Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi tiến hành dạy học “Vợ nhặt”

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 58 - 138)

IX. Cấu trúc luận văn

9. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi tiến hành dạy học “Vợ nhặt”

theo hướng tiếp cận đồng bộ

9.1. Bám sát phong cách nhà văn Kim Lân

9.1.1. Chú ý cái nhìn nghệ thuật của Kim Lân

Cái nhìn chính là sự khám phá, phát hiện, thâm nhập sự vật từ bên ngoài. Cái nhìn mang tính khách quan, thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết…về một mảng đề tài, một vùng thẩm mỹ mà tác giả “chuộng”. Đằng sau cái nhìn là thái độ, tình cảm của tác giả.

Kim Lân sáng tác trên hai mảng đề tài chính là thân phận và cuộc sống của những người nông dân. Nhưng dù ở đề tài nào đi chăng nữa thì cái mà Kim Lân hướng tới vẫn là con người. Với Kim Lân, con người quan trọng

nhất là “cái tâm” và ông nhìn thấy ở những người nông dân “lủ khủ lù khù” ấy cả một thế giới tình cảm sâu đậm. Vì thế, điểm nhìn của nhà văn được xoáy vào đó như một điểm sáng trong góc tối, nổi bật lên là tình người, tình mẹ con, tình cha con, tình anh em, tình bạn bè, tình xóm làng, tình họ hàng (ruột thịt), tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng…thể hiện trong lúc chơi (Đôi chim thành, Ông Cản Ngũ), trong lúc lao động (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê), ngay cả khi đói (Đứa con người vợ lẽ, Vợ nhặt, Chị Nhâm), khi bị áp bức (Nên vợ nên chồng, Tìm em) và trong chiến tranh (Làng, Bà mẹ Cẩn).

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Tràng và cô vợ tình cờ gặp nhau giữa

lúc đói, khắp nơi “người chết như ngả rạ”, nằm co quắp, còng queo bên đường, ngổn ngang ở các lều chợ, “không khí thì vẩn lên mùi ẩm thối của rác

rưởi và mùi gây gây của xác người” [38,199], vậy mà họ dũng cảm đến với

nhau, cho dù ai cũng lo “Giời đất này mà còn rước cái của nợ đời về. Biết có

nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không” [38, 200] nhưng cái khát

vọng được sống trong sự thương yêu, gắn bó của mái ấm gia đình đã khiến họ

đẩy lùi tất cả và “Hôm ấy, hắn đưa người đàn bà vào chợ tỉnh, bỏ tiền ra mua

cho ả cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…” [38, 207-208].

9.1.2. Chú ý nghệ thuật khắc họa nhân vật

Nhà văn Vũ Thị Thường cho rằng: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật”

[39, 83]. Đúng thế, với Kim Lân, con người là mối quan tâm hàng đầu. Do

vậy, theo ông “Truyện ngắn cũng là tiểu thuyết và điều quan trọng nhất là

nhân vật [10], và “Nhân vật phải có tính cách và phải hành động theo tính cách một cách tự nhiên, không giả tạo, sáo rỗng” [10].

Kim Lân viết truyện không nhiều, vì thế nhân vật của ông không thật đa dạng. Tuy vậy, trong hệ thống nhân vật không nhiều ấy vẫn có những

người ở tầng lớp “đầu thừa đuôi thẹo” và cũng có những người thuộc tầng lớp “tài hoa, bặt thiệp, phong lưu”. Chú tâm xây dựng nhân vật, Kim Lân đã sử

dụng rất nhiều các biện pháp nghệ thuật như: đặt tên nhân vật, miêu tả ngoại hình, tâm lí, đời sống tinh thần…Chẳng hạn khi:

* Miêu tả ngoại hình

Trong quá trình xây dựng nhân vật, Kim Lân không dành nhiều thời gian cho việc miêu tả ngoại hình. Tuy nhiên, đối với những nhân vật cần được nhấn mạnh về vị trí xã hội, tính cách…ông đã triệt để tận dụng những điều kiện cho phép để đưa ra những đặc điểm về hình tượng nhân vật. Dù chỉ vài nét phác thảo, song bao giờ nhân vật của Kim Lân cũng để lại ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Dựa vào quan niệm thẩm mỹ truyền thống khi miêu tả con người, Kim Lân đã giúp chúng ta bước đầu hình dung ra tính cách, tâm lí, hoàn cảnh, số phận nhân vật.

Đọc “Vợ nhặt”, người đọc ấn tượng với cách miêu tả ngoại hình các nhân vật trong truyện nhưng chú ý hơn cả là nhân vật anh cu Tràng. Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Mỗi buổi chiều về hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú, vừa dữ tợn…Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu; ngay cái cười cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệch; cái áo nâu tàng vắt ở một bên tay…tất cả tạo nên một hình ảnh hết sức hoang dã trong xã hội đói nghèo.

* Miêu tả tâm lí

Theo Lại Nguyên Ân thì phần nỗ lực cao độ của Kim Lân là “dồn vào

chỗ vẽ ra cụ thể, thật sống động diện mạo, tâm lý, ứng xử của một nông dân cụ thể trong một tình huống cụ thể”. Để cho nhân vật thật hơn với đời sống,

Kim Lân đã khéo vận dụng các loại tâm lí cho từng nhân vật của mình, có tâm lí chung của con người bình thường: vui- buồn- lo sợ- sung sướng- hạnh phúc, có tâm lí riêng của người phương Đông: nhẹ nhàng- e ấp- kín đáo, có tâm lí cụ thể của người nông dân: thật thà, chất phác, cởi mở…, có tâm lí đặc biệt của người nghèo, người ngụ cư: tủi phận, tự ái, tự trọng…Ta có thể thấy rất rõ sự vận dụng các loại tâm lí đó cho từng nhân vật như: Tư (Đứa con người vợ lẽ), cụ Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ), Tràng (Vợ nhặt)…

Đơn cử như với “Vợ nhặt”- ở nhân vật “người đàn bà”, vừa có cái tâm lí chung của người phụ nữ Á Đông khi mới về nhà chồng như: “rón rén, e

thẹn” [38, 199], “ngồi mớm xuống mép giường” [38,204], “cúi cái mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt” [38,210], vừa có cái tâm lí đặc biệt của người

“vợ theo”, ả ta “đi sau hắn chừng ba, bốn thước…đầu hơi cúi xuống, cái nón

nghiêng che khuất đi nửa mặt” [38,199], vừa có cái tâm lí riêng của người đói

“ Ăn thật nhá! Ừ thì ăn sợ gì”. [38,207]

Tâm lí của anh cu Tràng cũng được Kim Lân khắc họa thật sinh động.

Tràng vừa có cái tâm lí của người vừa mới quen còn sợ sệt nên “tay nọ xoa

xoa vào vai kia” [38,202], vừa có cái tâm lí riêng của người nghèo chuẩn bị

lấy vợ, hắn quyết định mua hai hào dầu thắp cho tối tân hôn, kể ra cũng “lãng

phí”, nhưng “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ

chưa tối đã rúc vào ngay, hí hí…” [38,203], vừa có cái tâm lí cụ thể của

người sau đêm tân hôn “Mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong

người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” [38, 213], vừa có

cái tâm lí đặc biệt của người ngụ cư mới có gia đình nên “Bỗng nhiên hắn

thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng” [38,214] và hắn mơ

ước “Sẽ cùng vợ hắn sinh con đẻ cái ở đấy” [38,214], điều mà trước đây cả

Tràng và mẹ Tràng đều không dám nghĩ đến. Tình yêu đã cho họ sức mạnh

diệu kì vượt qua khó khăn và khiến Tràng cảm giác được “Bây giờ hắn mới

Tiêu biểu hơn cả là nhân vật bà cụ Tứ. Ở bà có đủ cả những nét tâm lí

ấy. Cái tâm lí con trai có vợ bà mẹ nào chả vui, chả mừng “thôi thì các con đã

phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”. Đó là cái tâm lí chung.

Nhưng còn cái tâm lí riêng, tâm lí phong tục “Kể có ra, làm được dăm ba

mâm thì phải đấy” [38, 211], nên bà lão hơi buồn. Càng nghĩ bà càng thương

cho con dâu. Song người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, mà con mình mới có được vợ. Đó là tâm lí của người mẹ hiểu

con, thương con đã phải thốt ra “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” [38, 211]. Thế rồi “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa và nước mắt cứ thế

chảy xuống ròng ròng” [38, 211]. Song nghĩ đến cái phận nghèo “Bà lão cúi đầu nín lặng” [38, 209]. Vì “Bà lão hiểu rồi- lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” [38, 209]. Càng nghĩ bà càng thấy tủi thân và xót xa cho con: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…” [38, 209], rồi bà lại lo lắng “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” [38, 210]. Đó cũng

là nét tâm lí thường thấy ở những người mẹ nghèo, nhưng có lẽ chỉ Kim Lân mới có thể lột tả được một cách tài tình đến như vậy.

9.1.3. Chú ý tình huống truyện

Mỗi truyện ngắn của Kim Lân thường chứa đựng một tình huống. Song ở một vài truyện không chỉ có một mà là hai hoặc ba tình huống. Khảo sát kỹ truyện ngắn Kim Lân, có thể nhận thấy một số kiểu tình huống: tình huống hành động, tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng…

Trong số các truyện ngắn nghiêng về tình huống hành động, “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc, một truyện ngắn giản dị nhưng là cái giản dị của một bậc thầy, chữ nào cũng hay, chân xác, hàm súc. Thành công của tác phẩm một

phần quyết định là bởi nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của nhà văn. Sau khi lướt qua các tình tiết chính của thiên truyện này ta dễ dàng nhận thấy hạt nhân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một cuộc hôn nhân kỳ lạ. Và đó chính là cái “tình thế nảy ra truyện”, cái tình huống của câu chuyện.

Nói hôn nhân trong “Vợ nhặt” kì lạ, ít nhất vì ba lẽ. Một là, sự đảo lộn về giá

trị: Tràng- một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ,

bỗng dưng nhặt được vợ, mà lại là vợ theo không. Hai là, sự ngược đời:

Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ giữa những ngày nạn đó đang lăm

le cướp đi mạng sống của mỗi người. Ba là, nghịch lý: một đám cưới thiếu tất

cả mà lại như đủ cả. Những điều này quyết định đến việc tổ chức mạch chuyện và cả cấu tứ của thiên truyện nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà mạch chuyện là một chuỗi ngạc nhiên kế tiếp. Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Thoạt tiên là lũ trẻ rồi đến đám người lớn và tiếp đó là bà cụ Tứ. Song, đáng nói nhất vẫn là Tràng. Là “thủ phạm” gây ra tất cả mà vẫn không hết ngạc nhiên. Trong chuỗi ngạc nhiên ấy, ta đọc thấy những định nghĩa xót xa về người vợ: vợ là cái của nợ đời, vợ là gánh nặng phải đèo bòng…Có thể nói, chưa có ở đâu giá trị của người vợ lại thấp kém, lại bèo bọt như hoàn cảnh này. Và cũng chưa bao giờ hạnh phúc lại có một nghĩa lí đáng sợ như ở đây: hạnh phúc là một mạo hiểm, một nguy cơ! Như vậy, tạo được tình huống này, tác phẩm đã tố cáo được tội ác của phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn đánh tụt giá trị người xuống hàng cỏ rác bèo bọt. Mặt khác, cũng làm toát lên được niềm tin vào bản chất Người trong con người: dù hoàn cảnh muốn biến Con Người thành bèo bọt, nhưng Con người vẫn không chịu làm bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm Người. Nghĩa là một tình huống đem lại tầm vóc nhân văn đáng nể cho tác phẩm.

Một điểm đáng lưu ý là hầu hết các tác phẩm của Kim Lân đều hướng về một kết thúc bất ngờ và có hậu. Có ngẫu nhiên chăng khi Kim Lân kết thúc tác phẩm “Vợ nhặt” bằng hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới? Cách “kết mở” này đưa “Vợ nhặt” bước tới phạm trù của nền văn học cách mạng. Nhờ thế, tuy truyện đã khép lại nhưng những số phận như Tràng vẫn tiếp tục được mở

ra, vận động về phía niềm tin, phía cuộc sống. “Lá cờ đỏ” như gợi mở một sự

thanh toán triệt để những số phận bế tắc như kiểu anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo…Chi tiết này không phải là một mơ ước viển vông, ảo tưởng mà có cơ sở chắc chắn từ trong hiện thực cuộc sống.

9.2. Bám sát thi pháp truyện ngắn Kim Lân

Trước tiên nói về thế giới nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn Kim

Lân là kết tinh của quan niệm về con người của nhà văn. Sự lựa chọn kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân chính là mã hóa những quan niệm nghệ thuật của người nghệ sỹ. Trong số các kiểu nhân vật ở truyện ngắn Kim Lân

nổi bật hơn cả là những nhân vật thuộc lớp người “đầu thừa đuôi thẹo”. Họ là

những con người vừa nghèo đói vừa khổ cực nhưng vượt lên tất cả họ vẫn là những người nông dân khao khát được sống hạnh phúc. Ước vọng ấy vẫn được nhen nhóm lên trên cái nền của sự đói khát, chết chóc, tối tăm. Tư tưởng

nhân văn sâu sắc này Kim Lân đã nhiều lần tâm sự: “Tôi định viết một số

truyện ngắn với ý là: khi đói người ta không nghĩ tới con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người” [8].

Trong “Vợ nhặt”, khát vọng ấy lan tỏa và sưởi ấm cuộc đời khốn khổ của Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Nếu như người vợ nhặt là hiện thân của niềm khao khát sống thì Tràng là hiện thân của niềm khao khát hạnh phúc. Bởi thế, giữa cái lúc đói kém nhất, một anh nông dân nghèo

như Tràng lại dám biến một câu chuyện “tầm phơ tầm phào”, một lời rủ đùa thành một lời cầu hôn. Thực ra, khi “nhặt” vợ về, Tràng không phải là không biết “chợn” vì “thóc gạo này đến cái thân mình còn nuôi không nổi

lại còn đèo bòng” [38, 207]. Nhưng rồi anh ta tặc lưỡi “Chậc, kệ”. Nhìn bề

ngoài thì đó là thái độ bất cần nhưng xét kỹ ra, đó chính là tình cảm cưu mang đồng loại, không nỡ bỏ rơi kẻ đói khổ hơn mình. Cho nên, Tràng mới

nâng niu trân trọng cái hạnh phúc nhỏ bé của mình đến thế: “Vợ mới vợ

miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tý chứ” [38, 203]. Đằng sau câu nói

đùa ấy là niềm vui không phải tầm thường. Cảm động làm sao khi giữa cái không gian tối sầm, xơ xác của năm đói, Tràng vẫn chuẩn bị thắp sáng cho chính cuộc đời mình. Bởi thế, ánh sáng của ngọn đèn con đã trở thành biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tin tưởng về cuộc sống, tương lai. Niềm tin yêu, hi vọng ấy Kim Lân gửi gắm nhiều hơn cả ở nhân vật bà cụ Tứ. Chính

bà lão “lọng khọng”, già cả, gần đất xa trời này lại là người nói nhiều đến

hy vọng, đến ngày mai hơn cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho chu đáo, chuyện khi nào có tiền mua lấy đôi gà, đến

những ước mơ xa xôi hơn về một ngày “rồi may ra ông giời cho khá”…Bà

cụ Tứ cố nén nỗi lo, động viên con tin ở sự sống và tương lai, bởi bà lão tin

vào cái triết lý dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.

Không dừng lại ở đó, những nhân vật của Kim Lân như một tất yếu sẽ tìm đến với ánh sáng của cách mạng. Kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” bằng

hình ảnh “lá cờ đỏ sao vàng”- đó là một kết cục làm rõ tư tưởng của tác

phẩm, đẩy câu chuyện thoát khỏi lối mòn bi kịch của văn học hiện thực trước cách mạng viết về những nạn nhân đáng thương bị đè bẹp bởi hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 58 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)