Đối thoại giữa GV-HS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 95 - 96)

IX. Cấu trúc luận văn

1. Các biện pháp dạy học

1.5.2 Đối thoại giữa GV-HS

đáo. Từ tình huống ấy chi phối toàn bộ nội dung và ý nghĩa của truyện. Bên cạnh đó truyện còn diễn tả nhiều tình tiết éo le, nhiều chi tiết độc đáo…Vì vậy, GV cần phải phát hiện ra được những tình huống có vấn để vừa không thoát ly tác phẩm, vừa phù hợp với sự tiếp nhận của HS nhằm khơi gợi nhận thức và tạo hứng thú cho các em. Ví dụ, khi dạy tác phẩm “Vợ nhặt”, GV nên tổ chức đối thoại về: tình huống truyện, về tâm trạng bà cụ Tứ, về cách kết thúc tác phẩm, về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…bằng những câu hỏi như:

+ Vì sao mọi người ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một

người đàn bà lạ về nhà?

+ Truyện được kết thúc như thế nào? Theo em cách kết thúc ấy có ý

nghĩa gì?

Có thể chia nhóm để thảo luận hoặc thảo luận trực tiếp. Các HS khác nhận xét, bổ sung hoặc tranh luận nếu không cùng ý kiến. GV phải là người dẫn dắt, khơi gợi để cuộc đối thoại đi đúng hướng. Việc thị chao chát, chỏng lỏn, táo tợn đòi ăn là biểu hiện của người cận kề với cái đói, cái chết và dường như đang đánh mất sĩ diện của người phụ nữ nhưng nếu GV chọn chi tiết này để đói thoại có thể sẽ bị dung tục hóa giờ học. Vì vậy, để tổ chức đối thoại trong giờ học tác phẩm “Vợ nhặt”, GV cần nắm chắc tác phẩm, cân nhắc, lựa chọn xem cần đối thoại ở đâu, dự kiến được những tình huống xảy ra để luôn luôn là người chủ động trong bài giảng của mình.

Tránh tình trạng quá chú trọng đối thoại mà xé lẻ, đập vụn tác phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)