2.2.3 .Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, mặc dù nguồn nhân lực ít nhưng thời gian qua ngành văn hóa thơng tin Thị xã Nghi Sơn đã nỗ lực phát huy tinh thần, nhiệt tình, có nhiều sáng kiến hay và thực hiện có hiệu quả cả về cơng tác quản lý nhà nước và phương diện hoạt động sự nghiệp. Phịng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu, đề xuất cho UBND Thị xã nhiều đề án, kế hoạch, quy hoạch, xây dựng tổ chức, xây dựng quy chế, xây dựng nhiều chương trình hoạt động mới phù hợp với xu thế phát triển văn hóa chung, phù hợp với điều kiện thực tiễn các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Thị xã Nghi Sơn; trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp về Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Gia đình, tuyên truyền cổ động, văn nghệ quần chúng, thông tin truyền thông, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở… Tổ chức bộ máy quản lý văn hóa được thống nhất, cho thấy các hoạt động văn hóa đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phương, đơn vị, phục vụ cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao tinh thần đời sống của nhân dân.
Thứ hai, triển khai thực hiện các cơng tác về văn hóa, thể thao, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực làm suy thoái về đạo đức lối sống của một số bộ phận người dân trên địa bàn; tăng cường và duy trì cơng tác thanh tra kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa như cơ sở kinh doanh karaoke, internet, băng đĩa nhạc. Do làm tốt công tác quản lý, trong những năm qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa đã góp phần quan trọng làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm về kinh doanh dịch vụ văn hóa, giải quyết những tồn tại, kiến nghị của nhân dân, đem lại một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực.
Thứ ba, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’ được tăng cường chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ở cơ sở với nhiều biện pháp, đã nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. Những thành tích, kết quả đạt được đã nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng vững chắc nền tảng tinh thần của xã hội.
Thứ tư, cơng tác quản lý di tích và lễ hội được chú trọng, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ thị xã đến cơ sở vào cuộc một cách đồng bộ,đã huy động, khai thác các nguồn lực xã hội tham gia vào xây dựng, tu bổ hệ thống thiết chế di sản văn hóa; một số xã, phường đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong cơng tác trùng tu, tơn tạo di tích; các di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội truyền thống, các tri thức dân gian, nét đẹp văn hóa truyền thống được quan tâm giữ gìn, từng bước đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, sự sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân, góp một phần quan trọng vào việc xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, thay vào đó là thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, xây dựng con người mới, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thị.
Thứ năm, phịng Văn hóa và Thơng tin Thị xã thường xuyên chuyển tải kịp thời các văn bản hướng dẫn của ngành tới cơ sở. Đồng thời còn mở các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện các Nghị định, Thơng tư mới của Bộ, Chính phủ ban hành. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa đi vào thực tiễn đời sống đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển một số mặt hoạt động văn hóa. Sự đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội cho các hoạt động văn hóa ngày càng được tăng cường, đã góp phần giúp địa phương tăng nhanh mức đầu tư các hoạt động văn hóa. Nguồn nhân lực của ngành được đào tạo cơ bản, có trình độ nghiệp vụ chun mơn và bản lĩnh chính trị, phục vụ đắc lực cho cơng tác quản lý văn hóa trên địa bàn Thị xã.
Thứ sáu, mặc dù Thư viện Thị xã và các, xã, phường chưa có nhiều đầu sách nhưng phong trào đọc sách vẫn duy trì đều đặn, cơng tác ln chuyển sách báo được triển khai tới từng đơn vị cơ sở đạt hiệu quả cao, giúp người dân tiếp cận với những kiến thức mới áp dụng thành công vào trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng xuất trong lao động. Qua đó thấy rằng quản lý văn hóa ở Thị xã thời gian qua đã phát triển cả về lượng và chất, không mắc sai phạm những khuyết điểm về lệch chuẩn, lệch mục tiêu mà Bộ, Sở, Đảng bộ, chính quyền địa phương đề ra.