Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc

BIDV Vĩnh Phúc đƣợc thành lập ngay sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc tháng 01/1997 đến nay đã đƣợc trên 15 năm. Sau 15 năm xây dựng và phát triển đến nay, BIDV Vĩnh Phúc là một trong những Chi nhánh có bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lƣợng hoạt động, tốc độ tăng trƣởng các mặt qua các năm luôn đạt cao và có tính bền vững, nợ xấu luôn đƣợc kiểm soát tốt, thị phần huy động vốn trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng cao và đƣợc duy trì ổn định, tỷ suất sinh lợi trên tổng Tài sản cũng nhƣ trên vốn chủ sở hữu luôn đạt cao và phù hợp với định hƣớng phát triển của BIDV.

Ghi nhận kết quả hoạt động của Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc, năm 2010 Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có Quyết định số 237/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 về việc xếp hạng doanh nghiệp hạng I cho Chi nhánh bên cạnh đó hàng năm Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc các cấp chính quyền ghi nhận và khen thƣởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động nhƣ sau:

3.1.5.1. Tín dụng

Tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc trong suốt thời gian qua. Chính vì vậy, BIDV Vĩnh Phúc đã luôn xác định tăng trƣởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và có tính bền vững. Để đảm bảo mục tiêu trên, trong suốt thời gian qua BIDV Vĩnh Phúc luôn bám sát các chủ trƣơng, định hƣớng của BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc có bƣớc phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế đƣợc mở rộng nhƣng chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Biểu đồ 3.1: Quy mô tín dụng giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc)

Với mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn, BIDV Vĩnh Phúc luôn thực hiện tăng trƣởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lƣợng

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Năm 2010 2011 2012 Dưnợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tín dụng, tập trung nguồn lực cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm.

Bảng 3.1: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010-2012)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số dƣ (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Số dƣ (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Số dƣ (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Cơ cấu tín dụng 1.486,9 1.759,5 1.932 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.186,8 79,8 1.468,8 83,5 1.715,7 88,8 Trung,dài hạn 300,1 20,2 290,7 16,5 216,3 11,2 Theo nhóm KH Doanh nghiệp 1.170,5 78 1.283,8 73 1.402,6 72,6 Cá nhân 316,4 22 475,7 27 529,4 27,4 Theo loại tiền Nội tệ 1.383,6 93 1.709,4 97,2 1.862,5 96,4 Ngoại tệ 103,3 7 50,1 2,8 69,5 3,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc)

Giai đoạn 2011 - 2012 do khó khăn chung của nền kinh tế và của địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xu hƣớng nợ xấu phát sinh tăng mạnh do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, BIDV Vĩnh Phúc luôn trú trọng quan tâm đến chất lƣợng tín dụng, từng bƣớc chuẩn hoá quy trình tín dụng, thƣờng xuyên quan tâm đến năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tín dụng từ đó tổ chức tập huấn đào tạo tại chỗ và mời các chuyên gia đào tạo hoặc gửi đi đào tạo các lớp ngắn hạn tại các trƣờng có uy tín để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Bên cạnh đó để kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng, Ban lãnh đạo chi nhánh thƣờng xuyên quan triệt đến từng cán bộ nhân viên nghiêm túc thực hiện đúng các quy trình, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng, tuân thủ luật pháp, đảm bảo theo đúng quy chế, quy trình của ngành. Từ đó, chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ quá hạn luôn đƣợc kiểm soát dƣới 1%, tỷ lệ nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xấu luôn đƣợc kiểm soát dƣới 2%. Tỷ lệ nợ xấu các năm của BIDV Vĩnh Phúc luôn đảm bảo dƣới mức tối đa theo kế hoạch giao của BIDV và thấp hơn so với mức bình quân chung của địa bàn và toàn hệ thống BIDV.

Bảng 3.2: Chất lƣợng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2012) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu 1,65% 0,96% 1,18% Tỷ lệ nợ quá hạn 0,8% 0,78% 0,81% Tỷ lệ nợ nhóm II 12% 10,8% 9,56%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc)

Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc trên địa bàn những năm qua thƣờng giữ ở mức khoảng 8% đến 9%. Trong giai đoạn 2010 đến nay, tổng dƣ nợ cho vay của BIDV Vĩnh Phúc luôn trong tóp 5 Ngân hàng có thị phần lớn trên địa bàn. Dƣ nợ tín dụng bình quân theo số lƣợng cán bộ khoảng 11 tỷ đồng/1 cán bộ nhân viên.

Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua theo nhƣ bảng sau:

Bảng 3.3: Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2011-2012)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Ngân hàng Năm 2011 Năm 2012

Dƣ nợ Thị phần Dƣ nợ Thị phần 1 BIDV Vĩnh Phúc 1.760 8,25% 1.932 8,81% 2 BIDV Phúc Yên 1.099 5,15% 1.291 5,89% 3 Agribank Vĩnh Phúc 3.785 17,74% 4.400 20,07% 4 Agribank Phúc Yên 891 4,18% 933 4,26% 5 VCB Vĩnh Phúc 1.891 8,86% 1.922 8,77% 6 ICB Vĩnh Phúc 2.896 13,57% 2.952 13,47% 7 ICB Phúc Yên 1.404 6,58% 1.293 5,9%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 ICB Bình Xuyên 2.003 9,39% 1.465 6,68% 9 ACB 119 0,56% 106 0,48% 10 Techcombank 1.057 4,96% 1.222 5,57% 11 SHB 1.015 4,76% 597 2.72% 12 VIBank 419 1,96% 402 1,83% 13 VPBank 257 1,2% 250 1,14% 14 ABBank 217 1,02% 226 1,03% 15 MBBank 348 1,63% 539 2,31% 16 SeaBank 83 0,39% 62 0,28% 17 DONGABank 0 0 91 0,42% 18 MaritimeBank 209 0,98% 95 0,43% 19 QTDNDTW 439 2,06% 506 2,31% 20 NHCSXH 1.445 6,77% 1.639 7,48%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Vĩnh Phúc) 3.1.5.2. Huy động vốn

Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 17 tổ chức tín dụng với 20 chi nhánh cấp I và mạng lƣới khoảng gần 100 Phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm/điểm giao dịch dày đặc phủ khắp các huyện thành thị trên toàn tỉnh. Với địa bàn nhỏ hẹp trong khi số lƣợng các tổ chức tín dụng lại quá đông đã phần nào phản ánh khó khăn của các Ngân hàng trong thời gian qua, thị phần bị chia sẻ, sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, sự phá rào lách luật về lãi suất huy động tại các Ngân hàng TMCP có quy mô vốn nhỏ diễn ra công khai và khá phổ biến, đặc biệt là sự chèo kéo khách hàng của khối các Ngân hàng TMCP có quy mô vốn nhỏ tại các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc thông qua các hình thức tiếp thị cạnh tranh không lành mạnh đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn của các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc nói chung trong đó có BIDV Vĩnh Phúc nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Huy động vốn 1.490,62 1.530,3 1.992,57 Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 397,18 347,1 472,93 Có kỳ hạn 1.093,44 1.183,2 1.519,64 Phân theo loại hình Huy động vốn TCKT 778,15 753,6 963,97 Huy động vốn dân cƣ 712,47 776,7 1.028,6 Phân theo loại ngoại tệ VND 1.413,66 1.461,9 1.925,93

Ngoại tệ (USD, EUR) 76,96 68,4 66,64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc)

Trƣớc những khó khăn trên, để giữ vững và gia tăng thị phần đặc biệt hơn là nền tảng khách hàng đã có quan hệ truyền thống với BIDV Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua, BIDV Vĩnh Phúc đã phải đƣa ra nhiều giải pháp tích cực nhƣ; chính sách lãi suất hấp dẫn có tính cạnh tranh cao phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và phù hợp với định hƣớng phát triển của BIDV, thực hiện chiến lƣợc đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm nhiều hình thức huy động tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, chính sách lãi suất, chủ động, đẩy mạnh phát triển khách hàng và chính sách khách hàng, mở rộng phát triển mạng lƣới, đầu tƣ công nghệ, Marketing, quảng bá sản phẩm đƣợc thực hiện tốt và hiệu quả hơn. Do đó trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã có sự tăng trƣởng cao trong hoạt động huy động vốn và duy trì ổn định nền khách hàng tiền gửi.

3.1.5.3. Dịch vụ ngân hàng

Song song với các kênh sản phẩm khác thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn đƣợc BIDV Vĩnh Phúc quan tâm và tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện. Với mục tiêu thu hút, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh và từng bƣớc hội nhập kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quốc tế. BIDV Vĩnh Phúc đã thực hiện phát triển các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, tiện ích, hiện đại, các tính năng sử dụng đƣợc tích hợp với nhiều ròng sản phẩm dịch vụ với nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay nhằm gia tăng mạnh thị phần trên địa bàn và mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc.

Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống nhƣ: Dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, BIDV đã cung cấp tới khách hàng thêm những dịch vụ khác trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại nhƣ: Dịch vụ thẻ, quản lý doanh thu, gạch cƣớc điện thoại, thanh toán hoá đơn, ngân hàng điện tử, thu chi hộ... Từ đó đã mang lại cho BIDV Vĩnh Phúc nguồn thu phí dịch vụ hàng năm đều đạt vƣợt kế hoạch đƣợc giao.

Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể theo bảng dƣới đây:

Bảng 3.5: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010-2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Thu từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền 9,75 15,13 13,81

Thu từ bảo lãnh 0,82 1,59 2,38

Thu từ kinh doanh ngoại tệ 1,35 3,54 1,7

Thu từ tài trợ thƣơng mại 1,57 2 1,41

Tổng thu phí dịch vụ ròng 13,49 22,26 19,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc) 3.1.5.4. Kết quả kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch thu chi 63,62 75,8 88,43

Trích dự phòng rủi ro 0,37 4,7 22,6

Lợi nhuận trƣớc thuế 63,24 75,8 77,83

Lợi nhuận sau thuế 47,43 56,8 58,37

ROA 3,31% 3,37% 3,25%

Lợi nhuận sau thuế BQ đầu ngƣời 0,484 0,531 0,512

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Vĩnh Phúc)

Bảng số liệu trên thể hiện rằng trong những năm vừa qua BIDV Vĩnh Phúc luôn là đơn vị có kết quả kinh doanh tốt trong toàn hệ thống, chênh lệch thu chi cao và có sự tăng trƣởng ổn định qua các năm, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu ngƣời luôn đạt trên 500trđ/ngƣời. Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập đúng, đủ theo các quy định và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, hiện tại BIDV Vĩnh Phúc đã xây dựng đƣợc Quỹ dự phòng rủi ro với số dƣ trên 50 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)