Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 96)

2.2.3 .Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn khơng ít những khó khăn, thách thức trong hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn Thị xã hiện nay như:

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và thơng tin truyền thơng có lúc có nơi cịn bng lỏng, hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước chưa cao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; nhiều hoạt động chỉ mang tính phong trào, thiếu bền vững; việc đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn hóa cịn hạn chế, một số hoạt động chưa được đầu tư thỏa đáng. Một số thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư nhưng chất lượng kém, dẫn đến hiệu quả khai thác cịn thấp điển hình như: Sân vận động Thị xã, Thư viện Thị xã một số hạng mục đã xuống cấp.

Công tác cán bộ đặc biệt là cán bộ chuyên trách tại cơ sở cịn có nhiều hạn chế, thiếu quy hoạch về đào tạo dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ văn hóa cấp cơ sở chưa được đồng bộ... Một số cán bộ văn hóa xã, phường chưa thực sự chủ động trong việc tự học tập, nghiên cứu và tham mưu trong công tác quản lý tại địa phương.

Hầu hết các nhà văn hóa thơn, tổ dân phố sau sát nhập gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động, việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhà văn hóa phù hợp với thơn sau sát nhập chưa được bố trí, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phong trào tại cơ sở. Tồn Thị xã cịn 7 thơn chưa có nhà văn hóa. Một số nhà văn hóa thơn, tổ dân phố trang thiết bị nghèo nàn. Số nhà văn hóa thơn, tổ dân phố đạt chuẩn tỷ lệ chưa cao

Thiết chế văn hóa - thể thao cấp Thị xã chưa được đầu tư ảnh hưởng đến sức hưởng thụ của người dân: Chưa xây dựng được nhà thi đấu Thị xã, Bảo tàng, Cung thiếu nhị

Công tác quản lý và bảo tồn di tích cịn nhiều hạn chế, do nguồn ngân sách eo hẹp trong khi số lượng di tích có nhu cầu sửa chữa nhiều, công tác tu bổ di tích trên địa bàn Thị xã chủ yếu mới chỉ dùng lại ở mức độ hỗ trợ, chống xuống cấp, nguồn kinh phí cịn lại chủ yếu dựa vào sự huy động đóng góp của nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Vai trò và sự quan tâm của nhiều địa phương trong Thị xã với vấn đề bảo tồn di tích chưa cao. Mặc dù đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng nhưng chính quyền sở tại chưa thực hiện đúng vai trò và thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Chất lượng xây dựng thơn, tổ dân phố văn hóa, đơn vị văn hóa chưa đều, số hộ nghèo tại một số thơn văn hóa cịn cao. Trong thơn văn hóa, đơn vị văn hóa vẫn cịn có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, nhất là vùng đồng bào Thiên Chúa Giáo.

Phong trào “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở chưa đi vào chiều sâu, cịn hình thức. Nhận thức của một bộ phận cán bộ cấp ủy, chính quyền cơ sở về phong trào còn hạn chế. Một số thành viên ban chỉ đạo chưa tham mưu

kịp thời cho Đảng ủy, UBND xã, phường về nội dung của phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, nên sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với phong trào chưa sâu sát.

Xu hướng tổ chức lễ hội hiện nay ngày càng gia tăng. Nhu cầu tham gia lễ hội của người dân ngày càng cao, các dịch vụ phục vụ trong lễ hội đa dạng, các diễn xướng, các trò chơi, các hoạt động thể thao dân gian còn hạn chế, thiếu bản chất đặc trưng; vai trò của quần chứng nhân dân, chủ thể trong lễ hội chưa được quan tâm đúng mức; quản lý, tổ chức lễ hội còn lúng túng.

Tỷ lệ các thơn có phịng đọc sách báo cịn thấp, số đầu sách trong các tủ sách cịn ít, chưa đa dạng và phù hợp với các độ tuổi khác nhau, hoạt động luân chuyển sách báo làng chưa thường xuyên, chưa tham mưu ban hành được cơ chế chính sách hỗ trợ cho người làm nhiệm vụ tại các phòng đọc sách báo làng. Văn hóa đọc chưa được chú trọng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)