Coi trọng phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về xây dựng đô thị, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 165 - 168)

dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị

(248). Ý thức pháp luật có ảnh hưởng to lớn đến quản lí nhà nước nói chung, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị nói riêng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, có hiệu quả trên cả hai phương diện cơ bản, liên quan đến cả chủ thể quản lí và đối tượng quản lí, góp phần nâng cao cả dân trí và quan trí.

(249). Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục

pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị cho người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng đô thị. Trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho loại đối tượng này là nâng cao hiểu biết, ý thức về quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xây dựng đô thị. Từ đó nêu cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật, tôn trọng các quy tắc của đời sống xã hội của các chủ thể, nâng cao khả năng tự kiềm chế việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đô thị. Trên cơ sở ý thức về quyền con người, quyền công dân, mọi người dân, các tổ chức, đơn vị, cộng đồng dân cư sẽ chủ động, tích cực trong giám sát việc thực thi nhiệm vụ, đấu tranh ngăn chặn, phát hiện những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bất kì ai, nhất là những biểu hiện lạm quyền, thiếu trách nhiệm hay tham nhũng của cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị. Các hình thức, phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật về xây dựng đô thị cần được cải tiến theo hướng thiết thực, linh hoạt, tránh sự gị bó, một chiều hay giáo điều, áp

(250).(251). (251). (252). (253).

(254). đặt. Cần chủ động thực hiện chế độ cơng khai, minh bạch trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở tất cả các khâu, các cơng đoạn của q trình xây dựng đơ thị. Đặc biệt, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng đơ thị và quản lí nhà nước đối với lĩnh vực này phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, phải tiến hành phù hợp với điều kiện những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ hiện đại. Những thông tin lệch lạc, sai trái cần được chủ động, kịp thời phản biện một cách khách quan, công bằng. Bên cạnh đó, cần tăng cường cung cấp những thơng tin chính thống, có chất lượng đáp ứng quyền được biết, được giáo dục về pháp luật và thi hành pháp luật, làm sáng tỏ sự thật, định hướng dư luận, hình thành nhận thức đúng đắn của người dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng đô thị không chỉ đơn thuần là tuyên truyền, cung cấp thông tin về những nội dung pháp luật mới được ban hành mà còn phải thực hiện đầy đủ về cả quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, kết quả tiếp thu ý kiến phản biện xã hội, tham gia ý kiến của người dân nhằm đem lại nhận thức chung, sự đồng thuận của xã hội về hệ thống pháp luật. Hoạt động này không chỉ nhằm nâng cao nhận thức xã hội về các quy định của pháp luật mà còn nâng cao những hiểu biết của người dân về cả tình hình thực hiện pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng cách nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán cái sai, cái xấu dưới nhãn quan thượng tôn pháp luật là cách làm cần phải được nhân rộng, phát huy thường xuyên. Phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị cần được thực hiện theo cách thức khoa học, bài bản với nội dung, chương trình giáo dục phù hợp cho từng loại đối tượng khác nhau. Nhận thức tốt về pháp luật và thực hiện pháp luật không những nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, góp phần củng cố trật tự, kỉ cương xã hội, nâng cao tính ý thức tự giác về quyền con người, quyền cơng dân của mọi người dân mà cịn hình thành ở họ cơ sở vững chắc để chủ động thực hiện vai trò tham gia quản

(255).(256). (256). (257). (258).

(259). lí nhà nước, quản lí xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị.

(260). Thứ hai, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý

thức pháp luật về xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị cho đội ngũ cán bộ, cơng chức trong hệ thống chính trị, nhất là trong bộ máy quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị. Trong nhà nước pháp quyền XHCN, u cầu có tính ngun tắc là không chỉ mọi người dân mà tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cán bộ, công chức cũng đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, không một ai được đứng trên hay đứng ngồi pháp luật, Nhà nước và người dân bình đẳng trước pháp luật, khơng có vùng cấm, ngoại lệ trong xử lí vi phạm pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước, nhận thức pháp luật là điều kiện để họ thực hiện được vai trị của mình trên hai khía cạnh có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: (i) nhận thức pháp luật là điều kiện để họ thực hiện được chức trách, nhiệm vụ của mình trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị hay nói cách khác đây là điều kiện cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ quản lí đối với hoạt động xây dựng đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật là cơng cụ quản lí mà họ cần phải nắm bắt vững vàng, áp dụng một cách phù hợp với yêu cầu nhằm đạt đến các mục tiêu, đem lại hiệu quả quản lí nhà nước. Đồng thời, nhận thức pháp luật cịn là cơ sở hình thành ở họ niềm tin, tình cảm đối với Nhà nước và pháp luật, tinh thần, thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong quản lí nhà nước; (ii) nhận thức pháp luật là cái cần phải có để họ thực hiện, hành xử đúng phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị. Trong trường hợp này, nhận thức pháp luật là yêu cầu bắt buộc mà họ cần phải có để biết rõ được những làn ranh, phạm vi hoạt động, kiềm chế mình, tránh tình trạng hà lạm, vượt q giới hạn, tơn trọng quyền hạn của các chủ thể

(261).(262). (262). (263). (264).

(265). khác trong quản lí nhà nước, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

(266). Thứ ba, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng đơ

thị, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị một cách toàn diện, sâu sắc, thiết thực. Các lĩnh vực pháp luật về xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị như quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, dự án đầu tư xây dựng đô thị, chất lượng xây dựng cơng trình đơ thị, an tồn, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đơ thị có liên quan chặt chẽ với nhau nên đều phải được chú trọng phổ biến, giáo dục trên tinh thần cập nhật những vấn đề mới, có trọng tâm, trọng điểm áp dụng với từng loại đối tượng khác nhau. Người dân, cơ quan, tổ chức cũng như các cán bộ, cơng chức nhà nước có liên quan trực tiếp đến việc tiến hành các hoạt động hoặc có lợi ích trong hoạt động xây dựng đơ thị đều cần được phổ biến kịp thời, giáo dục phù hợp, có hiệu quả về pháp luật xây dựng đơ thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 165 - 168)