Quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 39 - 138)

IX. Cấu trúc luận văn

5. Quá trình khảo sát

5.1. Thời gian khảo sát

Học kì II năm học 2010-2011

5.2. Địa bàn khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại Trường THPT Hồng Quang- Lục Yên- Yên Bái. Gồm:

- Tổ Văn Trường THPT Hồng Quang- Lục Yên- Yên Bái (15 GV) - Học sinh lớp 12A1 và 12A5- Trường THPT Hồng Quang- Lục Yên- Yên Bái (90 HS).

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS; xem vở ghi HS và giáo án của GV; dự các buổi thảo luận giữa GV-HS, GV-GV, HS-HS cũng như chấm bài kiểm tra của HS để từ đó rút ra được kết quả khách quan nhất về việc dạy và học “Vợ nhặt” ở trường THPT.

Cụ thể:

* Đối với GV

Tác giả của luận văn đã có những cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số GV đã và đang dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” ở nhà trường THPT. Hầu hết

các cuộc trao đổi đó đều xoay quanh việc “GV hiện nay tiếp nhận, cảm thụ và

dạy truyện ngắn Vợ nhặt như thế nào?”. Câu trả lời mà chúng tôi nhận được

cũng rất đa dạng, phong phú, phần nào phản ánh đúng với thực tế dạy và học “Vợ nhặt” nói riêng và truyện ngắn nói chung.

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra bằng cách ghi sẵn câu hỏi để có được kết luận tương đối xác thực về phương pháp dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”.

Các câu hỏi được đưa ra như sau:

Câu 1: Khi dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, thầy (cô) dựa

vào những yếu tố nào sau đây: Văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK; hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV); Kết hợp các tài liệu khác có liên quan với văn bản tác phẩm; Các ý kiến khác. (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô

vuông bên cạnh)

Câu 2: Khi dạy học sinh truyện ngắn “Vợ nhặt”, thầy (cô) yêu cầu HS

làm những việc gì: Đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK; Soạn thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội, về tác giả; Tìm hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi tiết; Ý kiến khác. (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 3: Biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” là gì:

GV thuyết giảng, HS tiếp nhận; GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi gợi mở; GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm; Các biện pháp khác. (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 4: Trong dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”, thầy (cô) chú ý đến mối

quan hệ nào: Quan hệ giữa GV- HS; Quan hệ giữa HS- tác phẩm; Quan hệ giữa GV- tác phẩm; Quan hệ giữa GV- HS- tác phẩm; Ý kiến khác. (GV lựa

chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 5: Hướng tiếp cận nào được thầy (cô) sử dụng khi dạy học truyện

ngắn “Vợ nhặt”: Tiếp cận trong văn bản; Tiếp cận ngoài văn bản; Kết hợp đồng bộ các hướng tiếp cận; Ý kiến khác. (GV lựa chọn và đánh dấu vào ô

vuông bên cạnh)

Chúng tôi cũng đã tham gia những buổi thảo luận nhóm, sinh hoạt chuyên đề của tổ bộ môn về cách giảng dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” sao cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay. Phần đa GV nhất trí với hướng triển khai trong SGV chương trình chuẩn (vì hiện tại chủ yếu các trường THPT đang dạy theo bộ SGK chương trình chuẩn). Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ các GV đã mạnh dạn đề xuất những cách dạy học mới đối với truyện ngắn này. Theo chúng tôi đây là những tín hiệu đáng mừng trong xu hướng đổi mới phương pháp DH mà chúng ta đã và đang thực hiện.

Bên cạnh đó chúng tôi đã tiến hành tham khảo một số giáo án về truyện ngắn “Vợ nhặt” của GV năm học 2008, 2009 và năm học 2010 cũng như dự giờ tại lớp. Qua đây chúng tôi nhận thấy, các giáo án của GV đã cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản đến HS cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật như: nhan đề, tình huống truyện, hệ thống nhân vật (Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt), niềm khao khát hạnh phúc gia đình, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, vài nét nghệ thuật đặc sắc; một vài giáo án cũng đã có sự thay đổi hướng

khai thác đối với tác phẩm nhưng hầu như các GV cũng mới chỉ dừng lại ở một hướng tiếp cận nhất định hoặc thiên về nội dung hoặc thiên về hình thức mà chưa có một giáo án nào có sự kết hợp đồng bộ nhiều hướng tiếp cận trong dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” ở nhà trường THPT hiện nay.

* Đối với HS

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em HS trước và sau khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” để nắm được sự chuẩn bị bài cũng như đánh giá được mức độ tiếp nhận tác phẩm của các em. Thực tế cho thấy nhiều HS chưa có hứng thú với môn học, học một cách chống đối, hiểu bài chưa sâu, chưa đạt được mục đích dạy học mà GV đề ra.

Khi xem vở ghi của HS, phần đa các em tuân thủ theo giáo án GV đã dạy song còn một số em ghi chép tùy tiện, sơ sài, chưa làm rõ nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Vợ nhặt”. Kết quả cho thấy HS chỉ chú trọng vào việc phân tích bức tranh nạn đói năm 1945 và các nhân vật trong truyện chứ tuyệt nhiên chưa có sự kết hợp tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của văn bản.

Chúng tôi cũng đã dự buổi thảo luận của các em HS xoay quanh truyện ngắn “Vợ nhặt”. Ý kiến nhận được từ các em là những nhận định, đánh giá vừa khách quan nhưng cũng có nhiều yếu tố chủ quan trong đó. Có HS cho rằng tình huống truyện là “lạ”, “độc đáo” nhưng có em lại nghĩ đó là sự “vô lí”, “không có thật” nên không thuyết phục… Điều này cho thấy các em HS cũng đã phần nào dám bộc lộ chính kiến của mình trước những hiện tượng văn học trong nhà trường.

Khảo sát qua các bài làm văn của HS (gồm các bài thu hoạch sau tiết học, bài kiểm tra 15 phút, bài viết 2 tiết) cũng đã thu nhận được những kết quả nhất định. Có một số HS đã cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết vận dụng kiến thức vào làm các bài làm văn nhưng cũng không ít HS

chưa đáp ứng được yêu cầu mà đề bài đặt ra, chưa biết phân tích và cắt nghĩa vấn đề một cách thấu đáo dẫn đến hiệu quả dạy và học còn thấp.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã phát phiếu điều tra cho các em HS để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”.

Các câu hỏi được đặt ra như sau:

Câu 1: Trước mỗi giờ học văn, anh (chị) thường chuẩn bị gì khi lên

lớp: Đọc và tìm hiểu trước tác phẩm và những tài liệu liên quan; Chuẩn bị theo những câu hỏi trong SGK; Không chuẩn bị gì cả; Ý kiến khác. (HS lựa

chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 2: Trong khi học truyện ngắn “Vợ nhặt”, anh (chị) chú ý đến yếu

tố nào nhất: Những yếu tố bên ngoài văn bản; Những yếu tố trên văn bản; Những yếu tố do bản thân mình tâm đắc; Cả ba yếu tố trên. (HS lựa chọn và

đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 3: Khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” anh (chị) thấy có khó khăn gì:

Tác phẩm viết về những vấn đề quá khứ; Có nhiều tình tiết hay, hấp dẫn nhưng khó nắm bắt; Thời lượng học trên lớp ít; Ý kiến khác. (HS lựa chọn và

đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 4: Trong giờ học truyện ngắn “Vợ nhặt” anh (chị) có cách học

như thế nào: Nghe GV giảng kết hợp ghi chép; Ghi chép theo những phần chốt kiến thức của GV; Trao đổi thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm; Ý kiến khác. (HS lựa chọn và đánh dấu vào ô vuông bên cạnh)

Câu 5: Học xong truyện ngắn “Vợ nhặt” anh (chị) nắm bắt được

những vấn đề cơ bản nào: Về tác giả và nội dung tác phẩm; Về hệ thống nhân vật; Về tình huống chi phối toàn truyện; Ý kiến khác. (HS lựa chọn và đánh

dấu vào ô vuông bên cạnh) 6. Kết quả khảo sát

* Về phía GV

“Vợ nhặt” hay nhưng để chuyển tải cái hay đó đến HS là điều rất khó. Để HS nắm bắt được mọi khía cạnh của tác phẩm chúng tôi đã cố gắng tận dụng thời gian tối đa trên lớp song kết quả chưa thực sự được như mong muốn.

Một GV khác cũng cho biết: Khi học “ Vợ nhặt” và những truyện ngắn khác, HS vẫn còn lười đọc văn bản, soạn bài chống đối, chưa phát huy vai trò chủ thể của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức bài học.

Xoay quanh hướng tiếp cận tác phẩm cũng có những ý kiến khác nhau. Có GV vẫn duy trì hướng tiếp cận tồn tại bấy lâu nay đó là tiếp cận duy văn bản; chỉ một số ít quan tâm đến hướng tiếp cận đồng bộ mà điều này đối với GV không phải dễ thay đổi.

Kết quả cụ thể: Câu hỏi Kết quả tổng hợp Số phiếu % Câu 1

Số GV dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” dựa vào văn bản tác

phẩm và câu hỏi trong SGK 4 26.7 Số GV dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” dựa vào hướng dẫn

trong SGV 10 66.7

Số GV dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” dựa vào việc kết hợp

các tài liệu khác có liên quan với văn bản tác phẩm 1 6.6

Ý kiến khác 0 0

Câu 2

Số GV khi dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” yêu cầu HS đọc

văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK 13 86.8 Số GV khi dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” yêu cầu HS soạn

thêm những câu hỏi về lịch sử xã hội, về tác giả 1 6.6 Số GV khi dạy truyện ngắn “Vợ nhặt” yêu cầu HS tìm

hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân về nhân vật, về các chi tiết

Ý kiến khác 0 0

Câu 3

Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn

“Vợ nhặt” là : GV thuyết giảng- HS tiếp nhận 10 66.7 Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn

“Vợ nhặt” là : GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi gợi mở

3 20.1

Số GV dùng biện pháp chủ yếu khi dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” là: tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm

1 6.6

Các biện pháp khác 1 6.6

Câu 4

Số GV dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến mối

quan hệ giữa GV- HS 12 80

Số GV dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến mối

quan hệ giữa GV- tác phẩm 1 6.6 Số GV dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến mối

quan hệ giữa GV- HS- tác phẩm 2 13.4

Ý kiến khác 0 0

Câu 5

Số GV khi dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” theo hướng

tiếp cận trong văn bản 14 93.4 Số GV khi dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” theo hướng

tiếp cận ngoài văn bản 1 6.6

Số GV khi dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” kết hợp đồng

bộ các hướng tiếp cận 0 0

Ý kiến khác 0 0

* Về phía HS

Yên Bái đã nói: Em thích truyện ngắn “Vợ nhặt” vì nó có nhiều tình tiết hấp dẫn, nhất là viết về anh cu Tràng nhưng lại không dễ tiếp nhận do nội dung bài học thì nhiều mà thời lượng học trên lớp thì lại ít.

Một HS khác cho biết: Chúng em khi học truyện ngắn này chủ yếu dựa vào SGK và các sách tham khảo để soạn và viết bài. Việc đọc tác phẩm nhiều lần trước khi lên lớp là không nhiều thậm chí rất ít. Đọc chỉ mang tính chất bắt buộc. Việc thảo luận bài học cũng chỉ mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao.

Khi hỏi về kết quả thu được sau bài học nhiều HS đã chia sẻ: chúng em chủ yếu chỉ nắm được những cái cơ bản về các nhân vật; nghệ thuật đặc sắc của truyện chúng em chưa thực sự hiểu hết một cách thấu đáo.

Kết quả cụ thể: Câu hỏi Kết quả tổng hợp Số phiếu % Câu 1

Số HS trước mỗi giờ văn thường đọc và tìm hiểu trước

tác phẩm và những tài liệu liên quan 20 22.2 Số HS trước mỗi giờ văn thường chuẩn bị theo những

câu hỏi trong SGK 60 66.7

Số HS trước mỗi giờ văn thường không chuẩn bị gì cả 10 11.1

Ý kiến khác 0 0

Câu 2

Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến những

yếu tố bên ngoài văn bản 10 11.1 Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến những

yếu tố trên văn bản 60 66.7

Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” chú ý đến những

yếu tố do bản thân mình tâm đắc 10 11.1

Cả ba yếu tố trên 10 11.1

Câu 3

Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” thấy khó khăn

là: tác phẩm viết về những vấn đề quá khứ 15 16.7 Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” thấy khó khăn

Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” thấy khó khăn

là: thời lượng học trên lớp ít 45 50

Ý kiến khác 5 5.5

Câu 4

Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” có cách học:

nghe GV giảng kết hợp ghi chép 25 27.8 Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” có cách học: ghi

chép theo những phần chốt kiến thức của GV 45 50 Số HS khi học truyện ngắn “Vợ nhặt” có cách học:

trao đổi thảo luận để khám phá giá trị của tác phẩm 12 13.3

Ý kiến khác 8 8.9

Câu 5

Số HS học xong truyện ngắn “Vợ nhặt” nắm bắt được:

Về tác giả và nội dung tác phẩm 55 61.1 Số HS học xong truyện ngắn “Vợ nhặt” nắm bắt được:

về hệ thống nhân vật 16 17.8

Số HS học xong truyện ngắn “Vợ nhặt” nắm bắt được:

về tình huống chi phối toàn truyện 13 14.4

Ý kiến khác 6 6.7

7. Phân tích kết quả khảo sát

* Đối với GV

- Thứ nhất: Qua phỏng vấn, tham khảo giáo án, dự thảo luận nhóm và sinh hoạt chuyên đề cho thấy:

+ Các GV đều khẳng định “Vợ nhặt” là một truyện ngắn hay nhưng không dễ dạy. Có những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận tác phẩm:

Về thuận lợi: Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Các em đã được làm quen và học một tác phẩm của ông- đó là truyện ngắn Làng- ở chương trình Ngữ văn lớp 9 nên nguồn tư liệu khá phong phú. Văn Kim Lân có sức lôi cuốn kì lạ đối với GV và HS. Vì vậy, khi học các em thường khá hào hứng, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận tác phẩm. Tác phẩm có cấu trúc mạch lạc, được trình bày rõ ràng nên GV và HS đều dễ đọc, dễ hiểu.

Về khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi dạy “Vợ nhặt” GV gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Đây là tác phẩm khá dài, bởi vậy quỹ thời gian để lên lớp (2 tiết) chưa đủ cho một truyện ngắn hay và đa nghĩa. Nhiều GV cho rằng hiểu văn đã khó, làm cho người khác hiểu như mình (thậm chí hơn mình) là điều không dễ. Khoảng cách tiếp nhận tác phẩm này đối với HS hôm nay cũng là một trở ngại không nhỏ đối với hoạt động dạy của GV: những vấn đề, chi tiết, tình tiết trong truyện, hoàn cảnh sống từng diễn ra gần 70 năm nay…không phải HS nào cũng nắm bắt được.

Khảo sát cho thấy số lượng HS thực sự đam mê, thích học văn và có ý định theo học ngành có liên quan đến văn không nhiều. Ngoài việc học tập bộ môn này các em còn phải thực hiện nhiều yêu cầu của các bộ môn khác nên khó đòi hỏi người học sự chuyên tâm tuyệt đối. Trong quá trình dạy học nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV mà HS không tích cực thì quá trình này khó mang

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 39 - 138)