Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 130)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết chế văn hóa trong

3.2.5. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn kinh phí

Tiếp tục tăng cường cơng tác xã hội hóa văn hóa, vận động nhân dân đóng góp tài năng và kinh phí vào các hoạt động văn nghệ quần chúng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ cơng chức, đảng viên, hội viên của từng đồn

thể cũng như các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc huy động và sử dụng nguồn kinh phí trong hoạt động quản lý của TCVH gắn với quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã như hiện nay. Phải có được sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức, tạo được tiếng nói chung và có bước đột phá trong việc triển khai các hoạt động, huy động nguồn tài trợ. Mạnh dạn kêu gọi ủng hộ xã hội hóa trong cơng tác phát triển văn hóa đến các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các Hội đồng hương, hội viên, con em xa quê thành đạt,... Thống nhất các chủ trương và lập kế hoạch triển khai trong ban chủ nhiệm của xã, thôn. Không được qui định mức đóng góp, sử dụng đúng mục đích các nguồn đã huy động cho cơng tác văn hóa quản lý các thiết chế. Khơng được trích hoạt động của các TCVH từ nguồn người dân đóng góp xây dựng sửa chữa các nhà văn hóa thơn.

Bên cạnh đó xã hội hóa hoạt động NVH-KTT tại các thơn phải hướng đến việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, nhân lực sẵn có, cũng như góp phần hiệu quả trong việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân trên địa bàn thơn, tạo mơi trường văn hóa trong sạch và lành mạnh, góp phần xây dựng con người mới, văn minh, hiện đại.

Việc huy động và sử dụng nguồn kinh phí cho quản lý các TCVH phải dân chủ, công khai, minh bạch. Tất cả các nguồn kinh phí vận động được đều hạch tốn vào hồ sơ sổ sách. Niêm yết công khai và xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng cho từng nguồn xã hội hóa, sử dụng đúng mục đích. Thực hiện đúng quy trình thu, chi đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính.

Phát triển các hoạt động dịch vụ văn hóa trong NVH-KTT thôn phải phù hợp với chủ trương của huyện và pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc đổi mới những hoạt động Nhà văn hóa cần bám sát những nhu cầu thực tế như giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong học tập, lao động, cuộc sống, cũng như đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ở đây mọi người sinh hoạt trong thời gian nhàn rỗi, tạm quên đi áp lực cuộc sống để giải tỏa căng thẳng.

Như vậy xã hội hóa hoạt động văn hóa khơng chỉ là vấn đề lâu dài trong q trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta mà còn mang ý nghĩa cấp bách để tìm ra các biện pháp đổi mới các hình thức hoạt động văn hóa phù hợp với giai đoạn mới nhất là trong giai đoạn xây dựng NTM như hiện nay.

*Tiểu kết

Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với văn hóa nhất là sự quan tâm đến phát huy hiệu quả công tác quản lý TCVH đã trong giai đoạn xây dựng NTM tạo nên bước phát triển của văn hóa đi đơi với phát triển KTXH và q trình xây dựng NTM trên địa bàn tồn xã. Vai trị của cơng tác quản lý TCVH trong xây dựng NTM, phát triển KTXH cũng như mối quan hệ khăng khít giữa văn hố với kinh tế.

Trong những năm qua mặc dù quản lý các hoạt động TCVH trong giai đoạn xây dựng NTM cịn gặp nhiều khó khăn nhất là giai đoạn tiếp cận giữa cái cũ và cái mới, giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Đứng trước nhiều thử thách trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Đảng ủy, hội đồng nhân dân, UBND đã chỉ đạo công chức chuyên môn luôn xây dựng kế hoạch theo giai đoạn, chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCVH trên địa bàn xã và phù hợp với từng thơn. Cơng chức văn hóa xã hội đã căn cứ tình hình thực tế của từng thơn mà vận dụng linh hoạt các biện pháp để phát huy những thế mạnh của thôn trong phát triển các TCVH. Nội lực và ngoại lực được khai thác hiệu quả. Ngay từ những năm đầu tiến hành xây dựng NTM, nhận thức tầm quan trọng của các TCVH đối với đời sống nhân dân đặc biệt trong đó 02 tiêu chí số 06 và 16 của văn hóa xã đã chủ động đưa ra các giải pháp về quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống TCVH; giải pháp quản lý cơ sở

vật chất, thiết bị; giải pháp quản lý nguồn nhân lực; giải pháp quản lý các hoạt động tại TCVH và giải pháp về huy động và sử dụng nguồn kinh phí trên địa bàn xã. Có thể khẳng định được rằng đến nay việc quản lý hệ thống TCVH xã Dân Lực đã vận dụng linh hoạt những quy chuẩn, quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ văn hóa thể thao và du lịch vào điều kiện thực tế của xã, phát huy tốt chức năng nhiệm vụ và hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư để hoạt động, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nâng cao đười sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo mơi trường lành mạnh cho sự phát triển KTXH của xã trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả quản lý TCVH trong xây dựng NTM ở xã Dân Lực huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là vấn đề tất yếu, nhưng để quản lý các TCVH có hiệu quả nhất là trong quá trình xây dựng NTM như hiện nay cần phải được tiến hành đồng bộ từ Trung ương xuống đến thôn và phải khơi dậy được sức mạnh của người dân trên địa bàn toàn xã chung tay đoàn kết phát huy hết được sức mạnh của các TCVH trên địa bàn thôn, xã.

TCVH là nơi tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người dân, là nơi gìn giữ và lưu lại những truyền thống quý giá của người dân mỗi thôn. Xây dựng NTM trên địa bàn xã vừa tạo ra những cái mới về cơ sở vật chất nhưng để giữ được những cái giá trị cũ và phát huy được những giá trị tốt đẹp đó là cả một q trình. Nếu thực hiện đồng bộ vừa có thể quy hoạch vừa khai thác được các hoạt động của TCVH thì hệ thống TCVH tại các thơn sẽ phát triển hiệu quả bền vững, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, góp phần phát triển KTXH của gia đình và địa phương, góp phần xây dựng thành cơng xã NTM nâng cao. Vai trị của các TCVH đang hằng ngày, hằng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. TCVH đang dần khẳng định vai trị quan trọng đó đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa…khơng chỉ đối với quê hương Dân Lực mà trên tất cả đại phương khác trong cả nước.

Trong các yếu tố của TCVH như bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, nội quy quy chế hoạt động, nhân lực,…thì cơ sở vật chất là yếu tố dễ thấy nhất trong hệ thống TCVH. Cơ sở vật chất gắn liền với trang thiết bị, tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cũng có mối liên hệ biện chứng với những yếu tố phi vật thể. Có như vậy, hệ thống TCVH mới phát huy hết vai trị quan trọng của mình trong xây dựng NTM.

Trong nhiều năm qua kể từ khi bộ tiêu chí về NTM ra đời, hệ thống TCVH trong cả nước đã được chú trọng đầu tư. Sau hơn 9 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (NTM) trên địa bàn xã Dân Lực, cùng với các tiêu chí khác, hệ thống TCVH cơ sở được các cấp, các ngành, địa phương trong xã quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Đến nay, có 8/8 (100%) các thơn đã thực hiện quy hoạch đất dành cho TCVH, với TTVH-TT cấp xã; nhà văn hóa, sân chơi thể thao ở thơn và các hạng mục của TTVH-TT. Do điều kiện tự nhiên xã hội, dân số, diện tích, thu nhập nên xã Dân Lực khơng tháp thơn, 8/8 nhà văn hóa vẫn giữ ngun, trong đó số NVH- KTT xây mới 4 thơn, 04 thơn chỉnh sửa lại. Diện tích nhà văn hóa và sân chơi thể thao đều đảm bảo diện tích và quy mơ.

Thời gian qua, về cơ bản hệ thống TCVH trên địa bàn xã đều phát huy tốt công năng sử dụng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân đến sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và rèn luyện thể dục thể thao; trong đó, nhà văn hóa thơn thu hút 50% người dân, nhà văn hóa xã thu hút trên 25% người dân thường xuyên đến sinh hoạt; sân vận động xã, khu thể thao thôn thu hút trên 40% người dân tham gia luyện tập thường xuyên. Trong những năm qua, kể từ khi các TCVH được đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của nhân dân trong xã phát triển rất nhanh chóng. Từ chỗ khơng có câu lạc bộ hoạt động, đến nay xã có 5 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với hơn 300 thành viên tham gia thường xuyên và hàng trăm thành viên khác sẵn sàng tham gia khi có thời gian.

Từ giữa năm 2019 đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh covid 19 nhưng xã cũng tổ chức được gần 10 giải thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, thu hút hàng trăm lượt người tham gia. TTVH-TT và 8 NVH-KTT được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa với số tiền trên 10 tỷ đồng, để đáp ứng nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao, nhất là bóng chuyền hơi, người dân trong xã tự quyên góp hàng trăm triệu đồng để đầu tư thêm 8 sân bóng chuyền hơi.

Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, xã đẩy mạnh tuyên truyền về vai trị của các TCVH, của văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với cuộc sống hiện nay để mọi người dân hiểu và tích cực tham gia; thành lập và củng cố các đội văn nghệ, các câu lạc bộ thể thao ở xã, thơn với các mơn như: Bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông...; thường xuyên tổ chức và hỗ trợ kinh phí để các thơn dân cư tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ; ban hành quy chế hoạt động của các TCVH đảm bảo mọi người dân đều có quyền thụ hưởng trên tinh thần sử dụng cơ sở vật chất an toàn, ổn định, lâu bền. Nhờ vậy, các TCVH trên địa bàn xã ngày càng phát huy hiệu quả, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của địa phương phát triển mạnh mẽ. Quản lý TCVH trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã hiệu qủa còn đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân.

Có thể khẳng định rằng đến nay nhận thức của nhân dân trong toàn xã về TCVH đã được nâng lên tầm cao mới, công tác quản lý các TCVH cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay xã đang tiến hành công cuộc xây dựng NTM nâng cao và tiến tới NTM kiểu mẫu do vậy các cơ chế chính sách, các văn bản của nhà nước theo từng năm cũng sẽ có sự thay đổi. Chính vì vậy, để quản lý TCVH trong quá trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hơn thì các cấp ủy đảng chính quyền địa phương cần có những định hướng đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể về quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống TCVH về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị; về quản lý nguồn nhân lực; về quản lý các hoạt động tại TCVH và về huy động và sử dụng nguồn kinh phí trên địa bàn xã. Song song cùng với các giải pháp là đổi mới các phương thức cách thức hoạt động của các TCVH nếu xét thấy khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế tại thơn. Hàng năm cần có các đợt lấy ý kiến khảo sát của người dân các thơn về sự hài lịng tham gia sử dụng các TCVH để điều chỉnh đạt hiệu quả cao nhất.

Ðồng thời cũng cần xác định việc tổ chức, quản lý, sử dụng, sáng tạo giá trị văn hóa mới cần dựa trên nền tảng tinh hoa văn hóa truyền thống của địa phương, từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trị của văn hóa trong quan hệ bền vững với các yếu tố KTXH trong quá trình xây dựng NTM. Khi chính quyền và nhân dân trong tồn xã quyết tâm chung tay, đồng lòng cùng hành động vì văn hóa, chắc chắn cũng như việc quản lý TCVH cũng sẽ nhanh chóng phát huy được hiệu quả toàn diện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hóa - Văn phịng điều phối chương trình xây dựng nơng thơn thơn mới tỉnh Thanh Hóa (2019), Hệ thống hướng dẫn thực hiện, tự rà soát, đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí và hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 - 2020.

2. Ban chấp hành đảng bộ xã Dân Lực (2020), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ xã Dân Lực, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

3. Nguyễn Duy Bắc (2004), “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khố VIII”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.18-21, Hà Nội.

4. Trần Quốc Bảng (1996), “Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên

thơng qua hệ thống thiết chế Nhà văn hóa”, Luận án Tiến sĩ ngành Triết học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Bộ VHTT, Cục VHTT cơ sở (2005), Quy hoạch phát triển hệ thống TCVH thông tin cơ sở đến năm 2011, Hà Nội.

6. Bộ VH,TT&DL (2007), Thông tư số 22/2007/TTL/ BVHTT-UBTDTT ngày 24/7/2007, V/v hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm VHTT xã, phường, thị trấn.

7. Bộ VH,TT&DL (2010), Thông tư số 01/2010/TTBVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc trung ương, Hà Nội.

8. Bộ VH,TT&DL (2010), Thông tư số 12/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động về tiêu chí của Trung tâm VHTT xã.

9. Bộ VH,TT&DL (2011), Thông tư số 06/2011/TTBVHTTDL ngày 08/03/2011

quy định mẫu về tổ chức, hoạt động về tiêu chí của NVH-KTT thơn.

10.Bộ VH,TT&DL (2011), Thơng tư 05 /2014/TT-BVHTTDL về sửa đổi, bổ

sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/ 2010 về quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã.

11. Bộ VH,TT&DL (2011), Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 về thực hiện tiêu chí 06 về sơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nơng thơn mới.

12. Bộ VH,TT&DL (2011), “Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống TCVH cơ sở”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

13. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử Quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

14.Tống Thành Danh (2017), Quản lý nguồn lực ở TTVH-TT huyện Hải Hậu,

tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ QLVH, Trường Đại học Văn hóa Hà

Nội.

15. Lê Thị Duyên (2018), “Quản lý hoạt động nhà văn hóa xã - thị trấn trên

địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sĩ chuyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)