Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

1.2.3.1. Thị phần của sản phẩm dịch vụ

Mặc dù thị phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhƣng nó lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai của ngân hàng thƣơng mại. Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua thị phần của ngân hàng thƣơng mại, các nhà đầu tƣ, các khách hàng có thể đánh giá đƣợc quy mô hoạt động của ngân hàng, đánh giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ, uy tín của ngân hàng để từ đó quyết định có đầu tƣ, giao dịch hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng không. Một ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá là có sức cạnh tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn và đang đƣợc mở rộng.

1.2.3.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ

Đối với ngân hàng thƣơng mại, khả năng sinh lời cao sẽ tạo cho ngân hàng khả năng tích luỹ cao, từ đó làm tăng năng lực tài chính của ngân hàng.

Ngoài ra, khả năng sinh lời cao sẽ giúp ngân hàng có điều kiện trang bị công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm với chất lƣợng tốt cho khách hàng.

Để đánh giá khả năng sinh lời của một ngân hàng thƣơng mại ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

1.2.3.3. Thương hiệu của ngân hàng thương mại

Thƣơng hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hƣớng cho khách hàng tìm đến mua và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử dụng sản phẩm của một doanh nghiệp. Thƣơng hiệu giúp cho ngân hàng thƣơng mại khẳng định với khách hàng hoặc các bên liên quan về mức độ an toàn, tính thuận tiện, phong cách làm việc thoải mái, giá cả hợp lý khi giao dịch với ngân hàng.

Để đánh giá thƣơng hiệu của ngân hàng thƣơng mại, ngƣời ta đánh giá thông qua đánh giá của những ngƣời đã từng sử dụng dịch vụ, thông qua xếp hạng của các cơ quan trong nƣớc và tổ chức quốc tế, thông qua xếp hạng bình chọn của các tổ chức tài chính, của các tạp chí trong nƣớc và quốc tế.

1.2.3.4. Năng lực quản trị của ngân hàng thương mại

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, làm thế nào để tạo ra ƣu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì câu trả lời con ngƣời, nhất là con ngƣời có năng lực quản lý là nhân tố vô cùng quan trọng. Ngƣời quản lý giỏi nhƣ chiếc đầu tàu dẫn dắt con tàu đi đến đích của mình vừa an toàn, vừa nhanh chóng. Nhà quản lý giỏi của ngân hàng thƣơng mại là ngƣời xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh đúng hƣớng, lãnh đạo thực hiện chiến lƣợc kinh doanh đó một cách tốt nhất dựa trên cơ sở phát huy những nội lực cũng nhƣ tận dụng đƣợc những ngoại lực từ bên ngoài.

Trình độ quản lý của nhà quản lý đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí chủ yếu:

- Trình độ chuyên môn.

- Tính sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp và các lựa chọn mới lạ. - Kỹ năng giao tiếp.

- Khả năng cộng tác và tạo niềm tin đối với khách hàng. - Khả năng nhìn ra những tiềm năng từnhững gì hiển nhiên. - Khả năng tập hợp mọi ngƣời trong thực hiện công việc. - Là tấm gƣơng về khả năng lãnh đạo cho mọi ngƣời noi theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Linh động trong những thay đổi cần thiết hoặc biết thích nghi với các yêu cầu thay đổi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)