Bước 3: Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 101 - 123)

IX. Cấu trúc luận văn

1. Các biện pháp dạy học

2.3.3. Bước 3: Giáo án thực nghiệm

- Văn bản: “Vợ nhặt” - SGK Ngữ văn 12, tập 2, GS.NGND Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, 2008.

Sau đây là thiết kế cụ thể bài học theo hướng tiếp cận mà chúng tôi đã lựa chọn để thực hiện trong luận văn:

THIẾT KẾ LÊN LỚP: VỢ NHẶT (Kim Lân) A. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức Giúp HS:

- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

2. Về kĩ năng

- HS tiếp cận tác phẩm theo các hướng: thi pháp, phong cách nhà văn, văn hóa, lịch sử phát sinh, cấu trúc bản thể, lịch sử chức năng.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật. - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự.

3. Về thái độ

Giáo dục cho HS lòng yêu thương đối với những con người có số phận bất hạnh và niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống.

B. Chuẩn bị

- Đọc tác phẩm, tư liệu tham khảo; soạn giáo án theo yêu cầu và đối tượng học sinh.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài, tự tìm thêm tri thức về thể loại và tác giả, tác phẩm.

- GV đưa yêu cầu công việc cần làm cho học sinh chuẩn bị trước: + Đọc kĩ tiểu dẫn, đọc tác phẩm.

+ Nắm được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn, những đặc điểm tiêu biểu về loại tự sự.

+ Tìm đọc thêm các truyện ngắn khác của Kim Lân có cùng đề tài và chủ đề với truyện ngắn “Vợ nhặt”; sưu tầm tranh ảnh, tư liệu tham khảo khác về tác giả, về nạn đói năm 1945.

+ Trả lời các câu hỏi trong SGK. Sau khi trả lời, thử suy nghĩ xem, tại sao lại được hướng dẫn học bài theo hệ thống câu hỏi đó.

- GV dự kiến phương án kiểm tra quá trình tự học ở nhà của HS.

2. Học sinh

- Đọc tác phẩm, tư liệu tham khảo (có định hướng của GV). - Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

- Xác định trước vấn đề cần trao đổi trên lớp với GV và các bạn HS khác. C. Phương tiện dạy học

- SGK và SGV Ngữ văn 12 tập 2, GS.NGND Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, 2008.

- Tư liệu tham khảo về tác giả và tác phẩm. - Thiết kế giáo án.

- Tranh ảnh về nhà văn Kim Lân và nạn đói năm 1945. D. Phương pháp dạy học

GV tiến hành giờ học bằng cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo; đàm thoại gợi mở bằng những câu hỏi đa dạng để dẫn dắt HS thảo luận, trình bày cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân; so sánh, đối chiếu với các tác phẩm

cùng chủ đề; phân tích nhân vật; sử dụng các bài tập luyện tập mở rộng đi sâu vào tác phẩm.

E. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy học bài mới:

Lời vào bài: Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc

của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được một cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. Một trong những sáng tác ấy chúng ta phải kể đến

đó là truyện ngắn “Vợ nhặt”.

I. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả Kim Lân và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Vợ nhặt”

1. Tác giả

HS đã được GV yêu cầu chuẩn bị trước về tiểu sử nhà văn Kim Lân. GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK trang 23 để trả lời câu hỏi tái hiện kiến thức:

(?) Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy trình bày những nét chính về tác

giả Kim Lân?

Sau khi HS phát biểu, GV chốt lại kiến thức:

+ Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê ông ở làng Phù Lưu, xã tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc từ năm 1944, sau đó liên tục hoạt động văn học nghệ thuật phục vụ kháng chiến và cách mạng.

+ Các tác phẩm chính của nhà văn: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn- 1955); Con chó xấu xí (tập truyện ngắn- 1962)

+ Đặc điểm sáng tác: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc; Đề tài quen thuộc là cuộc sống nông thôn và người nông dân; Ông có những trang viết đặc sắc về về phong tục và đời sống làng quê với những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ; Ông viết chân thực, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.

GV cho HS xem một số tranh ảnh về nhà văn Kim Lân và những tác phẩm chính của ông.

2. Hoàn cảnh ra đời

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, trong đó chú ý hoàn cảnh lịch sử- xã hội để thấy rõ mối quan hệ của tác phẩm với tác giả và hoàn cảnh ra đời của nó. Dựa trên cơ sở SGK và những tìm hiểu của HS, GV gợi dẫn để tái hiện kiến thức bằng những câu hỏi:

(?) Truyện ngắn này ra đời dựa trên bối cảnh nào? Điều đó ảnh hưởng tới tác phẩm ra sao?

(?) Em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn?

Sau khi HS phát biểu, GV cần bổ sung, nhấn mạnh một số điểm:

+ Bối cảnh của truyện: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói→ Bối cảnh này chi phối không gian và thời gian truyện ngắn.

GV cho HS xem một số tranh ảnh về nạn đói năm 1945.

+ Xuất xứ: Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Cuốn tiểu thuyết này được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), dựa trên một

phần cốt truyện cũ, truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời; Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

- GV mở rộng về hoàn cảnh ra đời của truyện: Ngôi làng của Kim Lân ở gần Hà Nội, đồng thời cũng gần vùng trung du, ở đó có một chợ nhỏ, có lối đi qua xóm nghèo ngụ cư xuống sông, do đó gợi cảm hứng để tác giả viết truyện dài Xóm ngụ cư vào thời kì trước cách mạng.

Sau cách mạng, lúc tản cư ở Cao Thượng, Yên Thế, tác giả viết tiếp truyện này nhưng vẫn còn dang dở. Đến khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào cốt truyện Xóm ngụ cư để viết thành “Vợ nhặt”.

“Vợ nhặt” ra đời do sự tưởng tượng cũng như hoàn cảnh thật lúc đó. Gia đình Kim Lân cũng đói. Hoàn cảnh trong truyện giống Kim Lân: mới lấy vợ, chưa có con; gặp lúc đói kém; bà cụ Tứ cũng chính là hình ảnh của mẹ Kim Lân; nhà làm nghề buôn cám và xe từ làng ra chợ Phố Mới để bán; gia đình phải ăn cháo cám và độn rau chuối sống thái nhỏ; vợ anh cu Tràng chính là hình ảnh vợ Kim Lân; nhân vật Tràng lấy từ bản thân Kim Lân nhiều hơn (nhưng không phải kéo xe bò và cũng không có những cuộc gặp gỡ như thế). II. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản

1. Đọc văn bản

GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản và đọc mẫu: (Đây là một tác phẩm khá dài, thời gian lên lớp có hạn, vì vậy không thể đọc tất cả ở lớp. GV cho HS đọc một số đoạn chính, giới thuyết để tạo sự liền mạch về nội dung tác phẩm. Lưu ý HS trong quá trình đọc cần kết hợp xem chú thích chân trang để hiểu nghĩa các từ khó).

- Trước hết phải đọc đúng, lưu loát, chính xác từ ngữ câu văn.

- Đọc những đoạn trần thuật, thể hiện bối cảnh của truyện, cần nhấn giọng vào các từ miêu tả.

- Chọn một đoạn nào đó yêu cầu HS đọc diễn cảm.

- GV đọc mẫu một lần, sau đó gọi HS đọc và nhận xét cách đọc của HS. 2. Tóm tắt tác phẩm

GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn, súc tích. Trong quá trình HS tóm tắt, GV dẫn dắt, bổ sung để HS tóm tắt đúng những nội dung chính.

Tóm tắt:

Giữa cảnh tối sầm lại vì đói khát năm 1945, vào một buổi chiều, anh cu Tràng dắt theo một người đàn bà về xóm ngụ cư. Lũ trẻ con và người dân trong xóm ngụ cư nhìn theo, trêu chọc và cám cảnh. Về tới nhà, hắn bước ra sân ngóng mẹ và nhớ lại sự việc chỉ tầm phơ tầm phào có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng.

Bà cụ Tứ khi trở về nhà, ngạc nhiên vì thấy có một người đàn bà ngồi đầu giường thằng con, lại gọi mình bằng u. Khi hiểu ra cơ sự, bà tủi thân, lo lắng nhưng cuối cùng vẫn thương xót, thông cảm với hoàn cảnh của hai con. Sáng hôm sau, một khung cảnh gia đình đầm ấm được mở ra: Nhà cửa sân vườn đều được dọn dẹp; bà cụ Tứ đang giẫy những búi cỏ mọc nham nhở ngoài vườn; chị vợ nhặt đang quét sân; họ cùng ăn sáng với “chè khoán”; bà cụ Tứ nói đến tương lai. Tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Người vợ nhặt ngạc nhiên khi biết ở đây vẫn phải đóng thuế. Câu nói của chị gợi lại trong Tràng hình ảnh đoàn người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

3. Nhan đề

GV đặt câu hỏi có vấn đề cho HS:

(?) Nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” gợi cho em suy nghĩ gì? Ý nghĩa

của tên truyện?

HS suy luận và trả lời câu hỏi. GV có thể gọi 2- 3 HS phát biểu nếu chưa đầy đủ. GV định hướng:

+ Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ → Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc và cái giá của con người quá rẻ rúng.

+ Qua nhan đề Vợ nhặt: Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp. Đồng thời, thể hiện sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

4. Tình huống truyện

GV đặt câu hỏi có vấn đề cho HS:

(?) Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình

huống đó có ý nghĩa gì?

HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi, GV bổ sung và nhấn mạnh: - Tình huống truyện “lạ”: Một chàng trai hội tụ mọi điều kiện để ế vợ: nghèo, xấu trai, dân ngụ cư, lớn tuổi, bố và em đều chết đói giữa thời buổi đói kém, nuôi thân không nổi bỗng dưng lấy được vợ mà lại là vợ theo không hẳn hoi.

→ Sự “ngạc nhiên” cho tất cả mọi người.

+ Xóm ngụ cư nhìn ra bàn tán và khi hiểu ra cơ sự thì họ ngạc nhiên. + Bà cụ Tứ ngạc nhiên và khi hiểu ra cơ sự lòng bà trăm mối tơ vò. + Bản thân anh cu Tràng cũng ngạc nhiên, không tin vào sự thật, không tin vào chuyện đã có vợ.

=> Tràng lấy vợ đã tạo ra một tình huống đặc biệt. - Tình huống truyện hết sức éo le:

+ Xóm ngụ cư có tâm trạng bất an.

+ Bà cụ Tứ ở trong trạng thái éo le, vừa vui, vừa tủi, vừa lo.

+ Chính Tràng cũng vui mừng vì hạnh phúc nhưng rồi càng âu lo vì thân mình nuôi chưa nổi lại đèo bòng.

+ Hạnh phúc của Tràng được đặt trên một bối cảnh ảm đạm, thê lương của dân làng: đàn quạ bay, tiếng khóc hờ vọng trong gió, mùi gây gây của những xác chết chôn nông…

+ Hạnh phúc của Tràng diễn ra trong cảnh nghèo đói của gia đình với bữa cơm đầu tiên là cháo cám.

- Tình huống truyện góp phần hình thành tư tưởng hiện thực và nhân đạo cũng như khẳng định niềm lạc quan, khát khao hạnh phúc của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

+ Tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người đến chỗ rẻ mạt. + Là tình thương người giữa nạn đói lịch sử năm 1945.

+ Khẳng định khát vọng về một tổ ấm gia đình hạnh phúc của ba con người đang quay quắt trong cái đói.

- Tình huống góp phần khẳng định khát vọng sống và niềm hi vọng của con người: ngay ở trong những hoàn cảnh bi thương nhất, người lao động Việt Nam vẫn không thôi hướng về cách mạng.

5. Tìm hiểu văn bản tác phẩm

GV hướng dẫn HS phân tích các nhân vật: anh cu Tràng, bà cụ Tứ và

người vợ nhặt, từ đó hướng dẫn HS tổng hợp, khái quát về vẻ đẹp của tình người, của khát khao mãnh liệt về hạnh phúc ở các nhân vật trong truyện.

5.1. Nhân vật Tràng

GV nêu câu hỏi tái hiện:

(?) Nhân vật anh cu Tràng được nhà văn Kim Lân giới thiệu như thế nào?

HS tìm các chi tiết, nêu và phân tích, GV bổ sung và định hướng:

- Về lai lịch, ngoại hình, tính cách:

+ Lai lịch: Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già → thân phận nghèo hèn.

+ Ngoại hình: Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch: bước ngật ngưỡng; vừa đi vừa tủm tỉm cười; hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều; hai bên quai hàm bạnh ra; đầu cạo trọc nhẵn; cái lưng to rộng như lưng gấu; ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

+ Tính cách:

Tràng là người vô tư, nông cạn: Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình, thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy; ngay cả chuyện quan trọng như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát. Chỉ sau hai lần tầm phơ tầm phào đã thành vợ chồng.

Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng: Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn; thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận và có ý thức chăm sóc (mua thúng, đánh một bữa no nê, mua hai hào dầu); Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.

GV đặt câu hỏi khám phá (đây là câu hỏi mở, phát huy năng lực cảm thụ của HS, cần uốn nắn những cách hiểu làm tầm thường hóa tác phẩm, thiên về cách hiểu dung tục).

(?) Chi tiết Tràng mua dầu thắp sáng có ý nghĩa gì?

HS suy đoán, trả lời câu hỏi; GV định hướng:

- Đây không phải là một sự xa xỉ, hoang phí; nó thể hiện sự hào phóng đúng lúc, sự trân trọng người vợ nhặt và hạnh phúc của Tràng. Chính Tràng đang tự tay thắp lên ngọn lửa của tình yêu, của niềm khao khát hạnh phúc sẽ mãi tỏa sáng.

GV hướng dẫn HS phân tích niềm khao khát tổ ấm gia đình của Tràng qua diễn biến tâm trạng: lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ.

(?) Lúc đầu khi quyết định lấy vợ, Tràng bộc lộ suy nghĩ và hành

động gì? Tìm các chi tiết trong truyện chứng tỏ điều đó?

HS tìm các chi tiết, trả lời câu hỏi, GV nhấn mạnh:

- Niềm khao khát tổ ấm gia đình:

+ Lúc đầu, khi có ý định đưa người đàn bà xa lạ về nhà, Tràng không

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 101 - 123)