1.1.2 .Tổng quan các khái niệm liên quan đến phân vùng và phân vùng chức năng
2.1.3. Sự phân hóa nền nhiệ t ẩm khu vực ven biển Hải Phòng
2.1.3.1. Về các yếu tố khí hậu
Là dải đất hẹp ven biển, các yếu tố địa hình - địa mạo khơng có sự phân hóa lớn ảnh hưởng đến sự thành tạo các khí hậu địa phương nên KVVBHP có các đặc trung khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa ven biển với: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng hơ và lạnh, với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Về mùa hè với hướng gió Tây Nam, Đơng Nam, Nam ẩm, nóng mưa nhiều và các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, tốc độ gió đạt 35 - 50m/s [11]. Trong năm, tháng 11- 12 có gió Đơng Bắc, tốc độ trung bình 5,4 - 5,9m/s; gió Đơng Nam và Nam ưu thế vào các tháng 5 - 8, trung bình 5,5 - 6m/s và gió Bắc và Đơng Bắc ưu thế vào tháng 9 - 11, trung bình 5,6 - 6,3m/s.
Trong năm có khoảng 1600 - 1900 giờ nắng, tập trung vào các tháng 5-7 và 10, ít nhất là các tháng 2 và 3. Tổng lượng bức xạ cả năm 105 - 115 Kcal/cm2, cao nhất vào các tháng 5, 8, thấp nhất vào tháng 2. Cân bằng bức xạ năm 65 – 70 Kcal/cm2. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 23,9oC, trung bình mùa hè 27,9oC, mùa đông 19,8oC, cao nhất là 38,6oC (3/8/1985) và thấp nhất 6,6oC (21/11/1996). Tổng nhiệt cả năm là 8000- 8500oC, lạnh nhất vào tháng 1 (16,50C), nóng nhất vào tháng 8 (28,50C).
Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ khu vực vào khoảng 1500 – 1800 mm/năm, với 120 ngày có mưa trong năm, mua tập trung vào mùa hè vào các tháng 5 - 10, chiếm 80 - 90%. Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Vào mùa Đơng thường xuất hiện các đợt gió mùa Đơng Bắc kèm theo gió lạnh, mưa phùn; ngồi ra cũng xuất hiện những ngày có độ ẩm cao, sương mù.
Vào mùa hè thường hay xuất hiện những hình thái khí hậu cực đoan như: giơng, mưa đá, bão, lốc. Đặc biệt là bão đổ bộ vào vùng bờ biển sẽ gây nhiều thiệt hại về tài sản thậm chí cả người: Trung bình mỗi năm có 1-5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và 3 - 4 cơn gây ảnh hưởng, thường xuất hiện vào các tháng 6 - 10, tập trung vào tháng 7-8, hay èm theo mưa lớn kéo dài, gió mạnh và đơi hi cả nước dâng.
Nhìn chung, khí hậu khu vực ven biển Hải Phịng là há đồng nhất, không tạo nên sự phân hóa khí hậu hay sinh khí hậu địa phương kể cả vùng ven biển và vùng biển ven bờ.
2.1.3.2. Về các yếu tố thủy văn – hải văn
a. Các yếu tố thủy văn sơng: Hệ sơng ngịi khu vực ven biển thành phố Hải Phịng
là phần hạ lưu - cửa sơng của hệ thống sơng Thái Bình kết nối với sơng Luộc (sông Đào chia nước từ hệ thống sơng Hồng sang hạ nguồn sơng Thái Bình) với một loạt cửa sơng: cửa Bạch Đằng, cửa Cấm, cửa Lạch Huyện, cửa Nam Triệu, cửa Lạch Tray, cửa Văn Úc và cửa Thái Bình. Bên cạnh đó cịn có các nhánh sơng nhỏ: Giá, Đa Độ, Tam Bạc, Hố, Mới, Mía, làm thành khu vực ĐNN cửa sông KVVBHP.
Về chế độ nước, hàng năm các sông tải ra biển khoảng trên 30 km3 nước và khoảng 18 triệu tấn bùn cát. Trong mùa mưa lũ (tháng 6-10) tải lượng nước chiếm 75- 85% và tải lượng bùn cát chiếm 90 - 95% tổng lượng cả năm.
Tốc độ dịng chảy trên các sơng trung bình 0,4-0,6 m/s, hi có lũ đạt tới 1,8- 2,5 m/s. Mực nước trung bình trên các sơng so với mực biển thấp nhất tại Hịn Dáu khoảng 210-256 cm, có thể vượt 4,5m hi có lũ.
Các con sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều. Trên cửa sơng Đá Bạc - Bạch Đằng thời gian dịng chảy lên là 9-10 giờ/16 - 15giờ vào mùa hè; 11 - 12/13- 14 giờ vào mùa đông; trên sông Cấm là 12/13 giờ ở cả hai mùa. Tốc độ dịng chảy sơng ở cửa sơng mùa khơ trung bình chỉ 10-15 cm/s, hiếm hi vượt 50cm/s và bị dòng triều lấn át. Vào ngày mưa lũ, dòng chảy sơng lớn, lấn át dịng triều, thường trên 100 cm/s và chiếm hầu hết thời gian chảy trong ngày.
b. Các yếu tố hải văn
- Thủy triều: vùng ven biển Hải Phịng thuộc dạng nhật triều đều điển hình [39].
Trong một tháng mặt trăng có hai ỳ nước cường, mỗi kỳ 11 - 13 ngày, độ lớn triều trung bình dao động 2,6 - 3,6m và hai kỳ nước kém, xen kẽ mỗi kỳ 3 - 4 ngày có độ lớn triều 0,5 - 1,0m.
- Sóng biển vùng ven bờ Hải Phịng khơng lớn, trừ ảnh hưởng của các hình thái
thời tiết bất thương và liên quan đến hướng gió theo mùa.
- Dịng chảy tổng hợp ven bờ Hải Phịng do dịng chảy triều, gió và sóng tạo ra
phụ thuộc và địa hình, luồng lạch, cửa sơng, dịng chảy mạnh vào các tháng 6, 7, 12, 1, yếu vào các tháng 3, 4, 8, 9 mạnh nhất. Tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng 0,1- 1,8m/s tuỳ thuộc mùa và địa hình.
- Độ mặn nước ven bờ thay đổi theo mùa và theo kỳ triều dao động trong khoảng
0,5-32‰. Trong mùa mưa, độ mặn nằm trong khoảng 0,5-25‰, mùa khô 5- 32‰. Độ đục chịu ảnh hưởng của phù sa sơng và sóng khuấy đáy nơng ven bờ, cũng phụ thuộc vào mùa và kỳ triều.
Ngoài ra ven biển Hải Phịng có một số hiện tượng hải văn bất thường có thể gây thiên tai, nước dâng trong bão đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi trùng vào kỳ triều cường. Khoảng 30 năm qua, ở Hải Phịng có 50% số cơn bão gây nước dâng từ 100cm trở lên, 30% gây nước dâng từ 150cm trở lên và 11% gây nước dâng trên 200cm. Trong khoảng thời gian 1957-1989, mực nước biển tại trạm Hòn Dấu dâng 2,24mm/năm, trong hi mực nước thế giới thế kỷ dâng cao trung bình 1,5mm/năm.
Khác với sự đồng nhất về các yếu tố khí hậu, các yếu tố thủy - hải văn hu vực ven biển Hải Phòng là sự kết hợp tác động động lực của các yếu tố thủy văn vùng cửa sông với các yếu tố hải văn biển nông ven bờ, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khí hậu như mưa, gió, bão, ... tạo nên sự phân hóa thủy - hải văn theo hướng từ đất liền ra biển, làm thành dải cửa sông - ven biển, dải ngập triều và dải biển nơng ven bờ cùng với các đảo ven bờ Hải Phịng (trừ không gian khu vực đảo Cát Bà)