Thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Thu thập thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn bản phẩm đã công bố nhƣ: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của địa phƣơng, từ các Sở, Ban, Ngành của tỉnh có liên quan; từ các nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, chƣa đƣợc xuất bản trong và ngoài nƣớc; từ nguồn tƣ liệu trên internet.

2.2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp cần thu thập gồm: Tài liệu về đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Vĩnh Phúc, tình hình hoạt động các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Vĩnh Phúc so với các ngân hàng khác trên địa bàn…

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp sử dụng phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012, hoạt động cạnh tranh các hình thức TTKDTM tại BIDV Vĩnh Phúc.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Trong luận văn tác giả sử dụng 2 phƣơng pháp so sánh

Lƣợng tăng giảm tuyệt đối: so sánh số liệu kỳ gốc và kỳ tính toán để đƣa ra các đánh giá, giải pháp

∆y = Yt-Yt-1 Trong đó: Yt là số liệu kỳ phân tích

Yt-1 là số liệu phân tích kỳ gốc

∆y là số hiệu giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc

Tốc độ phát triển: Tỷ lệ phần trăm (%) giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp để thấy sự biến đổi của các chỉ tiêu từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý và điều chỉnh kịp thời.

R(k)% = Trong đó: Yk là số liệu thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Y là số liệu phân tích

R(k)% là tỷ trọng Yk so với Y

Tốc độ tăng giảm : là tỷ lệ phần trăm giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc từ đó phản ánh sự thay đổi giữa các kỳ.

(%) = Trong đó : là số liệu kỳ phân tích

là số liệu kỳ gốc

là tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) của BIDV Vĩnh Phúc nhằm dễ dàng nhìn thấy và đƣa ra các giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh TTKDTM.

Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức , qua đó phân tích : Những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của BIDV Vĩnh Phúc, tận dụng những điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài và xây dựng kế hoạch ngăn không cho các điểm yếu của chính ngân hàng làm cho nó dễ bị tổn thƣơng trƣớc các nguy cơ từ bên ngoài.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu dƣ nợ giai đoạn 2010 - 2012

- Kết quả huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012

- Kết quả kinh doanh dịch vụ TTKDTM tại BIDV Vĩnh Phúc

- Kết quả kinh doanh dịch vụ TT ủy nhiệm chi tại BIDV Vĩnh Phúc - Thị phần kinh doanh thẻ năm 2010 - 2012

- Mạng lƣới hoạt động các NHTM trên địa bàn Vĩnh Phúc. - Thị phần máy ATM trên địa bàn Vĩnh Phúc năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc nhánh Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Ngƣời dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo.

Với lợi thế về địa lý - kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã có bƣớc tiến nhanh và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/năm. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Vĩnh Phúc thƣờng xuyên đƣợc xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nƣớc. Về văn hóa -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt.

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn nỗ lực để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ; tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các Khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển Khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp… với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến hết tháng 12/2012, toàn tỉnh đã thu hút trên 634 dự án, trong đó có 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ trên 2.455,90 triệu USD và 517 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 25.534,09 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, sớm thu hồi vốn tiếp tục đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất tại Vĩnh Phúc. Hiện nay, đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm và quyết định đầu tƣ tại Vĩnh Phúc: Các Tập đoàn: Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan)...

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tính đến nay có 14 Ngân hàng thƣơng mại, bao gồm; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thƣơng (Vietinbank), Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thƣơng (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Maritimebank); Ngân hàng TMCP Đông Á (DongaBank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với tổng số 18 chi nhánh cấp I, ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng (CCF), Tiết kiệm Bƣu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Với địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bàn nhỏ hẹp trong khi các TCTD kinh doanh trên cùng địa bàn thì tƣơng đối đông so với tiềm năng hiện có đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trƣờng tiền tệ trong giai đoạn 2010 - 2012 đã ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của BIDV Vĩnh Phúc nói riêng.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của BIDV:

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thƣơng mại lâu đời nhất Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/4/1957. Sau hơn 55 năm xây dựng và trƣởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên thị trƣờng hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

Đầu tƣ tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc.

Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Vĩnh Phúc:

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc là một trong 114 chi nhánh của BIDV, đƣợc thành lập ngay sau khi tái lập Tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 01/1997 có trụ sở chính đặt tại địa chỉ Số 06, Đƣờng Kim Ngọc, Phƣờng Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm:

Huy động vốn: Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nƣớc và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của BIDV.

Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của BIDV Vĩnh Phúc. Các hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm cấp tín dụng bằng đồng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay cầm cố và chiết khấu các loại giấy tờ có giá và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Vĩnh Phúc tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc, quản lý và trông giữ hộ tài sản quý hiếm/giấy tờ có giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Vĩnh Phúc cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thu xếp vốn…

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BIDV Vĩnh Phúc đƣợc chia làm 5 khối gồm 14 phòng. Ngoài những nhiệm vụ chung, chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng nhƣ sau:

a) Khối quan hệ khách hàng:

Khối quan hệ khách hàng bao gồm 02 Phòng;

- Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính; trực tiếp đề xuất cấp hạn mức/giới hạn tín dụng và đề xuất cấp tín dụng ngắn/trung và dài hạn, theo dõi, quản lý và giám sát tình hình hoạt động đối với các khách hàng thuộc phạm vi quản lý của Phòng.

- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.

b) Khối tác nghiệp:

Khối tác nghiệp tại Chi nhánh bao gồm 03 Phòng;

- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; tiếp nhận chứng từ giao dịch và thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng; tiếp nhận tiền gửi/thanh toán trực tiếp với khách hàng; tiếp nhận hồ sơ thông tin khách hàng và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các sản phẩm dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin tín dụng.

c) Khối nội bộ:

Khối nội bộ tại Chi nhánh bao gồm 03 Phòng:

- Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; hƣớng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; thực hiện báo cáo quyết toán tài chính theo niên độ.

- Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lƣới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lƣới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp và điện toán: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

d) Khối quản lý rủi ro:

Khối quán lý rủi ro tại Chi nhánh có 01 Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng; Tiếp nhận và trình Lãnh đạo Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 102)