Từ ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 27 - 138)

IX. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Từ ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

2. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Vợ nhặt”

2.1.3.Từ ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

2.1.3.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy, văn học

được coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Hơn nữa “ngôn ngữ văn học là một

trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” (Goor-ki).

Kim Lân là nhà văn mà Nguyễn Khải từng thần phục: “Về văn xuôi, là

cái nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là các ông Nguyễn Tuân, Nam Cao, Kim Lân. Sau này viết được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn” [22, 21]. Nguyễn Khải không tin được rằng Kim Lân lại

có thể viết được Làng, Vợ nhặt, cũng như Nam Cao lại viết được Chí Phèo.

Ông cho rằng đó là “thần viết, thần mượn tay để viết nên những trang sách

bất hủ” [22, 22]. Kim Lân còn được Nguyên An đánh giá là “nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh” [1].

Đặc điểm ngôn ngữ dễ nhận ra trong truyện ngắn Kim Lân đó là sự

giản dị, tự nhiên. Đó là việc sử dụng một loạt các từ đệm, từ biến âm, từ

luyến láy, khẩu ngữ, thành ngữ, từ địa phương được Kim Lân đưa vào tác phẩm. Tiêu biểu là các truyện: Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy trên núi Côi Kê…

Ví dụ như cách dùng từ đệm: “Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn Độc

lập và thống nhất thôi” [38, 171]; cách dùng từ biến âm: “Thì vưỡn! Lúa dưới ta vẫn tốt nhiều chứ” [38, 185]; cách dùng từ luyến láy: “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tý chứ” [38, 203]…

Bên cạnh đó ngôn ngữ truyện ngắn Kim Lân còn thể hiện sự “thôi

xao” kỹ lưỡng. Qua các trang miêu tả của Kim Lân, ta còn thấy một sức

hình, gợi thanh và gợi cảm. Qua đó, thể hiện giọng điệu, thái độ, tình cảm

cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ví dụ: “Mấy mái nhà tranh xám nhô

ra khỏi bụi cây chuối, lá óng như lụa đang thong thả bốc khói. Những làn khói bốc lên dật dờ bay theo gió, in lên nền trời xanh ngắt một nét nhẹ nhàng, thanh thoát…” [38, 29].

Tóm lại, tuy có ảnh hưởng của quan điểm truyền thống trong miêu tả nhưng Kim Lân đã khéo léo tạo ra những đoạn văn hết sức sinh động, giàu màu sắc biểu cảm. Không những thế, ở Kim Lân còn thể hiện một sự sáng tạo rất độc đáo qua cách chọn từ ngữ, bố trí, sắp xếp…những cảnh vật đan xen vào nhau, tạo ra sự sinh động, hài hòa của bức tranh cuộc sống.

2.1.3.2. Giọng điệu trần thuật

Trong văn học, giọng điệu “là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng,

đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [42, 111].

Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái

trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu. “Trong một

tác phẩm văn học thường có giọng chủ yếu và những giọng điệu khác. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm, kể cả phương thức, cách thức xây dựng nhân vật. Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hay hơn, thể hiện được sâu sắc hơn lý tưởng thẩm mĩ của mình. Giọng điệu chủ yếu thường được thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm” [49, 224].

Với Kim Lân, ông quan niệm: “Viết phải bằng cái giọng của mình thì

mới viết được”. “Chất giọng thường xuyên trong các truyện của Kim Lân là chất giọng thực sự văn xuôi. Nó không thích hướng vào chất trữ tình, không

thích nống lên thống thiết. Nó thích phô bày cái nôm na thực thà, đáng yêu, nhưng cũng đáng tức cười của những sự vật xung quanh chứ không thích phủ lên các sự thật ấy một sự cảm động đến rưng rưng” [3, 62].

Thông qua các tác phẩm của mình, Kim Lân đã tạo được một giọng điệu riêng. Khi thì trầm buồn gần với cổ tích, khi thì thân mật, suồng sã, khi thì xót xa thương cảm, khi thì mỉa mai phẫn uất. Tuy nhiên, ở từng truyện, thuộc từng đề tài, chủ đề khác nhau, Kim Lân đều có sự lựa chọn giọng điệu cho mình sao cho phù hợp với truyện, với nhân vật.

Trước hết là giọng điệu chủ đạo bao trùm các truyện ngắn viết về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phong tục của Kim Lân. Đó là giọng điệu trầm buồn thủ thỉ, gần với giọng

cổ tích hay truyền thuyết. Điều này thể hiện ở một loạt các truyện như:

Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng Vật, Trả lại đòn, Người chú dượng, Bà mẹ Cẩn, Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Ông Cản Ngũ...Giọng điệu chủ đạo ấy thường được thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên nên hầu hết những truyện ngắn này đều được bắt đầu bằng lời kể về một không gian có kèm theo thời gian và sự xuất hiện của nhân vật, ở đó có một vẻ gì rất hoang vu, tĩnh mịch, đượm buồn bởi một không gian khác lạ, có vẻ ly kỳ và dường như bị thời gian phủ bụi.

Song “Có một cái gì đó chân chất của đời sống con người nghèo khổ,

khổ đau, giọng văn rung cảm thắm thiết” [48, 82]. Ở Kim Lân, nhất là những

trang viết về số phận éo le của người nông dân, ta thấy nhà văn thường sử

dụng giọng điệu cảm thương, xót xa. Điều này được thể hiện qua các truyện

ngắn như Đứa con người vợ lẽ, tập Nên vợ nên chồng…Cụ thể ở tập “Nên vợ nên chồng” Kim Lân đã viết với những trang tố khổ đầy nước mắt. Đó là

nỗi lòng của người cha phải gạt con trừ nợ trong Chị Nhâm: “Ông thương

Nhâm quá. Ông biết rằng con ông sa vào nhà thằng tổng Đáng, thì không khác gì sa vào miệng hùm” [40, 26]. Nỗi đau ấy được tác giả kể lại một cách

chua xót: “Đêm ấy vợ chồng ông Hai Chinh bàn bạc với nhau rất khuya. Cả

hai vợ chồng cùng khóc. Sáng hôm sau, ông Hai dậy sớm, dắt Nhâm đi. Ông nói dối con là đi ăn cỗ” [40, 26].

Bên cạnh giọng điệu xót xa, thương cảm ấy là giọng điệu thân mật,

suồng sã. Chính giọng điệu này đã làm nên những trang văn miêu tả đời sống,

số phận người nông dân giản dị mà chất phác, đáng yêu. Trong Làng, giọng điệu thân mật được buông ra ngay từ đầu truyện đồng thời còn được tác giả

dùng để kể về cái thói khoe làng của lão Hai: “Ông khoe làng ông có cái

phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng

có nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh…[38, 172-173].

Tạo nên sức hấp dẫn qua các tác phẩm của Kim lân ấy còn là giọng

điệu dí dỏm, hóm hỉnh. Chất giọng dí dỏm, hóm hỉnh đóng vai trò quan trọng

để tạo nên sự lạc quan. Khá nhiều truyện của Kim Lân viết về cảnh buồn nhưng không bi lụy, viết về những khó khăn, éo le trong cuộc sống nhưng không hề bi quan. Đó là do cách lựa chọn giọng điệu của Kim Lân. Đọc truyện của ông, ta thấy trong bóng tối đã hiện dần lên ánh sáng của ngày mai, của tương lai, của hi vọng, của niềm lạc quan và tin tưởng. Đó là thứ ánh sáng được tao ra từ những điệu cười, giọng cười, đan xen ý nhị, đúng lúc, đúng chỗ cùng với những chi tiết hóm hỉnh, đáng yêu, giàu chất khôi hài.

Còn một giọng điệu nữa ta vẫn thường gặp trong một số truyện của Kim Lân như: Đứa con người vợ lẽ, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu

xí…Đó là giọng điệu mỉa mai, phẫn uất. Trong Đứa con người vợ lẽ, Kim Lân dùng giọng điệu này để tả người anh cả: “Mặt ông tròn và ngắn, lúc nào

cũng vui một cách vô tư lự. Nước da hồng hào trắng nhễ trắng nhại, bóng loáng như bôi dầu.” [38, 27]. Nhiều khi về nhà, ông cố làm ra vẻ nghiêm nghị

để quát tháo, nhưng “Ấy là ông quát lấy oai đấy thôi. Thưc ra ông cũng chẳng

Tóm lại, bằng việc lựa chọn giọng điệu chủ đạo để kể ở mỗi tác phẩm hay mỗi loại nhân vật cho phù hợp và sự kết hợp đa dạng, phong phú các loại giọng điệu đều có giá trị nhất định trong việc góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm của nhà văn.

2.2. Hướng 2: Từ đặc trưng loại thể

Tác phẩm “Vợ nhặt” thuộc thể loại truyện ngắn. Theo Bách khoa toàn

thư Việt Nam cho rằng: “Truyện ngắn viết tập trung vào một mảng của cuộc

sống, một hay vài biến cố, sự kiện xảy ra và được xử lí rất nhanh […]. Nhân vật của truyện ngắn thường thể hiện một trạng thái tâm hồn, một khía cạnh gay cấn, căng thẳng nào đó của một vấn đề xã hội. Đặc điểm của truyện ngắn là hành động ngắn gọn, cô đúc, thời gian diễn biến có thể ngắn hoặc dài nhưng khi chuyển sang kết thúc thường có sự đột biến có kịch tính. Những truyện ngắn thành công vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Kim Lân, ông thường viết ít và ngắn. Truyện của ông thường không có cốt truyện như Làng, Con chó xấu xí…Truyện Kim Lân thường ít hành động và vai trò của cốt truyện là vai trò thứ yếu. Kim Lân là một nhà

văn thành công trong việc dùng “chi tiết lấn át cốt truyện, chi tiết thể hiện một

cách tinh tế nhất và rõ ràng nhất tính cách nhân vật cũng như hoàn cảnh sống của nhân vật”, ông đi sâu diễn tả tâm tư, ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật

khá tinh tế.

Trong các truyện của mình, Kim Lân đã lựa chọn những từ ngữ mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày để diễn đạt chúng với cuộc sống miền quê, với những con người giản dị mà đáng yêu.

Đi sâu vào các truyện ngắn của ông, người đọc sẽ nhận ra nét giọng chủ đạo đó là yêu thương ca ngợi song ở mỗi truyện, ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi nhân vật trong từng điều kiện Kim Lân sử dụng các giọng khác nhau để miêu tả:

giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong “Con chó xấu xí”, giọng cảm thông lẫn kính phục trong “Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật”…

Có thể nhận thấy truyện ngắn của Kim Lân cũng giống như con người ông vậy. Nó mộc mạc, chân chất, phảng phất cái hương vị của dân gian, văn hóa làng quê giàu lòng nhân ái, nồng nàn tình yêu con người, làng quê.

Truyện ngắn của Kim Lân đã thể hiện đầy đủ tài năng, trí tuệ, tâm hồn của ông. Các tác phẩm của ông là kết quả của sự thôi sao kỹ lưỡng ngôn từ

“…kỹ lưỡng tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu tài hoa trong việc lựa

chọn ngôn từ hình ảnh, là sự gạn chắt những chất liệu từ cuộc sống để làm nghệ thuật”.

2.3. Hướng 3: Từ góc độ văn hóa

Hiện nay việc dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông nhằm đạt tới sự tiếp nhận cao nhất trong đối tượng HS là chiếm lĩnh được cả mặt văn học và mặt văn hóa của tác phẩm. Điều này có ý nghĩa DH tác phẩm trong nhà trường phổ thông không chỉ giúp HS lĩnh hội được tri thức văn học như nghệ thuật ngôn từ, thi pháp thể loại, phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn…mà còn cần thiết giúp HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp văn hóa trong hình tượng nhân vật, giá trị và sức sống của vẻ đẹp văn hóa đó trong hành trang cuộc sống của các em. Tiếp cận văn hóa nhấn mạnh đến sự tác động của văn hóa trong sự xây dựng hình tượng nghệ thuật và nhấn mạnh tới ý nghĩa văn hóa của tác phẩm đối với bạn đọc [57].

Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ giá trị văn hóa này sẽ góp phần làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học vào tổng thể giá trị tinh thần của dân tộc. Bản thân các tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của một thời kì lịch sử cụ thể, phản ánh bộ mặt tinh thần của một thời đại nhất định. Nó thể hiện trước hết là cách cảm thụ thế giới để từ đó dẫn tới các chuẩn mực sống của cộng đồng, của một dân tộc [57].

Tiếp cận văn hóa là một hướng đi mới và hiệu quả trong việc khai thác tiếp cận các tác phẩm văn chương dưới góc độ văn hóa. Do đó, việc bổ sung thêm hướng tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn chương sẽ làm cho người DH không những đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận mà còn thực sự hay, hấp dẫn, lôi cuốn các em HS. Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương nhằm tìm những vẻ đẹp, những giá trị văn hóa của tác phẩm chứ không phải biến giờ học thành giờ học về văn hóa. Có thể hiểu tiếp cận văn hóa như một con đường hiệu lực để khám phá tác phẩm văn chương thêm một phương diện nữa- phương diện văn hóa- bên cạnh phương diện văn học mà lâu nay trong DH tác phẩm văn chương ở trường phổ thông luôn đề cập tới. Tiếp cận văn hóa không đi chệch mục tiêu tiếp nhận văn chương dưới góc độ văn học mà là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết để tiếp nhận tác phẩm được trọn vẹn đầy đủ hơn [57].

Là người sinh ra và lớn lên trong vùng “Văn minh sông Hồng” [23], nơi

Kinh Bắc đậm đà truyền thống văn hóa, nơi có những hội võ, hội vật, hội thả chim, hội chọi gà…Nơi có những làn điệu dân ca nhẹ nhàng duyên dáng, nơi nổi tiếng về những bức vẽ dân gian…Kim Lân đã sớm cảm nhận được những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Viết về các phong tục văn hóa dân gian, ngoài việc muốn ngợi ca tâm hồn phong phú trong sáng, lành mạnh, ngợi ca nét tài hoa khéo léo của người dân thôn quê, Kim Lân còn muốn thể hiện niềm tự hào dân tộc của mình.

Có thể thấy khi viết về các phong tục văn hóa dân gian Kim Lân cũng đã chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc của mình về nông thôn Việt Nam, về người nông dân, đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm, tình yêu, sự kính trọng đối với những người dân bình thường, giản dị mà trong sáng, tài ba. Khẳng định những phẩm chất quý báu của người dân, Kim Lân cũng khẳng định những giá trị văn hóa của dân tộc, những giá trị văn hóa được tạo dựng nên từ những

con người chịu nhiều vất vả nhưng rất chăm chỉ, sáng tạo. Ý thức dân tộc đã tạo nên niềm tự hào dân tộc, tạo nên những trang văn thuyết phục người đọc. Kim Lân đã bằng văn học khơi dậy ở người đọc tình cảm, ý thức với đất nước, với dân tộc.

Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện ở cốt truyện, ở văn hóa ứng xử của dân tộc trong các nhân vật, ở ngôn từ của tác phẩm.

Về cốt truyện, chúng ta thấy ở đó Kim Lân đã vận dụng những yếu tố văn hóa dân tộc. Những yếu tố văn hóa đó được thể hiện thông qua nghệ thuật miêu tả của tác phẩm, qua những tình tiết, chi tiết trong truyện, những phương tiện bộc lộ tính cách nhân vật và việc tái hiện các xung đột xã hội.

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, những nhân vật của Kim Lân cũng đã thể hiện sâu sắc văn hóa ứng xử Việt Nam nói riêng, con người nói chung. Những nét văn hóa ứng xử đó đã bộc lộ tính cách của từng nhân vật trong từng hoàn cảnh khác nhau. Qua đó Kim Lân đã làm nổi bật nét đẹp văn hóa trong cách ứng xử của từng nhân vật, nó đã trở thành nét văn hóa truyền

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt (Trang 27 - 138)