XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 31)

- Trong tiếng Việt, “xây dựng” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là việc liên kết, tạo dựng nên các cơng trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định từ các vật liệu. Chẳng hạn, xây dựng cung văn hoá, xây dựng nhà cửa...(9) Trong tiếng Anh, “construction” (building) nghĩa là quá trình hoặc phương pháp xây cất hoặc làm nên một cái gì đó, đặc biệt là đường sá, tịa nhà, cầu cống(10)hoặc là q trình “thiết kế và

thi cơng nên các cơ sở hạ tầng hoặc cơng trình, nhà ở”.(11) Ở khía cạnh ngành nghề, tuy cũng là một dạng hoạt động kinh tế (thuộc khu vực 2, bên cạnh khu vực 1 là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu vực 3 là ngành dịch vụ) nhưng xây dựng khác với sản xuất ở chỗ nếu sản xuất tạo ra một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau thì xây dựng tạo ra những sản phẩm đặc định là các cơng trình tại những địa điểm nhất định (bất động sản), dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.(12) Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về khái niệm “xây dựng” nhưng ở Việt Nam, xây dựng đã được xác định gồm các hoạt động như: lập quy hoạch, kiến trúc xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lí dự án, lựa chọn nhà thầu,

-

(28). Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, tr.1145. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, xây dựng được hiểu theo nghĩa rộng hơn là hoạt động sáng tạo nên các đối tượng vật chất, vật thể hữu hình, là kiến thiết, phát triển hệ thống các cơng trình, vật thể kiến trúc trong không gian nhất định (khu vực đô thị).

(29). Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press, 8th edition, 2010,

www.oup.com/elt/oald, truy cập 29/2/2021.

(30). “Construction”, Merriam-Webster.com (Merriam-Webster), truy cập 20/3/2021; https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/building, truy cập 21/3/2021.

(31). Halpin, Daniel W.; Senior, Bolivar A. (2010), Construction Managemement (ấn bản 4), Hoboken,

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 31)