IX. Cấu trúc luận văn
1. Các biện pháp dạy học
2.4. Đánh giá kết quả thể nghiệm
Qua thực nghiệm ở lớp 12A3, đối chiếu với lớp đối chứng, chúng tôi thấy HS hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” hơn.
Sau đây là kết quả phân loại kiểm tra: - Lớp đối chứng (bảng 1)
Lớp Học sinh Điểm giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém 12A2 46 0 (0%) 8 (17.4%) 22 (47.8%) 16 (34.8%)
- Lớp thực nghiệm (bảng 2)
Lớp Học sinh Điểm giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém 12A3 40 2 (5%) 11(27.5%) 21 (52.5%) 6 (15%)
Nhìn vào kết quả thực nghiệm có thể thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cụ thể:
- Điểm yếu ở lớp thực nghiệm giảm hơn 50% so với lớp đối chứng. - Điểm trung bình, khá ở lớp thực nghiệm tăng hơn so với lớp đối chứng. - Đặc biệt là điểm giỏi thì chỉ có ở lớp thưc nghiệm.
Trên thực tế, vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã nhận được sự quan tâm của GV, sự chú ý và hào hứng học tập của HS ở trường thực nghiệm. Hầu hết các GV trong tổ văn của trường đều thấy đây là một hướng đi mới nhiều triển vọng, đạt được tính bền vững, phù hợp với việc giảng dạy văn học hiện đại, những tác phẩm văn học viết về những vấn đề quá khứ.
Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả của một hướng đi mới không phải bằng một vài lần thực nghiệm. Những thành công trên đây của chúng tôi chỉ mang tính chất bước đầu cho một quá trình hoàn thiện phương pháp dạy học văn theo hướng tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn học.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Kim Lân không phải là một cây bút viết nhiều nhưng ông lại có vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu. Những tác phẩm của ông đều là những bài học quý giá cho những người cầm bút cùng thời và thế hệ văn nghệ sỹ sau này. Đối với đời sống văn học nhà trường, Kim Lân có một sứ mệnh cao cả là truyền đến cho HS niềm tin vào con người, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Qua những tác phẩm mang tính hiện thực và nhân văn sâu sắc của ông, dưới sự hướng dẫn của GV đã góp phần giúp HS hình thành nhân cách của người công dân mới, tình yêu thương, sự cảm thông đối với đồng loại.
2. Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt” được đưa vào nhà trường giảng dạy từ lâu. Cũng có những chuyên đề của GV, những công trình nghiên cứu của các nhà phương pháp đề cập đến cách dạy tác phẩm này. Thế nhưng đến nay vẫn tồn tại những bất cập trong giảng dạy và có nhiều tranh cãi về cách dạy. Thực tế cho thấy, HS thích nhưng lại khó khăn khi tiếp nhận bởi tác phẩm chứa đựng nhiều tầng nghĩa.
3. Trong dạy học truyện ngắn nói riêng và dạy học văn nói chung hiện nay không thể chỉ dạy theo một hướng tiếp cận nhất định. Từ đầu thế kỉ XX, ngành lí luận phê bình văn học đã đưa ra lý thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học. Tiêu biểu là ba hướng tiếp cận: lịch sử phát sinh, cấu trúc bản thể, lịch sử chức năng. Mỗi hướng tiếp cận đều có những ưu, nhược điểm riêng. Bên cạnh đó, còn có các hướng tiếp cận thi pháp học, phong cách học, văn hóa…Nếu chỉ áp dụng đơn thuần một hướng tiếp cận khi giảng dạy tác phẩm dễ dẫn đến cực đoan, phiến diện, áp đặt. Vì vậy, kết hợp đồng bộ các hướng tiếp cận trên là cần thiết, là việc cần phải làm bởi chỉ có tiếp cận đồng bộ mới hiểu rõ bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương đồng thời sẽ không bỏ
sót hoặc phân tích mờ nhạt các giá trị đích thực mà tác phẩm văn chương muốn truyền đến người đọc.
4. Tác phẩm “Vợ nhặt” chứa đựng những yếu tố cần thiết để giảng dạy theo quan điểm tiếp cận đồng bộ. Hướng dạy này không chỉ giúp cho HS hiểu sâu sắc các chi tiết nghệ thuật, về các hình tượng nhân vật…mà còn hiểu được những thông điệp mà tác giả gửi gắm, được phát biểu chính kiến, được phát huy tối đa năng lực cảm thụ văn học của bản thân về tác phẩm. Khi nghiên cứu, tuy còn nhiều vấn đề chưa thực sự thỏa đáng nhưng với những biện pháp đưa ra, chúng tôi có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn, góp phần giúp GV khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong quá trình giảng dạy, giúp HS phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo khi khám phá tác phẩm đặc sắc này.
5. Trong quá trình phát triển, ngành khoa học phương pháp dạy học văn còn có thể xuất hiện thêm nhiều phương pháp dạy học mới, nhiều hướng tiếp cận mới. Nhưng vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để phát huy chủ thể HS và đi đúng bản chất của việc dạy học văn là một vấn đề bức thiết. Xu hướng tiếp cận này góp phần khắc phục tình trạng “dạy chay”, dạy duy văn bản hiện nay.
Luận văn của chúng tôi dù đã dành nhiều tâm huyết nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, những suy nghĩ và cách giải quyết của chúng tôi có thể còn nhiều bất cập. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu sư phạm, các bạn bè đồng nghiệp, những người yêu mến nhà văn Kim Lân để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên An (2000), “Nhà văn của làng quê nước Việt”, Tạp chí nhà văn, (5).
2. Hoài Anh (10/2003), “Kim Lân, nhà tiểu thuyết phong tục sở trường về miêu
tả trạng thái nhân thế”, Tạp chí Văn (Hội văn nghệ TP Hồ Chí Minh), (13).
3. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí văn học, (6), tr. 56- 65.
4. Lê Thị Ba (2008), Chuyên đề dạy- học Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Bao (1997), Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật
của truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường, Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội.
8. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb văn học, Hà Nội.
9. Nguyễn Tiến Đức (2002), Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
10. Hương Giang (5/1993), “Nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt”, Báo
Văn nghệ, (19).
11. Mã Thu Hà (2003), Nông thôn và hình tượng người nông dân trong
sáng tác của Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
12. Kim Hoa (8/1994), “Ngòi bút Kim Lân và sự cày xới trên cánh đồng
quê”, Báo nhân dân chủ nhật, (34).
13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
14. Nguyên Hồng, Hồi kí bước đường viết văn, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
15. Trần Văn Hồng (1999), Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước
1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội,
16. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Hùng (9/2010), “Câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn
chương và những cách nhìn hiện đại”, Giáo dục từ xa và tại chức, ĐHSP
Hà Nội, (26), tr. 16- 25.
19. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn
học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương
(phần trung đại) ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, Hà Nội.
23. Đinh Gia Khánh (4/1994), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học,
Hà Nội.
24. Nguyễn Trọng Khánh (2008), Chốt kiến thức ngữ văn trong chương
trình THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Khiêm (2009), Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời
sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, Luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
26. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi
mới, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
27. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2008), Thiết kế bài học ngữ văn 12 (tập
28. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt,
(1999), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
29. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12
(tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12
(tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử và các tác giả khác (2008), Hướng dẫn
thực hiện chương trình SGK lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nôi.
32. Phương Lựu (Chủ biên), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2008), Lí luận
văn học (tập 3), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
33. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Lê Lưu Oanh, Nguyễn Quang Trung
(2000), Phân tích- bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
34. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) (1981), Tổng tập văn học Việt Nam- tập
30A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Đàm Thu Nga (2010), Kết hợp các hướng tiếp cận trong dạy học tác
phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
36. Phạm Thanh Nga (2005), Văn hóa Kinh Bắc và phong cách nghệ thuật
Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
37. Đặng Thị Minh Ngọc (2005), Truyện ngắn Kim Lân, nhìn từ phong cách
thể loại, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
38. Lữ Huy Nguyên (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (1996), Tuyển tập
Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Vương Trí Nhàn (Sưu tầm và biên soạn) (1998), Sổ tay truyện ngắn,
40. Nhà xuất bản Văn nghệ (1954), Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn), Hà Nội.
41. Nhiều tác giả (1983), Từ điển thuật ngữ văn học (tập 1), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
42. Nhiều tác giả (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
43. Nhiều tác giả (2000), Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
44. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung
tâm từ điển học.
45. Nguyễn Kim Phong (Chủ biên) (2009), Kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ
văn 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
46. Vũ Đức Phúc (1964), Sơ thảo lịch sử văn học 1930-1945, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
47. Bế Kiến Quốc (6/1998), “Nhà văn Kim Lân: Đất lề quê thói”, Báo văn
nghệ, (24).
48. Vũ Dương Quỹ (Tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm
trong trường phổ thông: Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
49. Trần Đăng Suyền (2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
50. Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân
Nam (2008), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
51. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2008), SGK Ngữ văn 12 Nâng cao (tập
2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2008), SGV Ngữ văn 12 Nâng cao (tập
53. Nguyễn Thị Thu Thảo (2008), Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim
Lân cho học sinh trung học phổ thông từ cái nhìn văn hóa, Luận văn thạc
sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
54. Vương Thảo (2004), “Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn”,
Báo An ninh, (30).
55. Lương Thị Thìn (2003), Tiếp cận đồng bộ tác phẩm “Tuyên ngôn độc
lập”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
56. Nguyễn Thị Thu (2004), Phong cách nghệ thuật Kim Lân, Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP Hà Nôi, Hà Nội.
57. Đỗ Lai Thúy (9/2006), “Mối quan hệ văn hóa- văn học nhìn từ lý thuyết
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ... 1
I.Lí do chọn đề tài ... 1
II. Lịch sử vấn đề ... 3
1. Trước năm 1945 đến năm 1986 ... 4
1.1. Trước năm 1945 ... 4
1.2. Sau năm 1945 đến năm 1986 ... 4
2. Từ năm 1986 đến nay ... 6
3. Nhận xét chung ... 11
III.Mục đích nghiên cứu ... 11
IV. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ... 11
V.Giả thuyết khoa học ... 11
VI. Phương pháp nghiên cứu ... 12
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 12
VIII. Đóng góp của luận văn ... 12
IX. Cấu trúc luận văn ... 12
PHẦN NỘI DUNG ... 14
Chương I: VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC, TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN ... 14
1. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học, trong nhà trường ... 14
1.1. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học .. 14
1.2. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường... 16
2. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Vợ nhặt” ... 17
2.1. Hướng 1: Từ thi pháp truyện ngắn Kim Lân ... 17
2.1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ... 17
2.1.1.2. Thế giới nhân vật ... 18
2.1.2. Từ cốt truyện và thủ pháp tạo dựng truyện ... 22
2.1.2.1. Cốt truyện ... 22
2.1.2.2. Thủ pháp tạo dựng truyện ... 24
2.1.3. Từ ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật ... 27
2.1.3.1. Ngôn ngữ ... 27
2.1.3.2. Giọng điệu trần thuật... 28
2.2. Hướng 2: Từ đặc trưng loại thể ... 31
2.3. Hướng 3: Từ góc độ văn hóa ... 32
2.4. Hướng 4: Từ phong cách nhà văn ... 35
Tiểu kết chương I ... 37
Chương II: Thực trạng dạy học và nghiên cứu “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường THPT ... 38
1. Mục đích khảo sát ... 38
2. Nội dung khảo sát ... 38
3. Đối tượng khảo sát ... 38
4. Tư liệu khảo sát ... 39
5. Quá trình khảo sát ... 39
5.1. Thời gian khảo sát ... 39
5.2. Địa bàn khảo sát... 39
5.3. Hình thức khảo sát ... 39
6. Kết quả khảo sát ... 43
7. Phân tích kết quả khảo sát ... 47
8. Nguyên nhân... 57
9. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi tiến hành dạy học “Vợ nhặt” theo hướng tiếp cận đồng bộ ... 58
9.1. Bám sát phong cách nhà văn Kim Lân ... 58
9.1.1. Chú ý cái nhìn nghệ thuật của Kim Lân ... 58
9.1.2. Chú ý nghệ thuật khắc họa nhân vật ... 59
9.1.3. Chú ý tình huống truyện... 62
9.2. Bám sát thi pháp truyện ngắn Kim Lân ... 64
9.3. Bám sát đặc trưng thể loại ... 68
9.4. Bám sát các hướng tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương... 70
9.4.1. Tiếp cận theo khuynh hướng lịch sử phát sinh hay là sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hóa, nhà văn…) để cắt nghĩa tác phẩm. ... 70
9.4.2. Tiếp cận theo khuynh hướng cấu trúc bản thể tác phẩm (tiếp cận văn bản) ... 72
9.4.3.Tiếp cận theo khuynh hướng lịch sử chức năng ... 75
Tiểu kết chương II ... 78
Chương III: Các biện pháp dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân theo hướng tiếp cận đồng bộ ... 79
1. Các biện pháp dạy học ……….79
1.1 Đọc văn bản nhiều lần, so sánh đối lập với tư liệu lịch sử ... 79
1.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng ... 81
1.3 Phân tích nỗi đau và niềm vui của các nhân vật trong tương quan với các số phận khác ... 85
1.4 So sánh, liên tưởng với các tác phẩm cùng đề tài với Kim Lân ... 91
1.5 Đối thoại đa dạng và hoạt động tương tác... 93
1.5.1 Đối thoại giữa bạn đọc HS- tác giả ... 94
1.5.2 Đối thoại giữa GV-HS ... 95
1.5.3 Đối thoại giữa HS-HS ... 96
2.Thực nghiệm... 99
2.1. Mục đích thực nghiệm ... 99
2.2. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm ... 99
2.3. Kế hoạch thực nghiệm ... 99
2.3.1. Bước 1: Chọn đối tượng thực nghiệm ... 99
2.3.2. Bước 2: Gặp giáo viên trao đổi yêu cầu, dự giờ và lấy giáo án đối chứng... 99
2.3.2.1. Dự giờ và lấy giáo án đối chứng ... 100
2.3.2.2. Đánh giá ... 100
2.3.3. Bước 3: Giáo án thực nghiệm ... 101