Nguồn tài nguyên nước khu vực ven biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng. (Trang 82 - 85)

1.1.2 .Tổng quan các khái niệm liên quan đến phân vùng và phân vùng chức năng

2.3. Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên

2.3.3. Nguồn tài nguyên nước khu vực ven biển Hải Phòng

2.3.3.1. Nguồn nước mặt

Tài nguyên nước của Hải Phòng rất phong phú, nhưng nguồn nước ngọt có thể hai thác, để sử dụng cung cấp cho các nhu cầu dân sinh và kinh tế lại hạn chế. Hiện nay, nguồn tài nguyên ngọt cung cấp để sản xuất nước sinh hoạt của thành phố là nước mặt chủ yếu được khai thác từ 3 sông: sông Rế, sông Giá và sông Đa Độ.

Tổng diện tích mặt nước của 3 sơng này hoảng 9.876 ha với trữ lượng lớn khoảng 40 triệu m3 đủ phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Sông Rế thuộc địa bàn huyện An Dương, bắt nguồn từ từ cống Bàng La - Quảng Đạt thuộc huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Tổng chiều dài

Rế trên địa bàn thành phố Hải Phịng khoảng hơn 10 m. Ngồi việc cung cấp nước tưới cho 10.000 ha cây trồng trên địa bàn, sơng Rế cịn là nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp nước thô cho Nhà máy nước An Dương để sản xuất nước sạch phục vụ khu vực nội thành.

Sông Đa Độ chảy qua địa bàn các quận, huyện Kiến Thụy, Kiến An, An Lão, Dương Kinh và Đồ Sơn với tổng chiều dài khoảng gần 50 km, trữ lượng khoảng 17 triệu m3 là hệ thống thủy nông lớn nhất Hải Phịng hiện nay. Ngồi cung cấp nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho các huyện An Lão, Kiến Thụy và các quận Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn qua hai nhà máy nước Sông He và Cầu Nguyệt, hằng năm sông Đa Độ cung cấp trên 7 triệu m3 nước phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh của thành phố.

Sông Giá được bắt nguồn từ sông Kinh Thầy thuộc tỉnh Hải Dương, là một nhánh rẽ của sơng Đá Bạc ở phía Tây Bắc huyện Thuỷ Ngun, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ra sông Bạch Đằng. Tổng chiều dài sông Giá trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên khoảng 19 km. Chức năng hiện nay của sông Giá chủ yếu là cung cấp nước phục vụ canh tác và nhu cầu kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên. Đây là nguồn được đánh giá có chất lượng nước tốt nhất và sạch nhất thành phố.

Tất cả các con sông của thành phố Hải Phịng đều đổ ra biển thơng qua các cửa sông trên địa bàn khu vực ven biển, trong đó có một số sơng chính với các cửa sông:

- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển qua cửa Nam Triệu.

- Sông Lạch Tray là nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển qua cửa Lạch Tray. - Sông Văn Úc đổ ra biển qua cửa Văn Úc.

- Sơng Thái Bình đổ ra biển qua cửa Thái Bình. - Sơng Cửa Cấm đổ ra biển qua cửa Cấm.

2.3.3.2. Nước ngầm

Trong địa bàn thành phố Hải Phòng, tài nguyên nước ngầm đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt (tổng độ khống hóa < 1g/l) khơng lớn, chỉ có thể khai thác ở mức nhỏ lẻ với tổng công suất khoảng 27.000 m3/ngày (trữ lượng cấp C1) và tổng trữ lượng cấp dự báo 70.400m3/ngày [11].

Tầng chứa nước S2-D1 ở xung quanh vùng núi Kiến An, thuộc phức hệ nước khe nứt trong hệ tầng Xuân Sơn, chất lượng nước tốt với độ khống hóa trong khoảng 0,16 - 0,94 g/l, loại hình hóa học nước thuộc loại Bicacbonat - Clorua, đôi

Tầng chứa nước D1 - D2 ở vùng Bắc Thủy Ngun, có độ tổng khống hóa trong khoảng 0,085 - 0,13 g/l, loại hình Bicacbonat - Clorua, nước tồn tại trong các khe nứt trầm tích lục nguyên của hệ tầng Dưỡng Động. Trữ lượng cấp C1 là 4355 m3/ngày và tổng trữ lượng cấp dự báo 26.400 m3/ngày.

Tầng chứa nước C-P1 ở đảo Cát Bà, nước có độ khống hóa khơng ổn định, nằm trong các khe nứt các hệ tầng đá vôi ở Cát Bà, thuộc loại Clorua. Tổng trữ lượng cấp dự báo 300 m3/ngày.

Tầng chứa nước Q21-2 hh1, phân bố rộng khắp, trữ lượng và độ khống hóa khơng ổn định, thuộc loại hình hóa học Bicacbonat - Clorua hoặc Clorua - Bicacbonat. Ở khu vực Kiến An - Đồ Sơn, nước ngầm có trữ lượng khai thác cấp dự báo 3500 m3/ngày.

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hải Phòng năm 2018 hiện nay, chất lượng nước ngầm tại một số vị trí có dấu hiệu ơ nhiễm về vi sinh với nồng độ coliform, ecoli vượt ngưỡng cho phép. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Tiên Lãng có mức độ ơ nhiễm nhiều nhất, với nồng độ chất hữu cơ, kim loại khá cao. Tại huyện Cát Hải, nước có dấu hiệu ơ nhiễm về vật lý; nước ngầm tại quận Đồ Sơn có dấu hiệu ơ nhiễm về dinh dưỡng. Do đó, cần hạn chế sử dụng các cơng trình khai thác nước đơn lẻ, ưu tiên khai thác nước tập trung. Theo đó, thành phố có quyết định dừng việc cấp phép khai thác nước dưới đất cho các cơng trình đầu tư mới. Đối với những khu dân cư có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung, hộ gia đình khơng được cấp phép khai thác nước ngầm.

2.3.3.3. Nước khống

Trên đảo Cát Bà, tại xã Trân Châu có suối nước hống Thuồng Luồng chảy ra từ he đá, lưu lượng lớn và trong mát. Ở xã Xuân Đám (Cát Bà) có 3 điểm mỏ nước hống được đánh dấu ề cận với đới giao cắt của 3 hệ thống đứt gãy phá huỷ định hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và á kinh tuyến. Nước

hống Xn Đám có nhiệt độ 38oC chảy quanh năm. Nước hống Cát Bà dùng để uống, có tác dụng giải hát và phịng và chữa một số bệnh như tuần hồn, tiêu hố, phụ hoa và hô hấp.

Tại xã Bạch Đằng, Tiên Lãng có nguồn nước hống nóng tới 58oC, tự chảy từ lỗ hoan xuyên tầng đá vôi tại hoảng độ sâu 443 - 832m. Nước hoáng Tiên Lãng sử dụng phòng và chữa bệnh cho người bằng tắm phun sương, tắm ngâm, ngồi ra cịn dùng xử lý ngâm giống lúa chống được bệnh đạo ôn, hô vằn và bệnh voi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng. (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w