Phân tích nỗi đau và niềm vui của các nhân vật trong tương quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 85 - 91)

IX. Cấu trúc luận văn

1.3Phân tích nỗi đau và niềm vui của các nhân vật trong tương quan

1. Các biện pháp dạy học

1.3Phân tích nỗi đau và niềm vui của các nhân vật trong tương quan

các số phận khác

Hoạt động phân tích là bước tiếp theo của cơ chế tiếp nhận văn học. Phân tích tác phẩm văn chương là thao tác tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không tách rời nhau trong chỉnh thể nghệ thuật. Đó là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể hơn những yếu tố làm nên chỉnh thể. Trong quá trình dạy học các tác phẩm tự sự, đặc biệt là những truyện ngắn cần chú ý phân tích hình tượng nhân vật, phải làm sao cho các nhân vật dù dàn theo tuyến phản diện, chính diện, trung gian…hay chính, phụ…thì cũng phải cho nhân vật thực sự trở thành hình tượng nghệ thuật trong tâm hồn bạn đọc. Nhưng điều quan trọng là tránh được “lối mòn” và đặt nhân vật trong tương tác với các nhân vật khác của hệ thống tác phẩm để có biện pháp thích hợp với từng nhân vật, từng tính cách riêng.

không thể bỏ qua thao tác phân tích các nhân vật trong truyện bởi chính hệ thống nhân vật này làm nên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Truyện chỉ gồm ba nhân vật, phải chăng ba con người là ba phương diện, ba khía cạnh, ba yếu tố cần thiết của một gia đình.

* Nhân vật anh cu Tràng

Trong ba con người tượng trưng cho nhân, lễ, nghĩa đó, trước hết, nổi bật hơn hết là nhân vật Tràng. Tràng có ngoại hình rất xoàng xĩnh, xấu xí. Nói

như Đỗ Kim Hồi: “Tràng là một nhân dạng được hóa công đẽo gọt quá sơ

sài”. Đã xấu xí, Tràng lại có điệu bộ, dáng dấp buồn cười, khó coi trong chiếc

áo cũ kĩ, nghèo nàn. Ngôn ngữ, cách nói của Tràng đôi lúc thô lỗ, khi tán tỉnh

yêu đương lại dùng những từ “Rích bố cu, hở!”, “làm đếch gì có vợ”, hoặc đi bên người đàn bà về nhà cũng quen miệng mắng chó “Mẹ bố chúng mày”.

Ngoại hình xấu xí nhưng tính cách của Tràng thật đáng quý. Tràng là người hiền hậu, vui tính, dễ dãi. Cứ nhìn cách bọn trẻ đón tiếp Tràng những chiều khi anh đi làm về qua xóm chợ, ta cũng vui lây. Đó là với bọn trẻ, còn với người đàn bà mới quen biết, Tràng biểu lộ tấm lòng nhân hậu. Bắt đầu chỉ

là lời nói đùa theo lối nói nông dân nhưng đón được cái “liếc mắt cười tít” của cô gái “Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có người con gái

nào cười với hắn tình tứ như thế”. Gặp lại lần thứ hai dù bị mắng sa sả đầy

xúc phạm: nhưng Tràng không nổi giận mà chỉ cố nhớ lại, sau khi “nhớ ra rồi

hắn toét miệng cười”. Khi thấy người đàn bà đói quá, anh sẵn sàng cho ăn dù

chẳng dư dật gì. Rồi lúc cô ta theo mình Tràng cũng “chợn” nghĩ “thóc gạo

này đến cái thân mình cũng chả biết nuôi nổi không lại còn đèo bòng”.

Nhưng rồi anh ta cũng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đúng là cái tặc lưỡi đầy nhân tính và mọi sự tình đã bắt đầu từ cái “kệ” này.

Điều chúng ta ghi nhận sâu sắc nhất, đậm nét nhất ở nhân vật Tràng, đó chính là lòng khao khát tổ ấm gia đình. Dù lúc ban đầu chỉ là lời nói đùa nhưng tiềm ẩn đằng sau đó là niềm mơ ước, khát khao. Tràng đã có quá trình

đấu tranh nội tâm và cuối cùng hắn quyết định “Chậc, kệ”. Đúng là một quyết

định mang tính liều lĩnh, thiếu suy nghĩ sâu xa. Nhưng đó mới chính là Tràng! Tràng quá xốc nổi và chúng ta xúc động mà hiểu rằng đằng sau cái xốc nổi đó là bao ước muốn âm thầm nhưng cháy bỏng, ước muốn được sống có đôi có

lứa như bao người khác. Tràng “chậc, kệ” nghĩa là đang thách thức với cái

chết, đang lựa chọn một cách sống giữa những ngày u tối nhất. Thái độ đó làm sáng lên một điều đơn giản mà chí lí biết bao: Sống không phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn sống với ước vọng tinh thần. Rồi lúc đưa vợ về

“mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường”. Trên đoạn đường qua ngõ xóm, Tràng đã cười nhiều lần, khi thì “tủm tỉm cười”, rồi lại “bật cười”, “cười

khanh khách”…Tất cả đói khát, chết chóc không còn nữa, “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”.

Sáng hôm sau, Tràng cảm thấy “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong

giấc mơ đi ra”, và “chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi, mới mẻ, khác lạ”. Niềm vui của anh đến từ một tấm lòng khao khát muốn có tổ ấm

gia đình, những cảnh tượng thay đổi đơn giản cũng làm anh cảm động: “Bỗng

nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình”. Từ suy nghĩ nghiêm túc, cảm động đó. Tràng trưởng thành

hơn: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”. Rõ ràng với tấm lòng khao khát

hạnh phúc, Tràng đã đứng vững, trụ vững để cùng người “vợ nhặt” ước mơ những điều đơn giản nhất của con người: mái ấm gia đình. Tràng không bị tuột dốc để rơi vào bi kịch như bao nhân vật khác vì biết yêu thương và được sống trong yêu thương.

* Nhân vật bà cụ Tứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà cụ Tứ xuất hiện hơi muộn trong sự chờ mong sốt ruột của Tràng. Bà cụ Tứ ngạc nhiên trước sự đón tiếp và càng ngạc nhiên hơn khi thấy một

duyên phải kiếp với nhau” bà hiểu rằng việc con có vợ không phải là một ảo

ảnh, đó là sự thật thì “bà lão cúi đầu nín lặng…”, vừa ai oán vừa xót thương

cho số kiếp đứa con mình.

Với một trái tim đẹp và một tình thương con vô bờ bến bà hướng về người con dâu mới. Ở đây, dưới góc độ văn hóa chúng ta thấy bà cụ Tứ là một bà mẹ chồng hiện đại bởi trong lịch sử dân tộc mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu luôn có sự xung khắc. Dân gian có câu:

“Thật thà cũng thể lái trâu

Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”

Hay “Khoai ấp chẳng ngứa cũng lăn tăn

Mẹ chồng không ác cũng cằn nhằn nàng dâu”.

Song ở đây bà cụ Tứ hoàn toàn ngược lại. Lẽ ra bà mẹ chồng thường đứng về phía con trai mình vì miếng cơm ngày đói là vấn đề sinh mạng lúc bấy giờ, thế mà bà mẹ bằng một thứ văn hóa riêng của những người đàn bà với nhau chẳng những bà không đứng về phía con trai mình mà còn đứng

về phía con dâu để chiếu cố con trai mình- đứa con dâu “có gặp bước khó

khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình”. Lòng thương dâng lên ngập tràn,

bà đã nhẹ nhàng nói: “Các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng

mừng lòng”. Câu nói đó thể hiện bà cụ Tứ tỏ ra là người có từ tâm, vị tha

đã biết quên cái tủi hờn để nói với con dâu những lời đầy nhân hậu qua

giọng điệu từ tốn: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”.

Bà đã chính thức đón con người bơ vơ ấy vào gia đình trong tình mẹ con hòa hợp đằm thắm.

Bởi thế nên sáng hôm sau, bà cụ Tứ “nhẹ nhõm tươi tỉnh khác ngày

thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Từ niềm vui đó, bà

muốn làm cho con trai và nàng dâu cùng vui, cùng hướng vọng về tương lai. Ở đây có hiện tượng hơi ngược đời, đó là một bà mẹ già nua gần đất xa trời

lại nói về ngày mai “bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về

sau này”. Bà nghĩ đến một đôi gà trong sân. Hạnh phúc xây đắp trên những

hình ảnh bình thường ấy thật là chân thực và cảm động biết bao.

Niềm vui ngự trị suốt bữa ăn sáng, bữa ăn tuy chỉ có niêu cháo lõng

bõng với rau chuối và muối nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Họ đang tận

hưởng sự mặn nồng của tình cảm gia đình. Niêu cháo đã hết nhưng bà cụ Tứ không muốn dứt cái hân hoan đang đến trong lòng mình nên cố tạo thêm khi

hớn hở khoe: “Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ”. Nhưng đến

đây thì niềm vui mong manh bà cố gắng giữ cho mình, cho con hoàn toàn sụp đổ. Vị cám đắng ngắt, chát xít và tiếng trống thúc thuế đã nhắc họ trở về với cái đói, cái chết. Niềm vui không sao cất cánh lên nổi, tất cả đã bị thực tế phũ phàng kéo ghì xuống, nhưng dù sao cái nổi bật là trong những ngày đau thương của dân tộc, những bà mẹ Việt Nam vẫn giữ được tấm lòng nhân hậu, nhen nhóm một vài tia hi vọng ở tương lai dù cuộc đời còn bao nhiêu nghiệt ngã.

* Nhân vật người vợ nhặt

Là nhân vật không họ tên, quê quán, gia đình, dường như người phụ nữ ấy bị gắn liền với cái tên gọi “vợ nhặt”. Không đặt cho nhân vật mình một cái tên, Kim Lân muốn nói đến thân phận bèo bọt, vô danh của người đàn bà ấy trong trăm nghìn kẻ đói khát đang tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Nhưng vô danh mà không vô nghĩa vì “nhặt” thì không ra gì nhưng “vợ” thì rõ ràng rất quý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong buổi đầu gặp Tràng, thị tỏ ra quá bạo dạn so với các cô gái khác,

lời nói thì “cong cớn”, thái độ thì “vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe”. Rồi bị cái đói thôi thúc, lần thứ hai bước chân của thị “sầm sập”, lời nói “sưng sỉa” và nhất là thái độ “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc […].

Ăn xong. Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng”. Tất cả sự táo tợn đòi ăn ấy

đã làm cho bất cứ người phụ nữ nề nếp nào cũng thấy hổ thẹn cho nữ giới. Nhưng từ khi theo Tràng về, chính thức chấp nhận làm vợ thì cô gái

ấy hoàn toàn đổi khác. Trước hết là cái, “rón rén, e thẹn” đi theo sau Tràng về nhà với dáng điệu “đầu hơi cúi xuống”, “nón che khuất nửa mặt”. Không

phải vì muốn tránh những tia mắt hai bên ngõ xóm nhưng rõ ràng đây là bước chân cô dâu về nhà chồng, biết bao nhiêu là ngập ngừng, lo âu đầy nữ

tính khiến xóm ngụ cư cũng thấy “trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”. Trên

đường về, người phụ nữ bắt đầu thể hiện vai trò người vợ khi hỏi về gia cảnh

chồng (Nhà có ai không?) hoặc can ngăn trách yêu khi biết Tràng bỏ ra hai hào mua dầu (Hoang nó vừa vừa chứ). Khi nhìn ngôi nhà vắng teo, rúm ró, thị nén “một tiếng thở dài”. Thật là thái độ chấp nhận đầy nhẫn nhục của bao người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Theo lời mời của Tràng thị bèn “ngồi

mớm xuống mép giường”. Chỉ dám ngồi mớm một chút thôi thì thật là cái

ngồi đầy ý tứ của cô con gái trước chỗ ngủ của người đàn ông xa lạ, dù giờ đây, người ấy là chồng mình. Diễn tả thái độ người phụ nữ lúc này, Kim Lân

viết: “Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt

bần thần”. Khuôn mặt “bần thần” thể hiện bao suy nghĩ ngổn ngang. Cũng

may, với cái nhìn nhân hậu, cảm thông của bà cụ Tứ, thị có đôi chút an tâm. Thị đến với Tràng là để tìm chốn nương tựa cho qua cái đói. Nhưng về đến nhà chồng, tận mắt thấy cái nghèo sát đất, cái đói tột cùng đang bủa vây dữ dội, thị cùng suy nghĩ, nhưng dẫu sao thị đang được sống trong tình thương, thị đang có một mái nhà.

Bởi vậy, sáng hôm sau thị đã lẳng lặng dậy từ rất sớm lo quét tước tước, thu dọn nhà cửa, sân vườn, phơi hong áo quần,…Cái “sưng sỉa”, “chao chát” không còn nữa, thị rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực

khiến mẹ Tràng “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường” và Tràng cũng công nhận “thị hôm nay khác lắm”. Sự có mặt của thị trong ngôi nhà ấy đã

đem đến một điều gì khác lạ. Đã hai lần Kim Lân viết về không khí hòa

vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này lại đầm ấm, hòa hợp như thế”. Có lẽ lâu nay Tràng và mẹ tồn tại trong cảnh ai lo việc nấy,

nhưng sự hiện diện của người phụ nữ đúng là nhân tố quan trọng, là nhịp cầu gắn bó để tạo thành một gia đình.

Lúc ăn bát chè cám dù mới nhìn hai mắt thị đã tối lại, nhưng “thị điềm

nhiên và vào miệng” cái chất hèn hạ ấy. Thật là một cử chỉ vô cùng ý tứ nể

nang mẹ già, âm thầm chia sẻ, dằn xuống bụng tất cả nỗi cơ cực những ngày đói khát và nhất là không nỡ làm mất niềm vui hớn hở của người mẹ tội

nghiệp. So sánh với thái độ Tràng: “mặt hắn chun ngay lại”, ta cảm thấy sự

đáng quý của người vợ. Thì ra chỉ vì cơn đói, thị mới có những cử chỉ trơ trẽn, liều lĩnh còn bản chất thị vẫn là người đàn bà nhu mì, siêng năng, kín đáo và bắt đầu có ý thức về vai trò làm vợ làm dâu một cách đúng mực.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 85 - 91)