So sánh, liên tưởng với các tác phẩm cùng đề tài với Kim Lân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 91 - 138)

IX. Cấu trúc luận văn

1. Các biện pháp dạy học

1.4 So sánh, liên tưởng với các tác phẩm cùng đề tài với Kim Lân

Theo “Từ Điển Tiếng Việt” thì so sánh là “Nhìn vào cái này mà xem

xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [44, 861].

Tác phẩm văn học mang tính hệ thống. Vì vậy, khi dạy học tác phẩm văn chương, chúng ta luôn phải đặt tác phẩm trong sự so sánh, đối chiếu. So sánh để thấy chỗ giống nhau, chỗ khác nhau nhằm soi sáng mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm; hoặc đánh giá những chuyển biến hoặc tài năng biến hóa của một cây bút trong những tác phẩm viết chung một đề tài, một hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau; có khi chỉ cốt để làm nổi bật một vài chi tiết của tác phẩm. Về nguyên tắc, có thể so sánh văn học trên mọi cấp độ của các vấn đề văn học. Người ta có thể so sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học, hai thời kì, hai tác giả, hai khuynh hướng, hai tác phẩm, hai phong cách, hai chi tiết nghệ thuật, v.v… để liên hệ. Để so sánh văn học, cả GV và HS phải có một vốn tri thức rất rộng về văn chương.

bởi nó phát huy được khả năng liên tưởng lôgic, sự sáng tạo của HS. Tuy vậy, cần luôn luôn nhớ so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay cái đẹp của tác phẩm được phân tích, bình giảng chứ không phải để phô trương kiến thức lan man, mất trọng tâm, bài giảng trở nên tản mạn gây sự thiếu tập trung cho người học. Vì vậy, phải lựa chọn kĩ càng từ đối tượng so sánh đến đối tượng được so sánh. Những liên hệ so sánh hay là những so sánh khiến cho người học cảm thấy rất tự nhiên mà vấn đề lại nổi bật được các góc cạnh và màu sắc của nó.

Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”, GV có thể hướng dẫn HS so sánh vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt với người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh; những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp; cả hai đều được khắc họa bằng những chi tiết chân thực, tiêu biểu cho một loại người trong xã hội khi tác phẩm ra đời. Song cái khác biệt thể hiện ở chỗ: vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm; vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó GV có thể hướng dẫn HS so sánh sắc thái nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” với truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Nét chung của cảm hứng nhân đạo ở cả ba tác phẩm là tình cảm hướng đến con người, bảo về quyền làm người trong mỗi con người, biểu hiện sự căm phẫn và tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. Thông cảm sâu sắc với những số phận bị vùi dập, khốn khổ. Nói lên ước mơ và khát vọng sống hạnh phúc của con người. Song sắc thái riêng biệt trong ba tác phẩm biểu hiện ở chỗ: Với “Chí Phèo”, tác giả tập trung hướng

tới bi kịch bị tước đoạt quyền làm người, quyền sống, quyền được lương thiện của con người. Tác giả muốn cất lên tiếng kêu gọi hãy cứu lấy nhân phẩm, nhân cách của con người. Đó là tiếng nói tố cáo, thông cảm, khát khao và ước vọng của con người. Với “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam lại tập trung thể hiện tấm lòng thương xót, cảm thông với những con người nhỏ bé dường như bị quên lãng ở nơi phố huyện nghèo xơ xác, đơn điệu, buồn tẻ và vô nghĩa. Con người ở đó chỉ là những bóng dáng vật vờ uể oải và leo lét như những đốm sáng trong màn đêm ở phố huyện nghèo. Khác hẳn với hai truyện ngắn trên, “Vợ nhặt” của Kim Lân có cách nhìn tiến bộ và lạc quan hơn, vì thế bên cạnh sự cảm thông chia sẻ bênh vực người nông dân, Kim Lân còn hé mở ra con đường thoát khỏi cảnh đói nghèo cho họ bằng những hình ảnh ở cuối truyện. 1.5. Đối thoại đa dạng và hoạt động tương tác

Theo Bakhtin, tác phẩm là một phát ngôn mang “nhiều tiếng nói”, có quan hệ với tác giả, với hiện thực và với người đọc, là một phát ngôn nằm trong quan hệ đối thoại. Do đó, đối thoại là con đường xác lập mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc, là phương thức tích cực để người đọc hiểu tác giả, tác phẩm.

Trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương, đối thoại là một quá trình khắc phục mọi sự hiểu “nhầm lẫn”, độc đoán, áp đặt hay giáo điều, sách vở; đó cũng là con đường để tiếp cận chân lí nghệ thuật ngày càng đúng, càng sâu hơn. Bởi vậy, cần tổ chức cho HS tham dự vào những tình huống, mâu thuẫn văn học, bộc lộ quan điểm, cách hiểu, chủ kiến của riêng mình về các hiện tượng văn học, về thế giới, phá vỡ cách nghĩ “quen thuộc” của các em đã định hình ở một giới hạn nào đó hoặc thuần túy giáo điều, sách vở…

Trong văn học, tác phẩm văn chương là một đề án tiếp nhận, một “cấu trúc mời gọi”, các tầng nghĩa chỉ thực sự mở ra trong sự tiếp nhận của bạn đọc. Đến với tác phẩm là người đọc tham gia một cuộc đối thoại lớn: đối thoại

giữa bạn đọc với bạn đọc, bạn đọc với tác giả, bạn đọc với tác phẩm, đối thoại với chính bản thân mình…Trong dạy học tác phẩm văn chương, đối thoại là thầy và trò cùng thảo luận trao đổi về một vấn đề văn học. Nếu trước đây trong dạy học vai trò người thầy là độc tôn thì nay nhờ có đối thoại và các hoạt động tương tác đã nâng cao vai trò của chủ thể người học đồng thời tạo nên sự vận động đa chiều của tác phẩm đến với bạn đọc. Ở đó, HS được tự do bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận của mình dưới sự dẫn dắt, định hướng của GV. Có như vậy, HS mới thực sự trở thành một chủ thể năng động, sáng tạo trong giờ học. Kiểu giờ học đối thoại thực sự là giờ học tích cực, một hướng đổi mới phương pháp dạy học văn.

Khi dạy “Vợ nhặt” theo quan điểm tiếp cận đồng bộ, người GV phải tổ chức giờ học đối thoại. Bởi vì, nhờ có quá trình này mà người HS mới được bày tỏ suy nghĩ cá nhân về các chi tiết, tình tiết trong tác phẩm. Đây là tác phẩm tự sự, vì vậy, người GV cũng cần phải chú ý đến cách thức tổ chức đối thoại cho phù hợp với đặc trưng thể loại.

Đặc điểm của tác phẩm tự sự là dùng lời kể để tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan, nhằm dựng lại một cuộc đời, một sự việc, một hành động…Qua đó, tác giả muốn thể hiện một quan niệm, một thái độ nhất định. Vì đặc điểm loại thể như vậy mà khi dạy tác phẩm tự sự không thể giống với cách dạy tác phẩm trữ tình. Khi tổ chức đối thoại, người GV cũng phải rất chú ý điều đó. Đối thoại giúp cho HS nhớ lâu, chủ động, tích cực tìm đến với tri thức. Khi tổ chức đối thoại, HS không chỉ đối thoại với GV mà còn đối thoại với các bạn cùng học, đối thoại với tác giả, tác phẩm.

1.5.1. Đối thoại giữa bạn đọc HS- tác giả

Mỗi nhà văn khi sáng tác tác phẩm của mình đều nhằm mục đích truyền tải đến người đọc một thông điệp nào đó. Sáng tác văn học chính là thể hiện nhu cầu giao tiếp của nhà văn. Dạy học văn chính là người thầy tổ chức

cho HS tiếp nhận tác phẩm. Và quá trình tiếp nhận đó chính là quá trình HS đối thoại với tác giả, với văn bản văn học. HS đọc tác phẩm là thực hiện đối thoại ngầm với tác giả (chủ thể thẩm mỹ) thông qua văn bản (bản thể thẩm mỹ), nhằm tạo ra một sự hòa đồng giữa hai thế giới: một thế giới do tác phẩm hàm chỉ và một thế giới mà các em xây dựng được trong lúc đọc tác phẩm, hình thành sự tiếp nhận tri âm, phát huy và ký thác.

HS đối thoại với tác giả qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật, qua các tình huống, cảm xúc, các nhân vật…trong văn bản để hoàn thiện nhận thức, để phát triển các khả năng liên tưởng, năng lực tưởng tượng, tái hiện, sáng tạo và để theo dõi ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Trong tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã gửi gắm vào đó những suy nghĩ, tư tưởng của mình về cuộc sống, về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám đặc biệt là nạn đói năm 1945. Tác phẩm lên án Pháp- Nhật đã đẩy dân ta đến chỗ khốn cùng, thân phận con người trở nên vô cùng bèo bọt. Người ta có thể “nhặt” được cả một con người về làm vợ chỉ bằng một câu hò ỡm ờ. Nhưng vượt lên cảnh khốn cùng đó, những người lao động Việt Nam đã tỏa sáng tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang nhau để thực hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình. Qua đó người đọc còn thấy được sự thương xót, niềm tin của tác giả vào những con người lao động. Dù cho hoàn cảnh có xô đẩy họ đến đâu đi chăng nữa thì niềm tin vào cuộc sống, vào cách mạng sẽ giúp họ vượt qua tất cả và hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn.

Trong quá trình dạy học, HS được sự khơi gợi của GV giải mã các câu chữ, các dấu hiệu nghệ thuật để hiểu tác giả, hiểu nhân vật trong tác phẩm để đối thoại.

1.5.2. Đối thoại giữa GV-HS

đáo. Từ tình huống ấy chi phối toàn bộ nội dung và ý nghĩa của truyện. Bên cạnh đó truyện còn diễn tả nhiều tình tiết éo le, nhiều chi tiết độc đáo…Vì vậy, GV cần phải phát hiện ra được những tình huống có vấn để vừa không thoát ly tác phẩm, vừa phù hợp với sự tiếp nhận của HS nhằm khơi gợi nhận thức và tạo hứng thú cho các em. Ví dụ, khi dạy tác phẩm “Vợ nhặt”, GV nên tổ chức đối thoại về: tình huống truyện, về tâm trạng bà cụ Tứ, về cách kết thúc tác phẩm, về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…bằng những câu hỏi như:

+ Vì sao mọi người ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một

người đàn bà lạ về nhà?

+ Truyện được kết thúc như thế nào? Theo em cách kết thúc ấy có ý

nghĩa gì?

Có thể chia nhóm để thảo luận hoặc thảo luận trực tiếp. Các HS khác nhận xét, bổ sung hoặc tranh luận nếu không cùng ý kiến. GV phải là người dẫn dắt, khơi gợi để cuộc đối thoại đi đúng hướng. Việc thị chao chát, chỏng lỏn, táo tợn đòi ăn là biểu hiện của người cận kề với cái đói, cái chết và dường như đang đánh mất sĩ diện của người phụ nữ nhưng nếu GV chọn chi tiết này để đói thoại có thể sẽ bị dung tục hóa giờ học. Vì vậy, để tổ chức đối thoại trong giờ học tác phẩm “Vợ nhặt”, GV cần nắm chắc tác phẩm, cân nhắc, lựa chọn xem cần đối thoại ở đâu, dự kiến được những tình huống xảy ra để luôn luôn là người chủ động trong bài giảng của mình.

Tránh tình trạng quá chú trọng đối thoại mà xé lẻ, đập vụn tác phẩm.

1.5.3. Đối thoại giữa HS-HS

Những HS trong cùng một lớp học có cùng lứa tuổi, cùng đặc điểm tâm sinh lý, cùng trình độ nhận thức…nên về cơ bản các em tiếp thu giống nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Có những lúc ý kiến của các em

trái ngược nhau khi cùng nhìn nhận về một vấn đề do năng lực cảm thụ văn học, do suy nghĩ…của các em khác nhau. Vì vậy, khi dạy GV nên tạo cho các em một bầu không khí dân chủ có định hướng để các em tranh luận tìm đến chân lý cuối cùng. Chính nhờ sự tranh luận đó mà có khi nảy ra những ý kiến mới lạ, sáng tạo. Cần khuyến khích để các em tự hiểu, tự cảm nhận về số phận của các nhân vật trong tác phẩm thì mới có được những rung cảm thẩm mỹ. Nhờ vậy, các em mới biết trân trọng khát khao hạnh phúc, khát khao tổ ấm gia đình của anh cu Tràng, của người vợ và cả của bà cụ Tứ, hiểu được niềm tin tưởng vào cách mạng của gia đình anh cu Tràng nói riêng và những người nông dân trước cách mạng tháng Tám nói chung.

Có thể nói, tổ chức dạy học đối thoại là biện pháp hữu hiệu khi dạy học “Vợ nhặt” trong việc vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ. Đối thoại sẽ giúp cho HS tiếp thu tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo mà vẫn đảm bảo mục đích, yêu cầu của giờ học.

1.6. Sử dụng các bài tập mở rộng đi sâu vào tác phẩm

Những tác phẩm văn học lớn có giá trị không cùng. Mỗi thời đại người đọc lại phát hiện thêm những giá trị mới của tác phẩm. Thời gian học tập ở trên lớp là hữu hạn, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong nhận thức, GV cần tăng cường cho các em các loại bài tập mở rộng đi sâu vào tác phẩm. Cần định hướng cho các em luyện bài tập được nhiều kỹ năng theo quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương.

* Bài tập mở rộng đi sâu vào các lĩnh vực của tác phẩm

+ Dạng bài tập kiểm tra kiến thức tác giả: So sánh tác giả với các tác giả khác trong cùng một trào lưu văn học.

+ Bài tập mở rộng đi sâu vào văn bản: nội dung, nghệ thuật tác phẩm. + Bài tập mở rộng đi sâu vào tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

* Bài tập mở rộng và đi sâu vào kiểm tra kiến thức về tác giả

Ví dụ 1: Anh (chị) hãy so sánh cái nhìn về nông thôn và người nông dân trong sáng tác của Kim Lân, Nam Cao, Ngô Tất Tố qua ba tác phẩm: Vợ nhặt, Chí Phèo, Tắt đèn.

Ví dụ 2: Phong cách nghệ thuật Kim Lân qua hai truyện ngắn “Vợ nhặt” và “Làng”.

* Bài tập mở rộng đi sâu vào văn bản tìm hiểu nội dung tác phẩm

Mở rộng đi sâu vào nội dung là đi sâu vào tìm hiểu các tầng cấu trúc văn bản. Đặc biệt quan tâm đến loại hình nhân vật văn học để có cái nhìn về nhân vật trong sự so sánh, đối chiếu làm cho nhân vật trở nên sắc nét, độc đáo.

Ví dụ 1: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Ví dụ 2: Phân tích khát vọng sống, tình yêu thương của những con người lao động nghèo khổ qua diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

* Bài tập mở rộng đi sâu vào hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn

chương

Mục đích của dạng bài tập này không chỉ nắm được những hình thức nghệ thuật biểu hiện nội dung của tác phẩm văn chương mà còn thấy sự độc đáo của các hình thức nghệ thuật được hiểu đúng.

Ví dụ 1: Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật người vợ Tràng, qua đó làm nổi bật nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế, sắc sảo và ý nghĩa nhân đạo độc đáo của tác phẩm.

Ví dụ 2: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Cho biết giá trị hiện thực và nhân đạo qua tình huống đó.

* Bài tập mở rộng đi sâu vào tư tưởng, chủ đề tác phẩm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 91 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)