5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý BHXH của một số nước trên thế giới *Kinh nghiệm quản lý BHXH tại CHLB Đức
Cộng hòa Liên bang Đức là nƣớc đầu tiên thiết lập BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH bao gồm: ốm đau, thai sản; tuổi già và tàn tật; tai nạn lao động; thất nghiệp; bảo hiểm phụ thuộc. Hiện tại NLĐ và ngƣời SDLĐ có tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đóng BHXH bắt buộc là 19,9%; ngoài ra còn khoản trợ cấp của Liên bang. Các khoản đóng BHXH là 180,5 tỷ EUR, hỗ trợ từ ngân hàng liên bang là 61,3 tỷ EUR. Để công tác quản lý thu BHXH đƣợc hiệu quả, CHLB Đức đã xây dựng hệ thống giám sát chủ SDLĐ. Hằng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 nghìn vụ việc trong đó: 50% do các chuyên gia đƣợc đào tạo chuyên biệt của cơ quan Bảo hiểm hƣu trí Liên bang Đức (DRV Bund) tiến hành, 50% do 14 cơ quan khu vực của DRV Bund tiến hành. Đức đã xây dựng 20 khu vực giám sát ở tất cả Liên bang với số lƣợng nhân viên rất lớn 1.732 ngƣời, công tác quản trị hành chính đƣợc đặt tại 20 khu vực, số giám sát viên là 309 ngƣời. Ngoài nhiệm vụ giám sát chủ SDLĐ, công tác quản trị hành chính bao gồm: quan hệ cộng đồng, đƣa ra các con số thống kê, các báo cáo kiểm soát… Với các trƣờng hợp nợ quá hạn chia làm 2 loại là: Trƣờng hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các khoản nợ quá hạn, trƣờng hợp cố ý sẽ bao gồm nộp các khoản nợ quá hạn + 1% lãi suất mỗi tháng. Các trƣờng hợp gian lận, giả mạo hồ sơ, lao động bất hợp pháp và những trƣờng hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc khai, nộp thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ, hầu nhƣ không thể có vấn đề về trốn nộp BHXH. Thực tế nếu NLĐ có kê khai sai, kiểm tra từ hệ thống Ngân hàng, Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể còn bị phạt, mức phạt rất cao. Do đó, hầu nhƣ cả NLĐ và chủ các DN không ai nghĩ đến việc trốn tránh trích nộp BHXH.
Việc tổ chức quản lý BHXH ở Đức phụ thuộc vào từng loại hình chế độ BHXH và có rất nhiều cơ quan tham gia trong lĩnh vực này. Họ đều hoạt động và đƣợc điều chỉnh theo Luật hành chính công. Do có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nên tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực BHXH ở Đức diễn ra mạnh mẽ [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
*Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ở Nhật bản do không tồn tại một hệ thống bảo đảm thống nhất, nên mỗi chế độ BHXH đƣợc quản lý một cách riêng biệt tùy theo chức năng và đối tƣợng tham gia, vì vậy việc thu BHXH cũng do các cơ quan khác nhau thực hiện:
- Chế độ hƣu trí: Bao gồm nhiều quỹ khác nhau đảm bảo chế độ hƣu trí cho nhiều tầng lớp dân cƣ khác nhau. Các quỹ hƣu trí do Vụ hƣu trí Bộ Y tế phúc lợi chịu trách nhiệm giám sát chung. Cơ quan BHXH quản lý hành chính trên toàn quốc gia và dƣới là các chi nhánh cơ quan BHXH địa phƣơng quản lý thực hiện thu và chi trả trợ cấp.
Quỹ Hiệp hội tƣơng trợ đảm bảo chế độ hƣu trí cho tầng lớp có thu nhập cao nhƣ: Viên chức các cấp, thủy thủ, giáo sƣ đại học và những NLĐ trong các cơ quan Nhà nƣớc. Mức đóng góp từ 10 đến 16% lƣơng tháng. Nhà nƣớc hỗ trợ từ 15-18% tổng mức trả tiền hƣu hàng năm của quỹ.
Quỹ hƣu trí do Chính phủ quản lý: Đảm bảo chi trả trợ cấp cho những ngƣời làm việc trong các đơn vị tƣ nhân từ 5 lao động trở lên. Mức đóng góp của NLĐ và chủ SDLĐ tƣơng tự nhƣ nhau: 8,675% lƣơng tháng của NLĐ (đối với những ngƣời làm việc nghề mỏ và ngƣ nghiệp 9,575%). Hàng năm, Nhà nƣớc hỗ trợ 20% tổng số tiền chi trả hàng năm và chi phí quản lý hành chính.
Quỹ hƣu trí quốc gia đảm bảo chế độ trợ cấp hƣu trí cho những NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong xí nghiệp nhỏ, tƣ nhân với mức thu nhập thấp trong xã hội, chỉ có 1/3 số ngƣời tham gia có thu nhập ổn định số còn lại chủ yếu là phụ nữ và ngƣời thu nhập thƣờng, thậm chí không có thu nhập phải dựa vào sự giúp đỡ của ngƣời thân để đóng BHXH. Mức đóng của NLĐ và chủ SDLĐ ngang bằng nhau với mức 12.800Y/tháng cộng với khoản phụ thêm tự nguyện 400Y để đƣợc nhận một khoản lƣơng hƣu bổ sung. Nhà nƣớc hỗ trợ 1/3 tổng mức chi trả tiền hƣu hàng năm của quỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Chế độ tai nạn lao động cho NLĐ ở các khu vực sản xuất và kinh doanh: Đặt dƣới sự quản lý trực tiếp của Chính phủ. Bộ Lao động có trách nhiệm giám sát và quản lý hành chính cấp trung ƣơng, phòng đề bù cho NLĐ nằm trong cơ quan lao động cấp quận chịu trách nhiệm quản lý trong khu vực của mình thông quá các văn phòng thẩm tra tiêu chuẩn lao động. Trong đó, mức đóng của chủ SDLĐ có 27 mức từ 0,6% đến 13,4% lƣơng tùy thƣo ngành nghề, mức độ rủi ro và số lao động làm việc. Ngƣời lao động phải đóng không quá 200Y cho một lần điều trị (không áp dụng với những ngƣời nhận trợ cấp tạm thời); Ngân sách quốc gia sẽ hỗ trợ một phần những chi phí cần thiết cho chƣơng trình bảo hiểm TLLĐ trong giới hạn của Ngân sách nhà nƣớc và chịu trách nhiệm và chịu toàn bộ chi phí quản lý hành chính.
- Chế độ Bảo hiểm việc làm: Đặt dƣới sự quản lý trực tiếp của Chính phủ và Bộ Lao động (Vụ đảm bảo việc làm) có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc thực hiện bảo hiểm việc làm thông qua các văn phòng Bảo đảm việc làm công cộng và bộ phận đảm bảo việc làm của phòng lao động cấp quận- hai cơ quan này trực tiếp làm những công việc hành chính có liên quan đến NLĐ, tổ chức thu bảo hiểm theo Luật BHXH việc làm… và truyền trực tiếp những dữ liệu đó lên Bộ Lao động theo hệ thống siêu máy tính. Mức thu BHXH nhƣ sau:
Những ngành nghề chung: mức đóng là 1.15% (trong đó chủ SDLĐ đóng 0.75%, NLĐ đóng 0.4%); Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất bia mức đóng là 1.35% (chủ SDLĐ đóng 0,95%, NLĐ đóng 0,4%); ngành xây dựng 1.45% (chủ SDLĐ đóng 1.05% và NLĐ đóng 0.4%). Riêng đối với những NLĐ làm việc theo ngày thì phải đóng lệ phí tem bảo hiểm. Việc đóng phí tem này đƣợc chia đều cho chủ SDLĐ và NLĐ với 3 mức cao nhất là 176Y và mức thấp nhất là 96Y [22].
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, cơ quan quản lý về BHXH là tổ chức xã hội thuộc Bộ Lao động cung cấp các dịch vụ quản lý liên quan tới lao động và việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuộc diện BHXH và phúc lợi xã hội. Về nguồn nhân lực có tồng số là 5051 nhân viên/01 trụ sở chính, 06 trụ sở khu vực, 49 văn phòng chi nhánh 06 ủy ban và 09 bệnh viện đền bù cho NLĐ. Khách hàng của họ là NLĐ, ngƣời SDLĐ, ngƣời thất nghiệp… chiếm 62,3% dân số tham gia hoạt động kinh tế.
Về quản lý nợ BHXH cơ quan BHXH Hàn Quốc thực hiện nhƣ sau: Về phía cơ quan BHXH: Khuyến khích đóng các khoản nợ đọng BHXH trong năm hiện tại thông qua các hình thức gọi điện, gặp trực tiếp sau đó gửi thƣ thúc giục các đơn vị nợ BHXH. Thời gian đƣợc tính từ ngày công văn nhắc nhở tới các đơn vị SDLĐ đến hạn cuối cùng đóng BHXH đã đƣợc ghi trong công văn. Việc thu các khoản nợ này trƣớc tiên tập trung vào các doanh nghiệp có số tiền nợ nhiều và thời gian kéo dài. Trong các trƣờng hợp quá thời hạn quy định, trụ sở chính của cơ quan BHXH sẽ lên danh sách các đơn vị này, tiến hành truy vấn tài sản trên toàn quốc nhƣ bất động sản, phƣơng tiện đi lại, nhà xƣởng máy móc…với sự trợ giúp của các cơ quan liên quan nhƣ Bộ Đất đai, Giao thông.
Bên cạnh đó, cơ quan BHXH tại trụ sở chính và văn phòng chi nhánh cũng khuyến khích các đơn vị SDLĐ, NLĐ đóng BHXH, trao đổi thông tin giữa các cán bộ chuyên trách thông qua các bài thuyết trình thực tiễn, đồng thời cung cấp các biện pháp tốt hơn phục vụ cho đơn vị SDLĐ chuyển tiền tự động, thuận tiện.
Mở các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ của cán bộ phụ trách nợ BHXH từ đó cho phép các học viên xử lý vụ việc hiệu quả. Với các phƣơng pháp nhƣ trên số nợ của Hàn Quốc đã giảm liên tiếp trong 4 năm từ 686 triệu USD (năm 2006) xuống 498 triệu USD (năm 2009) [22].
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý BHXH của một số tỉnh của VN
*Kinh nghiệm quản lý thu BHXH tại Thành phố Hải Phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong nƣớc và quốc tế với nhiều DN kinh doanh trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ đối tác không chỉ trong nƣớc mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Việc quản lý công tác thu BHXH trên địa bàn có nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn bởi các DN tuy lớn nhƣng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nƣớc ngoài. Do vậy cũng dễ hiểu khi nhiều DN bị ảnh hƣởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng khá nhiều DN trên địa bàn phải nợ đọng BHXH của NLĐ trong thời gian vừa qua. Vì vậy, để hoàn thành công tác thu BHXH mà BHXH Việt Nam giao, cán bộ phòng thu nói riêng và tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH Thành phố Hải Phòng nói chung phải rất nỗ lực, cố gắng.
Kết quả năm 2011, số DN nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đã giảm từ 70 DN xuống còn 46 DN (giảm 34,3%) và số tiền nợ đọng giảm từ từ 81 tỷ đồng xuống còn 41,6 tỷ đồng (giảm 48,7%).
Bí quyết thành công của thành phố Hải Phòng là sự thấu hiểu và thông cảm giữa “chủ nợ” và “con nợ”. Hải Phòng luôn lắng nghe DN, tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ. Lãnh đạo ngành BHXH thành phố đã trực tiếp đến nhiều DN để tiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, vừa tìm cách tháo gỡ với DN với mục tiêu trƣớc hết là đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.
Để giải quyết vấn đề này, BHXH thành phố Hải Phòng đã chủ động đề nghị với chủ DN việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình ngân sách của DN cùng với bản cam kết sẽ đóng nốt các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Việc đóng một phần tiền nợ đọng này đƣợc phía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọng của ngƣời lao động do DN thiếu nợ trƣớc đây. Việc làm này đã đƣợc hầu hết các DN tích cực hƣởng ứng. Nhiều DN ngay lập tức đã trích một phần ngân sách để đóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BHXH, thậm chí còn nhiều DN sẵn sàng đi vay ngân hàng để nộp nợ BHXH. Bên cạnh đó những biện pháp tuyên truyền, vận động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc triệt để thực hiện. Đối với các DN cố tình chây ì sẽ đƣợc lập danh sách để gửi lên UBND Thành phố, đồng thời đƣa vào đánh giá thi đua, khen thƣởng dịp cuối năm. Đồng thời đƣa những đơn vị nợ đọng chây ì lên truyền hình để mọi ngƣời dân đƣợc biết thông tin.
Thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn vị nợ đọng, thấu hiểu nỗi khó khăn của DN và quan trọng hơn là để giải quyết chế độ hợp pháp cho ngƣời lao động, cùng với thái độ kiên quyết của lãnh đạo BHXH Thành phố Hải Phòng đã giúp cho việc thu nợ đọng BHXH ở Hải Phòng đạt những kết quả đáng khích lệ [26].
*Kinh nghiệm quản lý thu BHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích 2.095 km2
với dân số hơn 7 triệu ngƣời. Nguồn nhân lực hiện tại khoảng 4,8 triệu; lao động đang có việc làm khoảng 3,5 triệu ngƣời. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, đa dạng về loại hình sản xuất và hình thức sở hữu. Do đó, đã thu hút lực lƣợng lao động khác rất đông. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng hơn 40.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 90%; trên 35.000 cơ sở kinh doanh cá thể. Điều đó đã tạo ra tiềm năng và những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm BHXH đã và đang trở thành mối quan tâm, bức xúc của dƣ luận xã hội nếu không có biện pháp kiên quyết, vi phạm này sẽ cản trở lớn cho việc thực hiện chính sách BHXH. Tính đến cuối năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh có 19.139 DN, đơn vị nợ đọng BHXH của trên 687.100 NLĐ. Chỉ tính riêng số nợ trên 12 tháng đã có tới 205 DN nợ tổng cộng 75 tỷ đồng, trong đó có DN nợ trên 10 tỷ đồng. Tổng nợ BHXH bắt buộc đến cuối năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh là gần 374 tỷ đồng. Hiện nay cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Minh không xác định đƣợc chính xác số lƣợng đơn vị, DN có SDLĐ cũng nhƣ số lƣợng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.
Để góp phần giải quyết thực trạng này, bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra chấn chỉnh, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện một số biện pháp chủ yếu nhƣ sau:
- BHXH Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quy chế phối hợp phối hợp: + Phối hợp với Sở LĐ - TB&XH xây dựng chƣơng trình hành động liên tịch, thƣờng xuyên trao đổi các thông tin về tình hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp. Sau khi cơ quan BHXH Thành phố kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn không tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Sở LĐ - TB&XH để xem xét xử phạt theo quy định. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua các quan hệ phối hợp, đã kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật lao động phát sinh, chủ yếu là vi phạm về BHXH, để giảm thiểu các vi phạm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ.
+ Xây dựng mối quan hệ với Tòa án nhân dân các cấp để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị SDLĐ. Nhờ đó, đã kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của Pháp luật
+ Phối hợp với Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo quá trình thi hành án đƣợc kịp thời. Tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho BHXH quận, huyện nhằm trang bị và hƣớng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tòa án. Các mối quan hệ này góp phần tạo ra bƣớc chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm nói chung.
- Hợp tác tốt với báo chí: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự phê phán của