Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 103 - 106)

2.2.3 .Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho nhân dân và các cấp ủy đảng, chính quyền

cơ sở về vai trị của văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa

Trong chiến lược phát triển tồn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nhiều lần vai trị to lớn của văn hóa, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cùng với việc xây dựng văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Văn hóa từ một quyền lực “mềm” đang dần trở thành quyền lực “cứng”, trở thành một trụ cột kinh tế quan trọng không thể thiếu của đất nước.

Tuy nhiên, để có nhận thức đúng đắn về văn hóa, cũng như cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa và vận dụng nó vào thực tiễn là một vấn đề không đơn giản. Tại Thị xã Nghi Sơn vẫn còn một số địa phương, nhân dân chưa thực sự coi trọng văn hóa, chưa đặt văn hóa ở một vị trí ngang tầm với xã hội, ngang tầm với một số lĩnh vực khác. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn cần có biện pháp cụ thể sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền để giúp cán bộ và nhân dân trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn nhận thức được mục đích, ý nghĩa của văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân, cũng như vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của văn hóa. Xác định trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức, trước hết là các đồng chí lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với việc giữ vững định hướng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân.

Trong công tác tuyên truyền phải được tiến hành bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền trực quan qua hệ thống các khẩu hiệu, pa nơ, áp phích đến tun truyền lưu động hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ để qua đó nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về vai trị của văn hóa đối với đời sống của nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu gương người tốt việc tốt, kịp thời khen thưởng các tập thể cá nhân điển hình trong thực hiện các phong trào văn hóa và xã hội hóa các hoạt động văn hóa; tăng cường cơng tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước đối với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, các đồn thể nhân dân. UBND Thị xã cần nhận thức sâu sắc và tồn diện hơn về vai trị vị trí của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, cùng đội ngũ những người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa để có sự đầu tư thỏa đáng cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư về chế độ chính sách, cũng như nguồn nhân lực cho công tác quản lý này. Đồng thời cũng có biện pháp khuyến khích đổi mới cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của ngành văn hóa nói riêng và sự phát triển của Thị xã nói chung.

Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, cũng như tự quản lý các hoạt động văn hóa tại cơ sở, tạo tiền đề cho quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trị của văn hóa và thực hiện quyền làm chủ của mình, tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự quản của cộng đồng dân cư trên cơ sở tơn trọng pháp luật, kết hợp hài hịa giữa quản lý xã hội bằng pháp luật và các quy ước cộng đồng với hoạt động văn hóa.

Như vậy, sức mạnh của cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý văn hóa đối với tồn bộ hệ thống chính trị và nhân dân. Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa khơng chỉ là nhiệm vụ, cơng việc của ngành văn hóa, mà cịn là trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, đồn thể và tồn xã hội. Vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và thực hiện những giải pháp cụ thể, đồng bộ, nhằm hạn chế những yếu kém, phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi tầng lớp dân cư, trở thành nên tảng tinh thần vững chắc của xã hội, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , phát huy vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương các cấp chính quyền địa phương

Vai trị lãnh đạo của Đảng, hình thức và phương pháp lãnh đạo, các nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp trong từng giai đoạn nhất định được ghi trong cương lĩnh, điều

lệ, chiến lược và nghị quyết của các cơ quan Đảng. Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp. Xây dựng nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý nhà nước phải ln gắn liền với q trình phát triển của xã hội. Để kịp thời sửa đổi những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp. Việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý nhà nước sẽ góp phần tạo nên một cơ chế quản lý năng động, sáng tạo, hữu hiệu, nhằm tăng cường hiệu lực trong quản lý hành chính nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thơng qua uy tín và vai trị gương mẫu của các tổ chức Đảng và các Đảng viên. Việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được coi là kỷ luật của tổ chức Đảng. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân với cơ quan nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà nước về văn hóa khơng phải là cấp ủy Đảng làm thay chính quyền, mà là làm cho chính quyền mạnh lên, nâng cao vai trị, trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã trong phát triển văn hóa và quản lý văn hóa trên địa bàn.

Trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn để làm tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa, Huyện ủy (nay là Thị ủy Nghi Sơn) đã ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về lĩnh vực văn hóa như: Nghị quyết số 07/ NQ - HU ngày 22/03/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa giai đoạn 2018 -2025.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các luật liên quan đến quản lý nhà nước về văn hóa như: Luật Di sản văn hóa, Luật Điện Ảnh, Luật Quảng Cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa... vận dụng linh hoạt các chủ trương nghị quyết của Đảng, nhà nước, của trung ương, địa phương vào hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.

Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Thị xã như: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên...cùng phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa.

Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị làm công tác văn hóa chủ động phối hợp với ban ngành có liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, trong Thị xã, các xã, phường thực hiện chương trình về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn. Từ đó giới thiệu, tơn vinh di sản văn hóa đến bạn bè trong và ngoài Tỉnh. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội vào việc bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa. Đặc biệt trong quá trình thực hiện tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh, thiếu niên. Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa, truyền đạt các giá trị di sản văn hóa cho thế hệ trẻ. Khuyến khích các trường học đăng ký chăm sóc các di sản văn hóa tại địa phương. Đồn Thanh niên phát động đoàn viên tham gia hưởng ứng “ Ngày về nguồn” 23/11 hàng năm, để các thế hệ trẻ có điều kiện tìm hiểu, góp sức mình vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, từ đó thắp sáng tình u q hương đất nước, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc.

UBND Thị xã cần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vai trị vị trí của cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa, cùng đội ngũ những người làm cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa để có sự đầu tư thỏa đáng cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư về chế độ chính sách, cũng như nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý này. Đồng thời cũng có biện pháp khuyến khích đổi mới cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của ngành văn hóa nói riêng và sự phát triển của Thị xã

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)