Nguồn tài nguyên sinh vật khu vực ven biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng. (Trang 85 - 86)

1.1.2 .Tổng quan các khái niệm liên quan đến phân vùng và phân vùng chức năng

2.3. Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên

2.3.4. Nguồn tài nguyên sinh vật khu vực ven biển Hải Phòng

Khu vực ven biển Hải Phịng, đã thống ê được 2.034 lồi động thực vật phân bố trong các HST biển và ven bờ Hải Phòng. Xét về mức độ đa dạng, quần xã thực vật phù du và thân mềm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đa dạng loài các quần xã động, thực vật biển ven bờ Hải Phòng. Cá biển cũng đạt được số loài cao với 332 loài đã được ghi nhận là một trong những tiềm năng để phát triển nghề cá trên địa bàn thành phố.

Tại khu vực ven biển Hải Phòng, thảm thực vật ngập mặn có 36 lồi thuộc 31 chi, 24 họ, 2 ngành, trong đó 11 lồi thuộc nhóm cây ngập mặn chính thức, 10 lồi cây thuộc nhóm cây tham gia và 15 loài cây nội địa di cư ra. Quần xã thực vật ngập mặn chủ yếu là các cây bụi thân gỗ như mắm, vẹt dù, trang, đước, giá, sú, bần, na hoặc cây thân cỏ như ráng, dứa dại, vạng hơi, cỏ gà, cói và cỏ lào. Thành phần lồi giữa các khu vực là có sự khác biệt đáng ể, trong đó tiểu hu Đại Hợp, Bàng La và Hải Thành có thành phần lồi nhiều nhất trong khu vực (26/36) chiếm 72,2% tổng số loài trong khu vực, suy giảm 2 loài so với thống ê trước đây.

Ngồi ra, cịn có khu hệ động vật có tính đa dạng sinh học cao bao gồm: động vật phù du, san hô, động vật đáy, cá biển, chim biển,..

Theo nghiên cứu của nhóm cán bộ Viện TN & MT biển [41], ba xung đột môi trường đã được nhận dạng và phân tích chi tiết cho khu vực biển ven bờ Hải Phịng. Đó là xung đột giữa phát triển cảng (bao gồm cả việc mở rộng cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) và bảo vệ đa dạng sinh học; xung đột giữa phát triển công nghịêp và BVMT ở Hải Phòng và xung đột giữa phát triển du lịch ở Cát Bà (Hải Phòng) với BVMT. Tất cả các xung đột này đều thuộc loại xung đột giữa phát triển kinh tế và BVMT. Về loại, các xung đột này đều kéo dài và liên quan đến thay đổi về tài nguyên; trường hợp xung đột giữa phát triển cảng, phát triển cơng nghiệp và BVMT ở Hải Phịng là những xung đột được dự báo trước; về giai đoạn của xung đột, hầu hết các xung đột này đang ở giai đoạn hình thành xung đột và đã có sự quản lý xung đột. Về cấp bậc, xung đột giữa phát triển cảng và bảo vệ đa dạng sinh học là khẩn cấp, xung đột giữa phát triển công nghiệp và BVMT là nghiêm trọng và xung đột cịn lại là có thời hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng. (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w