Cơ sở pháp lý về quản lý thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý thiết chế văn hóa

1.1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý thiết chế văn hóa

1.1.3.1. Các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước

Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua đã quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực cần thiết để xây dựng và hoàn thiện hệ thống TCVH. Quyết định số 271/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống TCVH thông tin cơ sở đến năm 2010. Đối tượng của quy hoạch là các Trung tâm văn hóa - thơng tin hoặc Nhà văn hóa trung tâm, Trung tâm thông tin - triển lãm cấp tỉnh; Trung tâm văn hóa, Trung tâm VH-TT cấp huyện; Nhà văn hóa cấp xã, Nhà Văn hóa thơn, làng, ấp, bản; Cung Văn hố, Nhà Văn hóa thuộc các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang [37].

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/01/2010 phê duyệt “Đề án Phát triển văn hóa nơng thơn đến năm 2015,

định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013

về “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCVH, thể thao cơ sở giai đoạn

2013 - 2020, định hướng đến năm 2030” đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng

về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam bằng chiến lược, chương trình cụ thể với mục tiêu: Phát triển hệ thống TCVH, thể thao cơ sở nhằm tổ chức các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương.

Chủ trương này tiếp tục được khẳng định trong "Chiến lược phát triển

văn hóa Việt Nam đến năm 2030" của Chính phủ; Nghị quyết số 33/NQ-TW,

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014) về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống TCVH: “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và TCVH

bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Cơng tác quản lý các TCVH cơ sở được giao cho các trưởng phố, UBND phường quản lý thông qua các trưởng phố, quản lý theo Thông tư số 12/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm VHTT xã, phường. Từ năm 2014, công tác quản lý được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư 12/2010/ TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của TTVH-TT xã [10].

1.1.3.2. Các văn bản pháp lý của tỉnh Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn - Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 11/09/2014 của UBND tỉnh Thanh

Hóa về thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCVH, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa.

- Công văn số: 3116/SVHTTDL-NSVH ngày 03/6/2015 của Sở VH,TT&DL về kiểm tra thực hiện tiêu chí 06 và 16 về văn hóa trong xây dựng NTM.

- Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Văn bản số 2393/SKHĐT-VX ngày 21/5/2018 về việc thẩm định cương quyết và Văn bản số 6155/SKHĐT-VX ngày 14/11/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia ý kiến dự thảo quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ để xây dựng một số cơng trình văn hóa nghệ thuật, các thiết bị văn hóa, thể thao trọng yếu của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tờ trình số 7837/SXD-BQH ngày 27/12/2018; Văn bản số 2393/ SKHĐT-VX ngày 21/5/2018 về việc thẩm định đề cương Đề án; Văn bản số

6155/SKHĐT-VX ngày 14/11/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia ý kiến vào dự thảo quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án xây dựng một số cơng trình văn hóa nghệ thuật, các TCVH, thể thao trọng điểm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Công văn số 14/HĐND-VHXH ngày 08/01/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về công việc chuẩn bị báo cáo chuyên đề "Công tác quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay”.

- Công văn số 689/UBND-VHTT ngày 17/10/2017 của UBND huyện Triệu Sơn về việc báo cáo số liệu diện tích nhà văn hóa thơn trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

- Công văn số 52/UBND-VHTT ngày 21/01/2019 của UBND huyện Triệu Sơn về việc báo cáo công tác quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động trong TCVH, thể thao trên địa bàn xã từ năm 2015 đến năm 2019.

- Công văn số 49/UBND-VHTT ngày 09/01/2020 của UBND huyện Triệu Sơn về việc báo cáo thực trạng sử dụng đất đến năm 2020 và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao.

- Công văn số 1187/UBND - VHTT ngày 01/3/2021 của UBND huyện Triệu Sơn về việc báo cáo hiện trạng TCVH, thể thao trên địa bàn xã nhằm xây dựng “Đề án xây dựng và phát triển các TCVH - thể thao giai đoạn 2021- 2030 tỉnh Thanh Hóa”.

1.1.4. Nội dung quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1. Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa

- Quy hoạch đất sử dụng:

+ TCVH, thể thao thôn quy hoạch đất sử dụng cho khu vực NVH (khơng kể diện tích các cơng trình thể thao quần chúng): NVH - Khu thể thao

thơn: có quy hoạch và thực hiện đúng xây dựng NTM. Ở khu vực đồng bằng tối thiểu 300m2; Ở khu vực miền núi tối thiểu 200m2 (đối với các thôn, bản, khu phố ở vùng cao, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn tối thiểu 100m2). Ở khu vực thành phố, thị xã tối thiểu 200m2.

+ TCVH, thể thao xã (TTVH - thể thao), quy hoạch đất sử dụng khu hội trường văn hóa đa năng (khơng kêt diện tích các cơng trình thể thao quần chúng): Ở khu vực đồng bằng tối thiểu 500m2; Ở khu vực miền núi tối thiểu 300m2 (đối với các thôn, bản, khu phố ở vùng cao, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn tối thiểu 200m2). Ở khu vực thành phố, thị xã tối thiểu 300m2.

+ Đối với các TVVH, thể thao, khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, Nhà nước đáp ứng nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành về việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

1.1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất

Theo Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa và Sử dụng cơ sở vật chất hiện có tại tiêu chí 06 xây dựng NTM thì:

Đối với xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa: Diện tích đất quy hoạch xây dựng TTVH - thể thao xã, NVH - khu thể thao thơn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng, miền. Được tính gộp là tổng diện tích các cơng trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thơn. Địa điểm cơng cơng trình NVH - thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.

Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy dộng các nguồn lực để xây dựng mới TTVH - thể thao xã, NVH - Khu thể thao thơn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có Những địa phương chưa có NVH mà có các thiết chế truyền thống như Đình làng, nếu nhân dân và các đồn thể đồng ý thì có thể sử dụng các thiết chế này để tổ

chức hoạt động văn hóa thể thao phù hợp; Những thôn, làng, bản, ấp địa dưới hành chính gần nhau nếu nhân dân và các đồn thể đồng ý thì có thể dùng một nhà văn hóa liên thơn để tổ chức sinh hoạt văn hóa thể thao. Tất cả địa phương đó vẫn được tính đạt tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6) trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM.

Trang thiết bị:

Tại TTVH - thể thao xã, NVH - khu thể thao thơn phải có bàn ghế hội trường, phông màn, thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị truyền thanh, tủ sách, các dụng cụ thể dục thể thao….

- Xã có điểm vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định:

Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi phải theo quy hoạch, đảm bảo mặt bằng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí và thể thao, điều kiện, nội dung hoạt động phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

Những địa phương khơng có khu vui chơi, giải trí và thể thao riêng cho trẻ em và người cao tuổi có thể sử dụng cơ sở vật chất của TTVH-TT xã và bố trí điểm sinh hoạt như sau: Với trẻ em đảm bảo không gian rộng, mặt sàn phẳng, sạch, khơng trơn trượt; có lắp đặt các thiết bị đồ chơi, thiết bị phục vụ giải trí cho trẻ em tối thiểu từ 05 loại trở lên bảo đảm tiêu chuẩn an toàn (Gợi ý một số thiết bị đồ chơi trẻ em thường sử dụng hiện nay: thú nhún, cầu trượt, cầu bậc thang, bập bênh, cầu thăng bằng, đu quay, bàn đạp, nhún nhảy, nhà bóng, xà đơn, xà kép, bể bơi, áo bơi, nổi bật với các dụng cụ chống đuối nước; tủ sách thiếu nhi và các thiết bị khác...). Với người cao tuổi: thông thống, mát, sạch sẽ, có cây xanh, ghế đá và các thiết bị phù hợp với thư giãn nhóm hoạt động như: đi bộ, tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao, chơi bóng, chơi cờ, văn nghệ, đọc sách báo...

1.1.4.3. Quản lý nguồn nhân lực

+ Trình độ đạt chuẩn của đội ngũ cán bộ:

Ở thôn: 100% cán bộ kiêm nhiệm phụ trách NVH - khu thể thao thôn được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Ở xã: 20% cán bộ quản lý và nghiệp vụ đạt trình độ đại học, cao đẳng, 80% đạt trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Chuyên ngành được đào tạo:

Các chuyên ngành được đào tạo phải phù hợp và đáp ứng được vói các nội dung hoạt động của hệ thống TCVH, thể thao cơ sở.

1.1.4 .4. Tổ chức, quản lý các hoạt động tại thiết chế văn hóa

Là các hoạt động diễn ra tại các thiết chế của mỗi địa phương. Tổ chức, quản lý các hoạt động tại các TCVH theo đúng mục đích quy định và khơng để vi phạm pháp luật đối với từng loại hình TCVH truyền thống và hiện đại. Các TCVH đó sẽ là nơi tổ chức lễ hội, tín ngưỡng đáp ứng phong tục tập quán của nhân dân, là nơi diễn ra các hội nghị, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.1.4.5. Quản lý huy động và sử dụng nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí hoạt động của các TCVH có thể lấy từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, có thể do nhân dân tại địa phương tự nguyện đóng góp hoặc huy động từ nguồn tài trợ hỗ trợ khác. Huy động và sử dụng nguồn vồn cho hoạt động các TCVH phải phù hợp với từng địa phương và được sử dụng hiệu quả.

1.2. Khái quát về xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn

1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Xã Dân Lực là một xã đồng bằng của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cách trung tâm huyện khoảng 2km về hướng Bắc và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 20km về hướng Tây.

Vị trí địa lý của xã: phía Đơng giáp xã Dân Quyền, phía Tây giáp xã Thọ Thế và xã Thọ Tân, phía Nam giáp Thị trấn Triệu Sơn và xã Minh Sơn của huyện Triệu Sơn; phía Bắc giáp xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn và xã Thiệu Hịa, huyện Thiệu Hóa.

Xã có diện tích tự nhiên 830,19 ha, trong đó đất canh tác 480 ha; dân số 8,499 người. Nhìn trên bản đồ, xã Dân Lực nằm trên trục đường quốc lộ 47 (ở km 20) và quốc lộ 47C với điểm giao nhau là ngã tư Thị Tứ của xã.

Địa hình và thổ nhưỡng: Cũng như các xã trong khu vực, Dân Lực nằm ở vùng đồng bằng của huyện Triệu Sơn, phần phía tây có tính chất bán sơn địa, mà minh chứng là một số gò đồi ở làng Xuân Tiên, Thiện Chính. Nếu kiểm tra trên điều kiện sản xuất, đồng rộng Dân Lực có sự đan xen giữa các khu đồng cao trước đây chỉ cấy được một vụ lúa và những khu đồng trũng thường bị úng lụt khi có mưa bão. Điển hình cho vùng đất trũng ở Dân Lực là khu đồng Nạy sử dụng diện tích tới 125 ha kéo dài qua nhiều làng: Ân Mộc, Xn Tiên, Thiện Chính, Đơ Trang, Đơ Xá...Theo các cụ cao niên trong xã kể lại những năm 60, 70 (thế kỷ XX) về trước mỗi khi có trận mưa lớn cả vùng nước ngập trắng băng. Thời kỳ này, mỗi năm chỉ cấy được vụ chiêm, còn vụ mùa hầu như bỏ trắng, họa hoằn chỉ có một số diện tích nhỏ cấy lúa chớp. Ngồi khu đồng Nạy, cịn có các khu đồng trũng khác như: đồng Mang, đồng Mẫu ở Xuân Tiên, đồng Đô, Đãnh Cày ở Tiên Mộc, Ngô Trung ở Ân Mộc, đồng Sủng ở Đô Xá và rải rác các xứ đồng nằm ở các làng Ân Mộc, Thiện Chính, Đơ Trang, Phúc Hải. Bên cạnh các khu đồng trũng, trên địa bàn xã xen kẽ có các khu đồng cao như: Bể Trong, Cồn Cà ở Đô Xá, Nán Bông, đồng Bái ở Đô Trang. Riêng ở làng Phúc Hải, hiện nay chỉ có 60% tích diện được tưới lại, cịn lại phải dùng máy để cung cấp nước cho sản xuất.

Do phía Tây của xã có tính chất bán sơn địa nên một số làng như: Thiện Chính, Xuân Tiên xuất hiện những gò vấp, tuy nhiên đã bị biến tính

nhiều. Điển hình là khu đồi ở làng Xuân Tiên, nhân dân thường gọi là núi Thục cao 29m, rộng tới 55ha. Hồi kháng chiến chống Mỹ, một đơn vị bộ đội tên lửa đóng trên quả đồi này. Theo các công cụ cao niên trong xã kể lại, xưa kia, tồn bộ khu vực xã ngày nay cịn là rừng rậm, cây cối um tùm. Khi dân cư đến ngày một nhiều, làng được hình thành, nhưng dấu vết của vùng đất bán sơn địa có những gị đất nâu đỏ phù hợp với cây ăn quả vùng nhiệt đới, đặc biệt là mít, dứa, chè là đặc sản của khu vực này còn khá rõ.

Chất đất của xã Dân Lực thuộc đất phù sa cũ không được bồi đắp hằng năm. Cũng giống như các địa phương ở Triệu Sơn, đây là đất phù hợp với hệ thống sơng Mã, sơng Chu tạo thành. Đặc tính chung của đất phù sa cũ không bồi đắp liên tục là ít chua, độ mùn từ trung bình đến khá, tầng dày, lớp đất từ cát pha đến thịt trung bình, dễ tơi xốp....Từ khi chủ động được chuyển đổi mục tiêu, nhân dân có thể canh tác mỗi năm từ 2 đến 3 vụ bao gồm 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Bên cạnh đó cịn có một số diện tích hợp đất gị bó tiện lợi cho việc trồng cây ăn quả. Do được khai phá, cải tạo hàng trăm năm nay nên chất đất ở Dân Lực có nhiều sự thay đổi so với thủy nguyên.

Về khí hậu: Dân Lực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là kiểu khí hậu có nền nhiệt và lượng mưa tương đối lớn, nhưng phân chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió trái ngược nhau. Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm là mùa nóng có gió mùa Đơng Nam (gió nồm) từ biển về mang nhiều hơi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)