CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH CẢI THIỆN ĐỘ HỊA TAN CARVEDILOL
1.3.2. Cơng trình ngồi nước
Arun Raj R. và Dr. Jyoti Harindran (2017) đã thực hiện nghiên cứu tăng cường khả năng hòa tan của Carvedilol bằng phương pháp hệ phân tán rắn sử dụng PEG 6000 và HPMC K100M. HPTR của Carvedilol - PEG 6000 và Carvedilol - HPMC K100M được điều chế bằng phương pháp nhào trộn.
Kết quả cho thấy HPTR PEG 6000 – Carvedilol với tỉ lệ 4:1 cho kết quả tốt hơn HPMC K100M với cùng tỉ lệ.
HPTR được chọn sau đó được bào chế thành viên nén bằng phương pháp dập thẳng. Kết quả cho thấy viên sử dụng hệ phân tán rắn cho kết quả độ hòa tan cao hơn viên mẫu đối chiếu.
Jung Bo Shim và các cộng sự (năm 2012) đã thực hiện nghiên cứu sử dụng hệ phân tán rắn Carvedilol - HPMC sử dụng dung môi Methylene chloride và Carvedilol - Eudragit sử dụng dung môi Methanol để kiểm sốt tỉ lệ hịa tan của Carvedilol bằng phương pháp sấy phun.
Kết quả nghiên cứu cho thấy HPTR bằng phương pháp sấy phun đã có hiệu quả để cải thiện tốc độ hòa tan của Carvedilol so với nguyên liệu ban đầu.
Varsha pokharkar và các cộng sự (năm 2009) thực hiện nghiên cứu cải thiện độ hòa tan và tốc độ hòa tan của Carvedilol bằng phương pháp tạo phức bậc 3 với B- cyclodextrin và Acid citric theo tỉ lệ 1:2:2 với dung môi cồn - nước. So sánh khả năng tạo phức bậc 3 qua 3 phương pháp: Trộn vật lý, trộn ướt và phun sấy. Kết quả độ hòa tan của Carvedilol tăng đáng kể (110 lần) khi sử dụng kỹ thuật phun sấy. Các viên nén phân tán trong miệng được bào chế bằng kỹ thuật phun sấy với các tá dược thích hợp tan 100% trong vịng 5 phút.
Qua tìm hiểu, đề tài chưa tìm thấy cơng trình trong nước thực hiện cải thiện độ hòa tan hoạt chất carvedilol bằng HPTR, đều này tạo tính mới cho đề tài khi thực hiện. Có rất nhiều cơng trình ngồi nước thực hiện cải thiện độ hòa tan hoạt chất carvedilol bằng HPTR và cho kết quả khả quan, điều này chứng tỏ hướng đi đúng của đề tài.