho các em thiếu niên tham gia sinh hoạt trong các ngày lễ lớn của thiếu nhi; phối hợp với phòng GD&ĐT và Huyện đoàn, Xã đoàn tổ chức những chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, hội diễn như: hội diễn năng khiếu mùa hoa phượng chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, khai giảng khóa học năng khiếu vào hè các năm; chương trình đêm hội trăng rằm…Các hoạt động này đã thu hút được sự tham gia của số lượng lớn trẻ em trong địa phương.

Ông Hồng Văn Phương, Bí thư đồn thanh niên xã Dân Lực cho biết:

Mỗi năm Đoàn thanh niên sẽ phối hợp với cấp trên và Trường trung học cơ sở xã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng cho thanh thiếu niên trên địa bàn xã. Địa điểm ln chọn tại Trung tâm văn hóa xã vì là trung tâm có cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học của thanh thiếu niên. Số thanh thiếu niên tham gia 01 lớp từ 80 đến 100 em, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, cầu thị. Sau mỗi đợt bồi dưỡng các em được trang bị các kỹ năng cần thiết cơ bản cho cuộc sống, độ tuổi. Tuy nhiên năm nay do dịch Covid 19 nên mới chỉ tổ chức được 01 lớp nhưng chúng tôi luôn mong muốn mỗi năm có thể mở thêm từ 1 đến 2 lớp như thế nữa [phỏng vấn ngày 25/5/2021].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 69)