1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tổng quan về thị xã Nghi Sơn
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Thị xã Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia trước kia) nằm ở phía Đơng Nam Tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương (ranh giới là sơng Ghép), phía Tây giáp huyện Như Thanh và huyện Nông Cống (ranh giới là sơng Thị Long), phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Tỉnh Nghệ An), phía Đơng giáp Biển Đơng. Trên đất liền, Thị xã Nghi Sơn từ Bắc đến Nam dài 35km, từ Đông sang Tây rộng 18 km, có diện tích tự nhiên là 455,61 km2 và quy mô dân số 307.304 người. Thị xã Nghi Sơn là nơi có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương. Trên cơ sở đánh giá những kết quả toàn diện của huyện Tĩnh Gia đạt được trong những năm từ 2015 đến nay, nhất là thành tựu từ Khu kinh tế Nghi Sơn và trên cơ sở nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân huyện Tĩnh Gia. Sau khi xét đề nghị của Chính Phủ
tại tờ trình số 77/TTr-CP, ngày 09/03/2020, Tịa án Nhân dân tối cao tại Tờ trình số 123/TTr-TANDTC, ngày 12/03/2020, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tại Tờ trình số 13/TTr-VKSTC, ngày 19/03/2020, Ủy ban tư pháp tại văn bản số 2424/BC-UBTP14, ngày 23/03/2020 và Báo cáo thẩm tra số 3132/BC-UBPL14 ngày 24/04/2020 của Ủy ban pháp luật.
Ngày 22 tháng 4 năm 2020 Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ - UBTVQH 14 về việc thành lập Thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2020). Theo đó thành lập Thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tĩnh Gia, chuyển Thị trấn Tĩnh Gia thành phường Hải Hòa và 15 xã thành 15 phường có tên tương ứng. Sau khi thành lập Thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính gồm 16 phường (Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hịa, Hải Lĩnh, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm) và 15 xã (Anh Sơn, Các Sơn, Định Hải, Hải Hà, Hải Nhân, Hải Yến, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tùng Lâm, Trường Lâm.
Việc đổi tên đơn vị hành chính từ huyện Tĩnh Gia thành Thị xã Nghi Sơn và thành lập các Phường thuộc Thị xã Nghi Sơn phù hợp với xu thế phát triển qua từng giai đoạn lịch sử và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đồng thời tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương tạo động lực phát triển khu kinh tế Nghi Sơn, trong tứ giác tăng trưởng "Tứ sơn" của Tỉnh Thanh Hóa (Trung tâm động lực phía Bắc: Bỉm Sơn - Thạch Thành; Trung tâm động lực: Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam: Khu kinh tế Nghi Sơn; Trung tâm động lực phía Tây: Lam Sơn, Sao Vàng)
Đây là sự kiện bước ngoặt đánh dấu thành cơng mang tính nền tảng đặc biệt quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa trên địa bàn; thể hiện tiềm năng, lợi thế, động lực phát triển của Thị xã gắn với sự phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn, trở thành một đô thị động lực, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng
tâm là công nghiệp nặng, khai thác cảng biển, dịch vụ, du lịch đồng bộ và hiện đại, hướng tới đô thị thông minh - xanh - bền vững, cửa ngõ giao lưu, trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đơng bắc Thái lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải Quốc gia và Quốc tế.
Thị xã Nghi Sơn là vùng đồng bằng ven biển nhưng địa hình khá đa dạng, giống như một tỉnh Thanh Hóa thu nhỏ: có vùng núi, trung du, đồng bằng, biển đảo. Núi đồi tập trung chủ yếu về phía Tây và phía Nam Thị xã, trong các dãy núi đá vơi có hệ thống hang động kỳ ảo gắn với nhiều sự tích hấp dẫn. Núi cao nhất là núi Các Sơn với độ cao 580m. Đồng ruộng tập trung ở vùng ven sông, ven biển và một phần ở vùng giữa.
Nằm ở vị trí cực Nam của Thanh Hóa, khí hậu của Thị xã là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mùa đơng lạnh, ít mưa, có sương giá, sương muối; mùa hè nóng nực, nhiều mưa, có gió Tây khơ nóng khá đậm nét và bị ảnh hưởng rất lớn của bão, nhất là vào tháng 7,8,9. [17, tr 24]
Bờ biển Thị xã Nghi Sơn khá bằng phẳng tính từ cửa Lạch ghép (Phường Hải Châu) đến mũi Đông Hồi (xã Hải Hà) với 2 đảo lớn là Đảo Nghi Sơn và Đảo Hòn Mê và 3 cửa lạch lớn là Lạch ghép, Lạch Bạng, Lạch Hà Nẫm. Biển ở đây thuộc phần biển nông của vịnh Bắc Bộ, nước có độ mặn vừa phải, theo mùa nước nhiều loại tôm cá ra vào cửa sông sinh sản và ăn phù du sinh vật. Được mệnh danh là vùng "Biển bạc" của khu vực Bắc Trung Bộ, với nhiều loại hải sản quý hiếm như: Cá thu, cá chim, cá ngừ, tôm hùm, tôm he, mực...là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi của ngư dân Thị xã. Với sự ra đời của cảng nước sâu Nghi Sơn đã tạo cho Thị xã Nghi Sơn có lợi thế trong việc giao lưu với các tuyến vận tải đường biển trong nước và quốc tế.
Thị xã Nghi Sơn là Thị xã Ven biển nhưng có diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích tự nhiên với nhiều khống sản phong phú như: mỏ Sắt ở xã Phú sơn, đất sét làm gạch ngói ở xã Trường Lâm và xã Tân Trường, đá vôi làm xi măng ở các xã Phía Nam, cát thủy tinh với trữ lượng hàng chục triệu tấn ở các xã ven biển của Thị xã Nghi Sơn [17, tr. 37]
Trên đất Thị xã Nghi Sơn có hai tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch nối liền các miền trong nước xuyên suốt
chiều dài 35km từ phường Hải Châu đến xã Trường Lâm. Đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn bắt đầu từ xã Các Sơn đến xã Trường Lâm dài 29,5km. Ngồi ra Thị xã Nghi Sơn cịn có Tỉnh lộ 512 từ Phường Tân Dân nối với đường 15A dài 29 km, tỉnh lộ 513 từ Cầu Hổ đến Nghi Sơn, tỉnh lộ Nghi Sơn - Bãi Trành nối với đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ Nghi Sơn - Sao vàng nối khu Kinh tế Nghi Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân, Tỉnh lộ 525 từ Chợ kho (Hải Ninh) đến chợ Chào (Thanh Sơn). Đây là những tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho q trình phát triển Kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị Xã.