1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về văn hóa
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa
1.1.4.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực văn hóa và quản lý văn hóa ở Việt Nam đang dần hồn thiện, đây là cơ sở cho cơng tác quản lý nhà nước của chính quyền từ Trung ương tới địa phương, tạo thuận lợi, hành lang pháp lý cho hoạt động văn hóa của các tổ chức, cá nhân. Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, như: Luật Điện ảnh, Luật di sản văn hóa, Luật sở hữu trí tuệ, Luật xuất bả, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện...; kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật đã ban hành để phù hợp với tình hình mới, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa... Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản dưới luật đã được xây dựng, ban hành. Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về văn hóa từng bước được hồn thiện, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, tích cực bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của nhân dân, tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa của đất nước.
Chính phủ ban hành nhiều chế độ, chính sách đặc thù, như chính sách về hoạt động và hưởng thụ văn hóa, nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chính sách về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; những chính sách khuyến khích và tơn vinh hoạt động sáng tạo (Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú); chế độ ưu đãi đặc thù đối với nghệ sĩ, học sinh
các trường văn hóa - nghệ thuật...; các quy định về thành lập bảo tàng, xây dựng tượng đài...; xây dựng và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội; việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi cơng cộng...; khuyến khích nhân dân các xã, phường, thơn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống vǎn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi cơng cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp.
Hệ thống văn bản quản lý văn hóa là sự thể chế các quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, nhằm tác động lên các nhóm cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển văn hóa. Chính sách về văn hóa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa. Hệ thống các văn bản quản lý văn hóa có ý nghĩa rất to lớn, giúp định hướng, hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường.
Các chính sách văn hóa địi hỏi phải đáp ứng được mối quan tâm của cả các nhóm cộng đồng dân cư, phân định rõ các mục tiêu và điều chỉnh các hướng ưu tiên. Chính sách văn hóa cần tới sự tăng cường hợp tác với các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là với các cơ quan địa phương. Các tổ chức tư nhân và xã hội để vạch kế hoạch hành động thực hiện các chương trình, dự án văn hóa, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu văn hóa của đơng đảo quần chúng nhân dân.
Mục tiêu của chính sách văn hóa nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, phát triển văn hóa dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh.
Một số nội dung chủ yếu trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020: - Xây dựng con người tồn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa đáp ứng u cầu thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người phát triển toàn diện.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tơn giáo, tín ngưỡng. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
- Tăng cường công tác thông tin đại chúng. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các hoạt động thông tin đối ngoại.
Các chiến lược, quy hoạch phát triển các lĩnh vực cũng được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, gồm Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
1.1.4.2. Xây dựng các nguồn lực cho hoạt động văn hóa
Nguồn nhân lực: Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hố là
Chính phủ; Bộ văn hố, thể thao và du lịch; UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá tại địa phương mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Đây là những hoạt động trên thực tế để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về văn hố theo mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra.
Kịp thời kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn làm cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác này ở các cấp địa phương hiện nay cịn thiếu tính chun mơn hóa, chun nghiệp hóa. Khơng ít cán bộ làm cơng tác quản lý
văn hóa đều trưởng thành từ phong trào quần chúng, chưa được đào tạo theo đúng quy định. Đặc biệt, phần lớn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên thực thi các chính sách quản lý nhà nước về văn hóa nhưng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cịn hạn chế, chậm được cập nhật. Trong khi đó thực tế cuộc sống liên tục phát sinh nhiều loại hình, hoạt động văn hóa mới khiến cho cán bộ, công chức lúng túng trong thực thi và chỉ đạo quản lý. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải rà sốt lại đội ngũ cán bộ cơng chức làm cơng tác quản lý về văn hóa, từ đó có chính sách, kế hoạch khoa học và cụ thể trong sắp xếp bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực này. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, để quản lý thực sự có hiệu quả cần có sự phối hợp hữu cơ giữa các cơ quan liên quan công tác quản lý nhà nước về văn hóa, có sự gắn kết chặt chẽ trong quan hệ giữa các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ.
Tài chính: Hoạt động đầu tư tài chính cho văn hố cũng đóng vai trị đặc
biệt quan trọng. Trong đầu tư tài chính cho văn hố, xuất phát từ vấn đề quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực nên nhà nước chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đầu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính tốn đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn hoá đúng hướng.
Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua đã quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực cần thiết để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) của Đảng xác định: “Củng cố, xây dựng và hồn
thiện thể chế văn hóa. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, sắp xếp hợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp các đơn vị văn hóa - nghệ thuật trọng điểm, tạo chất lượng mới cho toàn ngành”. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 của Chính phủ, Nghị quyết số
33/NQ-TW, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014) về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Văn kiện Đại hội XII của Đảng đều nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng
của việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa: “Hồn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Có
thể nói, thiết chế văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành cơng trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay.
1.1.4.3. Tổ chức, triển khai các hoạt động văn hóa
- Quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
* Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Ngày 16 tháng 7 năm 1998, ban chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VIII. Nghị quyết nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp phát động phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Mục đích của phong trào là nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Địa chỉ xây dựng phong trào là ở những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày trong mọi lực lượng nhân dân và trong cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, ra ngoài xã hội.
Các phong trào cụ thể gồm có: Xây dựng người tốt, việc tốt các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hóa; tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hóa; xây dựng cơng sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang...có nếp sống văn hóa; tồn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.
Mục đích của phong trào là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trị của văn hóa, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, hình thành những phong tục tập quán mới tiến bộ, lành mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống.
* Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Ngày 15 tháng 01 năm 1975 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 214/CT - TW về thực hiện nếp sống mới, trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
trường và mở rộng giao lưu quốc tế lại có phần bng lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa xã hội. Lối sống thực dụng, coi thường những giá trị văn hóa đạo lý dân tộc, tình nghĩa cộng đồng mà biểu hiện rõ nhất trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã ra chỉ thị số 27 - CT/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội để định hướng xây dựng nếp sống văn minh trong phong tục tập quán, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trong việc cưới, nghiêm túc thực hiện theo các quy định của luật hơn nhân và gia đình. Trong quá trình tổ chức đám cưới phải tuân thủ các quy định của địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rác thải phải được thu gom và tập kết đúng nơi quy định, không tổ chức đám cưới linh đình gây ồn ào, tốn kém.
Trong việc tang, tổ chức tang lễ với quy mô vừa phải, không đốt vàng mã bừa bãi tránh lãng phí và gây ơ nhiễm môi trường, hạn chế tình trạng khóc mướn và để loa quá 22 giờ đêm, gây ảnh hưởng đến những hộ gia đình xung quanh, khuyến khích người dân thực hiện hình thức hỏa táng.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa đã trở thành phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam. Mục đích là tưởng nhớ cơng đức của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có cơng xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng trình kiến trúc nghệ thuật và các nhu cầu chính đáng khác của nhân dân. Trong việc tổ chức lễ hội cần thực hiện đúng theo các bước tuần tự từ phần lễ đến phần hội để tạo ra khơng khí trang nghiêm trong nghi lễ và sự vui tươi phấn khởi trong nhân dân khi tham gia lễ hội. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải quyết liệt trong việc bài trừ mê tín dị đoan, xử lý nghiêm tình trạng trộm cắm, mất an ninh trật tự trong lễ hội.
* Hoạt động văn nghệ quần chúng
Trong đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943. Đảng ta đã xác định nền văn hóa mới có ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Đồng thời chỉ rõ đó là nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tính dân chủ về nội dung. Đây được xem là tiền đề quan trọng trong quan điểm của đảng về văn nghệ quần chúng. Năm 1986 đến nay, Đảng ta đã nhấn mạnh văn hóa, văn nghệ là một bộ
phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hoạt động văn nghệ quần chúng có vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Văn nghệ quần chúng xuất phát từ các đội văn nghệ của các thôn, tổ dân phố trên địa bàn các xã, phường là những cá nhân có cùng sở thích văn hóa, văn nghệ. Cùng nhau xây dựng các tiết mục mới, tập luyện, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các ngày lễ lớn như: ngày hội đại đoàn kết toàn dân, ngày quốc khánh mùng 2/9, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Đây là lực lượng nòng cốt trong phát trào hát, múa tập thể ở các địa phương. Công tác quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để khuyến khích được người dân tham gia tập luyện và biểu diễn. Nội dung các bài hát múa phải phù hợp với tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân, qua đó người dân mới nhiệt tình hưởng ứng, tạo thành một phong trào phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong tồn thể nhân dân.
Cơng tác quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng được đề cập đến tại Nghị