Khái quát tình hình kinh tế xã hội Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Ngƣời dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo.

Với lợi thế về địa lý - kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã có bƣớc tiến nhanh và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/năm. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Vĩnh Phúc thƣờng xuyên đƣợc xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nƣớc. Về văn hóa -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt.

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn nỗ lực để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ; tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các Khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển Khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp… với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến hết tháng 12/2012, toàn tỉnh đã thu hút trên 634 dự án, trong đó có 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ trên 2.455,90 triệu USD và 517 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 25.534,09 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, sớm thu hồi vốn tiếp tục đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất tại Vĩnh Phúc. Hiện nay, đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm và quyết định đầu tƣ tại Vĩnh Phúc: Các Tập đoàn: Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan)...

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tính đến nay có 14 Ngân hàng thƣơng mại, bao gồm; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thƣơng (Vietinbank), Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thƣơng (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Maritimebank); Ngân hàng TMCP Đông Á (DongaBank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với tổng số 18 chi nhánh cấp I, ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng (CCF), Tiết kiệm Bƣu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Với địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bàn nhỏ hẹp trong khi các TCTD kinh doanh trên cùng địa bàn thì tƣơng đối đông so với tiềm năng hiện có đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trƣờng tiền tệ trong giai đoạn 2010 - 2012 đã ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của BIDV Vĩnh Phúc nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)