(Albert I. Telsey, Meyner and Landis LLP, 2016)
Tại Hoa Kỳ, Đạo Luật quản lý vùng bờ (CZMA) được xem như một công cụ để giải quyết các vấn đề quản lý biển ở cấp bang và liên bang, trong đó quy định, các bang ở Hoa Kỳ có thẩm quyền đối với các vùng biển ven bờ đến giới hạn 3 hải lý (ngoại trừ một số bang như Texas, Puerto Rico và vịnh Florida là 9 hải lý. Các bang ở vùng Hồ Lớn (Great La e) có thẩm quyền về ranh giới quốc tế với Canađa. Tất cả các vùng biển ngoài giới hạn 3 hải lý và ra đến 200 hải lý là vùng nước liên bang và các bang khơng có thẩm quyền ở các vùng này [42].
Đáp ứng mục tiêu QHKGB, nhiều nghiên cứu đã đi sâu các phương pháp tiến hành QHKGB như Smith và cộng sự (2011), bằng cách điều tra những khu vực phát triển ở châu Âu đã phát triển thành công phương pháp quy hoạch không gian tổng hợp
biển mà còn kết hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch biển với nhau. Nghiên cứu của họ là hữu ích cho khu vực ven biển nơi có đất và biển trực tiếp tương tác với nhau. Trong các khu vực này, để hài hòa phát triển kinh tế và quản lý mơi trường thì việc sắp xếp hợp tác giữa các bên liên quan phải đạt được. Theo các tác giả, các phương pháp QHKGTH cho các khu vực ven biển đòi hỏi việc phát triển bản hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết cũng như cung cấp kiến thức cho các nhà hoạch định của biển về tác động của quy hoạch biển trên đất liền và ngược lại, trang bị cho các nhà quy hoạch đất với đặc điểm chuyên biển và các vấn đề.
Portman và cộng sự (2012), sử dụng kết quả hiện có từ 8 quốc gia ven biển trên tồn thế giới và phân tích định lượng, thơng qua khảo sát để đề xuất 05 cơ chế chính có hỗ trợ việc thực hiện các phương pháp quản lý tổng hợp đới bờ bao gồm đánh giá tác động môi trường, phân cấp quy hoạch, xác định đường bờ biển giới hạn, thành lập ủy ban điều tiết và QHKGB. Các tác giả chỉ ra rằng mỗi cơ chế có lợi thế và hạn chế riêng trong việc kết hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền, các bên liên quan xung đột lợi ích cũng như quản lý khơng gian và thời gian. Cụ thể, trong hệ thống phân cấp lập kế hoạch và ủy ban điều tiết có thể có tích hợp chính sách một cách hiệu quả giữa các cấp chính quyền, đánh giá tác động mơi trường có lợi thế so sánh trong hội nhập kiến thức giữa các ngành khác nhau. Mặt hác, cơ chế QHKGB có thể là cơ chế hiệu quả nhất vì nó có khả năng tăng cường tất cả các loại của hội nhập trong khu vực ven biển. Do đó, phụ thuộc vào tình hình hiện tại của vùng nghiên cứu và các loại tích hợp mà yêu cầu nâng cao, chính phủ các nước ven biển nên chọn các cơ chế hỗ trợ phù hợp để thực hiện có hiệu quả quản lý tổng hợp vùng đới bờ.
Tuda và cộng sự (2014) sử dụng QHKGB để giải quyết xung đột/ mâu thuẫn vùng ven biển ở Kenya đã tiến hành một quy trình gồm bốn bước chính trong QHKGB là (1) Chuẩn bị lập quy hoạch; (2) Xác định và phân tích các xung đột hiện tại, (3) Xác định và phân tích các điều kiện tương lai và (4) Phát triển các phương án quy hoạch khác nhau. Kết quả cũng chỉ ra rằng sự thành công trong việc ứng dụng QHKGB để giải quyết xung đột vùng ven biển phụ thuộc vào mức độ tham gia của các bên liên quan, các tài liệu và cơ sở tri thức hiện có. Rachel Shucksmith và cộng sự (2014) kết hợp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) với những dữ liệu về môi trường vùng biển, ven biển, các tính năng và các hoạt động kinh tế, xã hội vào quá trình ra quyết định ở đảo Shetland. Những dữ liệu này là một cơ sở tốt để định hình việc sử dụng khơng gian biển, cho phép tránh và giảm thiểu sớm những xung đột tiềm tàng trong quá trình phát triển. Kết quả cứu đã xác định và phân tích rõ ràng những hiện trạng mơi trường, các hoạt động KT-XH.
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về quy hoạch không gian quản lýtổng hợp tài nguyên khu vực ven biển. tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển.
Khu vực ven biển Việt Nam, nơi tập trung hầu hết các đơ thị lớn và đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Theo tài liệu của Cục thông tin Bộ KH&CN (1) nơi đây tập trung khoảng trên 30% dân số cả nước (tính cho các huyện ven biển) và khoảng 50% dân số tính cho 28 tỉnh ven biển; khoảng 50% số đơ thị lớn của cả nước với kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và nhiều khu công nghiệp lớn đang được đầu tư phát triển mạnh, trong đó có ba vùng inh tế trọng điểm quốc gia. Đây cũng là địa bàn được đánh giá là động lực cho phát triển kinh tế, có khả năng phát triển nhiều ngành, nghề khác nhau (du lịch, cảng biển, thủy sản, …), và thu hút đầu tư trong chiến lược phát triển hiệu quả KT-XH, tạo ảnh hưởng lan toả hỗ trợ cho phát triển vùng nội địa (khu vực trung du-miền núi). Vì thế, các khu vực ven biển Việt Nam đã hình thành ba vùng inh tế trọng điểm, 18 khu kinh tế ven biển. Trong đó, Chính phủ đã quyết định chọn 05 khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư đến năm 2020, riêng khu vực ven biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ và tỉnh Hải Nam thuộc Trung Quốc đã hình thành các cực phát triển rất mạnh, với bán kính ảnh hưởng (dự kiến đến năm 2020) lan tỏa ra toàn vùng Biển Đơng và các nước ở phía Bắc khu vực Đơng Nam Á.
Về mặt sinh thái, các HST vùng bờ cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) biển, làm cơ sở cho phát triển các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên như thủy sản, du lịch sinh thái, … làm “cơ sở hạ tầng tự nhiên” của vùng bờ, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng đối với tồn vùng biển, mà khi một trong các mắt xích bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích cịn lại.
Vì thế, QHKGB sẽ phân bổ khơng gian theo lộ trình thời gian cho các hoạt động của con người trong vùng quy hoạch để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái trước mắt và trong tầm nhìn dài hạn.
Về mặt pháp lý, ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngày 10 tháng 12 năm 1982 Việt Nam ký kết Hiệp định tham gia Cơng ước Luật Biển 1982 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Như vậy, sơ đồ không gian 5 vùng biển pháp lý của Việt Nam nói trên đã được xác định theo Cơng ước Luật Biển 1982.
(1)
Quy hoạch không gian biển và ven biển: nhu cầu của Việt Nam. http://www.vasi.gov.vn/quan-ly-tong-hop/quy- hoach-khong- gian-bien-va-ven-bien-nhu-cau-cua-viet-nam-/t708/c256/i669 .
Ngày 6 tháng 3 năm 2009, Chính phủ đã ý ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ - CP về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nước ta đề cập đến một phương thức quản lý mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, hải đảo hiệu quả và bền vững. Năm 2011, cùng với việc phê duyệt dự án “Quy hoạch khai thác, sử dụng biển đảo đến năm
2020, tầm nhìn 2030”, BTN&MT đã ra Thông tư số 19/2011/TT- BTN&MT ban
hành Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Trong quản lý các khu bảo tồn biển, vấn đề sử dụng không gian và tài nguyên cũng dựa trên sơ đồ phân vùng theo các phân hu cơ bản như: vùng l i (cấm nghiêm ngặt), vùng đệm (khai thác hạn định) và vùng phát triển cộng đồng (sử dụng đa mục tiêu). Tuy vậy, các lĩnh vực hác chưa chú ý đến trong phân vùng chức năng, như trong quản lý sử dụng các vùng biển, ven biển và hải đảo.
Quá trình phát triển KT-XH dải ven biển, thường nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích trong q trình sử dụng đa ngành và luôn cạnh tranh đối với sử dụng tài nguyên, cũng như hông gian tại các khu vực ven biển. Phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp ven biển (QLTHVB) lần đầu tiên được thực hiện với sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ cho Kế hoạch hành động QLTHVB thành phố Đà Nẵng, là cơ sở để Đà Nẵng tham khảo khi lập kế hoạch phát triển thành phố “xanh, sạch” như ngày nay.
Năm 2006, Dự án QLTHVB vịnh Hạ Long hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN đã lập bản đồ phân vùng chức năng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:
25.0 mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ này. JICA (1998) đã tiến hành phân các vùng chức năng sử dụng thành 03 vùng mơi trường chính cho khu vực ven biển thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gồm:
- Vùng bảo tồn đặc biệt, bao gồm khu di sản thế giới và các vùng đệm;
- Vùng quản lý tích cực, bao gồm các bãi triều dọc theo đường bờ (nằm trong vùng
đệm của Khu di sản) và vịnh Bãi Cháy.
- Vùng phát triển bao gồm những vùng phát triển hiện thời và đã được quy hoạch trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Tuy nhiên, nguyên tắc phân vùng của JICA mới tập trung chủ yếu vào yếu tố môi trường và dựa vào căn cứ môi trường. Bởi vậy, vùng thứ tư ở đây là vùng phát triển chưa được phân chia cụ thể hơn theo các nguyên tắc như đã trình bày ở phần lý thuyết.
Trong khuôn khổ Dự án sử dụng vốn đối ứng hợp tác với NOAA (Hoa Kỳ) giai đoạn 2011-2013 do BTN&MT (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) chủ trì thực hiện với sự quản lý của Bộ Khoa học và Cơng nghệ; QLTHVB Quảng Ninh - Hải Phịng đến năm 2020, một trong những hoạt động ưu tiên là tiến hành “Phân vùng sử dụng và lập kế
hoạch quản lý khơng gian vùng bờ Quảng Ninh - Hải Phịng”. Hai vùng trọng điểm áp
dụng QHKGB là vùng biển quần đảo Cát Bà và lân cận (Hải Phòng) và khu vực biển Móng Cái (Quảng Ninh) ở tỷ lệ bản đồ 1/100.000. Trên cơ sở bài học từ mơ hình QHKGB của bang Massachusetts, Hoa Kỳ, đây là dự án đầu tiên áp dụng thử nghiệm QHKGB ở vùng bờ của Việt Nam.
Tại Việt Nam, cách đây hoảng 20 năm, mâu thuẫn về quản lý không gian vùng bờ đã bắt đầu giải quyết từ đề tài cấp Nhà nước đầu tiên KHCN.06-07 “Nghiên cứu xây
dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam góp phần đảm bảo an tồn môi trường và phát triển bền vững” do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện
Tài nguyên và Môi trường biển)/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 1996-1999 do Nguyễn Chu Hồi làm chủ nhiệm, sau đó là các dự án về quy hoạch tổng hợp vùng bờ được triển khai.
Trong một số năm gần đây, quy hoạch và quản lý vùng ven biển khơng chỉ có Quản lý Tổng hợp vùng bờ biển (Integrated Coastal Zone Management) mà còn xuất hiện Quy hoạch không gian biển (Marine Spatial Planning-QHKGB); Quy hoạch không gian tổng hợp (Integrated Spatial Planning-QHKGTH). Cả ba đều hướng tới tối đa hóa sự tương thích và phù hợp giữa các hoạt động phát triển của con người và giảm thiểu mâu thuẫn giữa các hoạt động đó. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng và cách tiếp cận của ba phương pháp có sự khác biệt nhỏ: trong khi QHKGB chỉ tập trung vào vùng biển tính từ bờ, QHKGTH và quản lý tổng hợp đới bờ hướng tới khu vực rộng lớn hơn bao gồm cả vùng biển và vùng đất liền ven biển. Quản lý tổng hợp đới bờ chú trọng đến các giải pháp quản lý liên ngành, trong hi đó QHKGB và QHKGTH chú trọng đến giải pháp phân bổ lại hoạt động theo không gian, thời gian và theo cách tiếp cận liên ngành. QHKGTH quan trọng đối với khu
vực ven biển không chỉ trong việc quản lý xung đột phát sinh từ các hoạt động KTXH mà còn trong việc PTBV và ứng phó với BĐKH-NBD. Quy hoạch khơng gian tổng hợp ven biển
(QHKGTHVB) đã được khẳng định là nội dung quan trọng trong Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo[19], [20].
Từ năm 2012, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được BTN&MT giao chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và địa phương triển khai dự án “Quy hoạch tổng thể khai
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tại khu vực ven biển Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng phát triển, nên vấn đề nghiên cứu về tài nguyên và mơi trường biển nói chung và quy hoạch vùng ven biển đã được chú trọng và thực hiện từ khá sớm. Nhưng có thể đánh giá thơng qua một số nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu phân loại vùng triều của Juavanova thực hiện cuối những năm 1960 và 1970 Chương trình điều tra tổng hợp vùng ven biển Hải Phòng do Trịnh Phùng và đồng nghiệp Viện Nghiên cứu biển thực hiện vào giai đoạn 1975-1979, Chương trình 48B do Đặng Ngọc Thanh thực hiện. Sau năm 2000, hi mà ết quả nghiên cứu của chương trình KHCN 06-07 về Quản lý Tổng hợp vùng bờ biển do Nguyễn Chu Hồi và đồng nghiệp Phân viện Hải dương học tại Hải Phịng (Viện Tài ngun và Mơi trường biển) thực hiện như đã mở đầu cho giai đoạn về Quản lý tổng hợp ven biển. Những cơng trình tiêu biểu thực hiện thơng qua các đề tài dự án như: Điều tra tổng hợp ĐKTN, TN&MT biển Vịnh Bắc Bộ do Nguyễn Thế Tưởng và nnk (2006). Bên cạnh đó vùng bờ biển Hải Phịng cũng được Trần Đức Thạnh (2014) nghiên cứu đánh giá theo cách tiếp cận theo hướng tài nguyên vị thế và tiềm năng phát triển; loại các cơng trình nghiên cứu về: Định hướng quy hoạch khơng gian biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng; Thiên nhiên và mơi trường vùng bờ Hải Phịng [31] [32] [34].
Bên cạnh đó có những hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu về quản lý vùng bờ biển Hải Phịng như: Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Hoa Kỳ (NOAA) phối hợp với Bộ TN&MT triển khai nhiệm vụ theo Nghị định thư về “Phân vùng sử dụng và lập kế hoạch quản lý không gian vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng” (2011 - 2013). Vấn đề quy hoạch tổng hợp không gian ven biển (QHTHKGVB) được quan tâm cùng với PVCN các khu bảo tồn biển và quản lý vùng tổng hợp, Nguyễn Chu Hồi (2013). Thành phố Hải Phòng đã triển khai các dự án, nhiệm vụ cơ bản. Năm 2013, thành phố kết hợp với tỉnh Quảng Ninh thực hiện dự án "Quy hoạch không gian biển thành phố Hải Phịng đến năm 2025, tầm nhìn 2050", thực hiện áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ ở Việt Nam- cách tiếp cận quản lý dựa vào HST và coi đó là giải pháp ưu tiên cao đối với thành phố. Sở Tài nguyên Môi trường cũng đã tiến hành nghiên cứu xác định Khơng gian biển Hải Phịng (2018).
Trên thực tế dữ liệu về quy hoạch quản lý phong phú nhưng việc xác định các vấn đề đề xuất các giải pháp ưu tiên định hướng cho quản lý tài ngun và mơi trường vùng ven biển Hải Phịng vẫn cịn chưa được thực hiện. Đó cũng là lý do lựa chọ nội dung nghiên cứu của tác giả đối với định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên.
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên
Nội dung của luận án được tiến hành cơ bản dựa trên sự phân tích, đánh giá các vùng chức năng - cơ sở của việc định hướng quy hoạch không gian phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng. Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam có 15