Sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 81 - 85)

IX. Cấu trúc luận văn

1. Các biện pháp dạy học

1.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng

Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương, GV có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau, vừa tạo ra sự sinh động, tránh nhàm chán vừa đưa HS tiếp cận vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ khái quát đến cụ thể hoặc từ cụ thể đến khái quát. Các loại câu hỏi sử dụng khi giảng dạy tác phẩm văn chương rất đa dạng, phong phú. Để hướng dẫn HS tiếp cận đồng bộ truyện ngắn “Vợ nhặt”, GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi chi tiết, nhiều cấp độ:

Trước hết người GV cần xem xét và loại trừ những câu hỏi ngô nghê trong cặp đối ứng câu hỏi thông minh và câu hỏi ngốc nghếch. Câu hỏi thông

minh là câu hỏi khi đặt ra HS đã hình dung ra chiều hướng trả lời thế nào là

tốt, vừa không lạc chủ đề, vừa tiết kiệm thời gian, đi đúng và sâu vào mạch kiến thức cần tìm hiểu để có thông tin mong muốn. Câu hỏi thông minh đem lại hứng thú đối thoại, khiến HS sử dụng giải thích nhiều hơn sự thanh minh.

Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, GV có thể đặt ra những câu hỏi như: “Hai lần ta

gặp người đàn bà cùng đẩy xe bò với Tràng. Đó là chiếc xe bò định mệnh mang đầy đủ ý nghĩa ẩn dụ về cuộc hôn nhân trớ trêu trong truyện. Ý kiến em như thế nào?” [23,18].

Câu hỏi đọc hiểu và câu hỏi khám phá trong dạy học tác phẩm

văn chương

Câu hỏi đọc hiểu là câu hỏi vận dụng các hành động đọc phù hợp với

những kĩ năng đọc hiểu cơ bản để khám phá giá trị tác phẩm. Đó là ranh giới phân biệt câu hỏi đọc hiểu với câu hỏi thông thường. Chẳng hạn, trong quá trình dạy học người GV có thể sử dụng các câu hỏi như câu hỏi thông hiểu, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề…

Câu hỏi khám phá là câu hỏi thể hiện ý tưởng được phát triển trong quá

trình dạy học. Câu hỏi khám phá tập trung vào chiều sâu kiến thức và cái mới của tác phẩm. Đây là những câu hỏi có tác dụng kích thích bộ não làm việc,

cung cấp cho trí óc chất đốt để nó sản sinh ra năng lượng tư duy sáng tạo. Câu

tầng ý nghĩa trong quá trình đọc hiểu.

Với “Vợ nhặt”, người GV có thể đặt ra những câu hỏi mang tính chất khám phá như:

+ Chi tiết Tràng mua dầu thắp sáng có ý nghĩa gì?

+ Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”?…

Câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo

Đặc trưng của câu hỏi tái hiện là thiên về tìm kiếm thông tin, là loại

câu hỏi khép kín có tính liệt kê, minh họa. Đây là câu hỏi diễn đạt nội dung trực tiếp bao hàm mục đích kiểm tra kiến thức đã tích lũy được, thiên về khẳng định và mang tính thụ động. Loại câu hỏi này đơn giản, dễ trả lời, HS chỉ cần đọc tác phẩm, có soạn bài là có thể trả lời được. Câu hỏi đơn giản nhưng tạo tâm thế để các em bước vào quá trình tiếp cận toàn bộ tác phẩm.

Khi dạy truyện ngắn “Vợ nhặt”, người GV có thể đặt ra những câu hỏi mang tính chất tái hiện như:

+ Ngoại hình nhân vật anh cu Tràng được miêu tả ra sao?

+ Tâm trạng bà cụ Tứ diễn ra như thế nào khi biết con trai mình có vợ?...

Đặc trưng của câu hỏi sáng tạo là xem trọng những kiến thức phải suy

luận thuộc về giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ của tác phẩm. Đồng thời, câu hỏi sáng tạo có tính chất mở ngỏ. Nó mang tính tích cực, chủ động, tạo điều kiện cho HS trả lời chi tiết, cụ thể và chính xác nội dung kiến thức. Nó phát huy những suy nghĩ và nhận định có tính phê phán, độc lập, thông minh của HS.

Những câu hỏi sáng tạo thường sử dụng cụm từ: Theo anh chị…, Nếu đặt anh

chị vào tình thế này của nhân vật…, Hãy tưởng tượng rằng…, Giả sử… Câu

hỏi sáng tạo giúp HS bộc lộ chính kiến, cảm xúc cũng như sự đánh giá riêng của họ. Hiểu câu hỏi sáng tạo không chỉ hạn chế ở việc đòi hỏi HS vận dụng kiến thức tổng hợp để tìm ra cái mới của tác phẩm văn chương, cũng không chỉ dừng lại ở yêu cầu bộc lộ ý tưởng, tình cảm cá nhân một cách chân thực.

Câu hỏi sáng tạo còn có ý nghĩa là tự phát hiện và xây dựng kiến thức vừa học. Do vậy, tốt nhất là dùng hàng loạt câu hỏi logic và thông qua đó dẫn dắt người học tới kết luận quan trọng mà họ tự đưa ra. Qua đó, HS tự mở cho mình hiểu biết mới về cách thức lý giải đánh giá và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.

Dạy học “Vợ nhặt”, GV có thể đặt ra những câu hỏi sáng tạo như:

+ Nếu đặt anh (chị) vào hoàn cảnh của anh cu Tràng anh chị có quyết

định nhặt vợ không? Vì sao?

+ Giả sử câu chuyện không kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng

thì ý nghĩa của truyện có giảm bớt không? Nếu cho anh (chị) viết một cái kết khác anh (chị) sẽ viết như thế nào? Vì sao?

Câu hỏi liên kết và câu hỏi tu từ

Câu hỏi kiên kết là loại câu hỏi được hình thành bởi sự dịch chuyển ý

kiến đã đạt được sự đồng thuận hay một kết luận xác đáng về một chủ đề này sang một chủ đề khác mở ra sự so sánh đối chiếu về nhận thức, thái độ hành động trong bối cảnh mới để tiếp nối tự nhiên, hợp lý trong việc nâng cao kiến thức.

Câu hỏi liên kết được dùng với mục đích tổng kết bài dạy. Nó lôi cuốn một lần nữa sự chú ý của HS và đề nghị họ tự mình phân tích, nghiền ngẫm, kiểm tra và đánh giá lại những ý tưởng vừa phát biểu.

Dạy học “Vợ nhặt”, người GV có thể đưa ra câu hỏi:

+ Tác phẩm có tên là “Vợ nhặt” nhưng có phải chỉ nói về chuyện nhặt

vợ hay không? Ý kiến của anh (chị) như thế nào?

+ Trong thời đại ngày hôm nay, khi học xong truyện ngắn này anh

(chị) có suy nghĩ gì về vấn đề số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ?

ngữ mới mẻ, giàu âm điệu và hình ảnh cũng như cách nói để nhằm vào ý nghĩa bóng, cần nhận ra. Những câu hỏi như vậy không đòi hỏi trả lời trong thực tế. Nó không mang nội dung cật vấn mà chỉ cách nói xa xôi, tinh tế đã hàm ngụ lời giải, mọi người đều hiểu.

Câu hỏi tu từ thường được dùng trong phương pháp giảng bình. Đặc tính chung của câu hỏi tu từ là có hoặc không có dấu hỏi ở cuối câu. Nó tương đương với dấu chấm than.

Khi dạy học “Vợ nhặt” cần chú ý đến câu hò của anh cu Tràng. GV có

thể đặt câu hỏi: Câu hò “ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì!” phải chăng chỉ là câu

hò cho đỡ mệt hay còn là một lời tỏ tình của anh cu Tràng với người vợ nhặt? Với hệ thống câu hỏi, GV sẽ từng bước hướng dẫn các em khám phá, tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi phải linh hoạt, nhịp nhàng, uyển chuyển, có sự kết hợp nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 81 - 85)