Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lí trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 161 - 165)

tính đột phá nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu quả từ cả hai phía: đối tượng quản lí và chủ thể quản lí. Từ góc nhìn này có thể thấy, cần nêu cao vai trị, trách nhiệm chính trị và pháp lí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và chính quyền địa phương. Cần gắn tình trạng vi phạm của cả hai phía (cơ quan, cán bộ công chức nhà nước và cá nhân, tổ chức) với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức đảng. Theo đó, u cầu đặt ra đối với quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị là khơng thể chấp nhận tình trạng cơ quan, tổ chức hay địa phương mà người đứng đầu có trách nhiệm quản lí lại để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài. Người đứng đầu ở cơ quan, đơn vị, địa phương đó sẽ phải từ chức hoặc bị cách chức nếu khơng làm trịn trách nhiệm quản lí của mình.

4.2.3. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lí trong quản lí nhà nướcvề xây dựng đơ thị về xây dựng đô thị

(223). Xây dựng đô thị là hoạt động kinh tế-xã hội có phạm vi rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội, do vậy một trong những đặc điểm nổi bật của quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị là được thực hiện bởi nhiều chủ thể gồm các cơ quan quản lí nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tình hình vi phạm pháp luật về xây dựng, nhất là ở các đơ thị lớn diễn ra khá phổ biến và có nhiều biểu hiện phức tạp, chứng tỏ sự phối hợp quản lí giữa các cơ quan nhà nước, các đơn vị hữu trách chưa tốt, chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Rõ ràng là Nhà nước đã có khá nhiều quy định và sự nỗ lực lớn trong triển khai thực hiện phối hợp quản lí nhằm bảo đảm hoạt động xây dựng đơ thị được diễn ra trong vịng trật tự, kỉ cương. Đặc biệt, UBND cấp tỉnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế

(224).(225). (225). (226). (227).

(228). phối hợp quản lí, bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn nhưng vi phạm pháp luật về xây dựng đô thị vẫn diễn ra thường xuyên, để lại nhiều hệ luỵ cho bộ mặt và sự phát triển của các đơ thị, gây bức xúc và bất bình trong dư luận xã hội. Trong nhà nước pháp quyền, sự phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan quản lí nhà nước nhằm thực hiện chun mơn hố, nâng cao tính chun nghiệp và là cơ sở để kiểm sốt quyền lực nhưng đó cũng là địi hỏi để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả của quyền lực trong quản lí nhà nước. Điều này càng nhấn mạnh hơn yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị. Tuy nhiên, vấn đề là nếu cứ để mơ hình tổ chức bộ máy, với phương thức hoạt động như cũ mà địi hỏi hiệu quả phối hợp quản lí thì chúng ta sẽ giậm chân tại chỗ. Giải pháp ở đây là cần đổi mới, xác định một cách hợp lí hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương theo hướng tăng cường yếu tố phân quyền, phân cấp, xây dựng mơ hình tổ chức chính quyền phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển ở các vùng đô thị. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ xác định được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa quản lí theo ngành với quản lí theo địa phương và vùng lãnh thổ, kết hợp vai trò của các cơ quan chun mơn với vai trị của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đặc biệt phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền đơ thị. Yêu cầu đặt ra là sự phối hợp quản lí giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lí xây dựng đơ thị cịn phải bảo đảm được sự phối hợp toàn diện, thống nhất trên bốn phạm vi nội dung quản lí có liên quan chặt chẽ với nhau gồm: quản lí về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đơ thị, quản lí dự án đầu tư xây dựng đơ thị; quản lí chất lượng xây dựng cơng trình đơ thị; quản lí an tồn, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đơ thị.

(229).(230). (230). (231). (232).

(233). Thời gian qua, ở các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, vai trị quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị được thể hiện bởi nhiều chủ thể như UBND thành phố, sở xây dựng, sở quy hoạch, kiến trúc; uỷ ban nhân dân các quận, phịng đơ thị, đội quản lí trật tự xây dựng thuộc uỷ ban nhân dân quận; uỷ ban nhân dân phường... do đó, nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Số lượng biên chế của thanh tra sở xây dựng thường khá lớn, thậm chí hàng ngàn người nên khó điều hành, hơn nữa sự gắn kết, phối hợp giữa thanh tra sở xây dựng với chính quyền quận, đội quản lí trật tự xây dựng quận khơng được bảo đảm. Chính vì vậy, giải pháp khắc phục sự đứt gãy trong cơ chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị cần được thực hiện ở đây lại chính là để quán triệt đúng nguyên tắc phối hợp giữa vai trị của cơ quan chun mơn với vai trò của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thể hiện rõ hơn cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị, tăng cường hơn nữa vai trị, trách nhiệm của chính quyền đơ thị ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có). Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở mỗi cấp chính quyền phải chịu trách nhiệm chính trị và pháp lí về tình hình vi phạm pháp luật về xây dựng đơ thị trên địa bàn mình được giao quản lí. Việc nghiên cứu thành lập thanh tra chuyên ngành xây dựng (hoặc xây dựng-giao thơng, vận tải) làm nịng cốt trong thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lí các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị như: vi phạm quy định về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, vi phạm quy định về quản lí dự án đầu tư xây dựng ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tại các thành phố trực thuộc Trung ương nên được coi là giải pháp đáng chú ý nhất hiện nay. Kết quả thực hiện giải pháp này được coi là một trong những căn

(234).(235). (235). (236). (237).

(238). cứ quan trọng hàng đầu cho phép thiết kế mơ hình phối hợp công tác một cách hiệu quả giữa các chủ thể trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị.

(239). Mặt khác, để có thể xác định cơ chế phối hợp hiệu quả trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị thì cần thay đổi quan niệm về trật tự xây dựng. Trật tự xây dựng là khách thể của quản lí nhà nước đối với hoạt động xây dựng đơ thị (chứ khơng phải là đối tượng quản lí như quan niệm hiện nay). Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị là sự tác động của Nhà nước lên toàn bộ các phạm vi nội dung hoạt động của quá trình xây dựng đơ thị chứ khơng đơn thuần chỉ là trình tự các bước của giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình đơ thị. Với quan niệm này, chúng ta sẽ thiết kế cơ chế phối hợp quản lí trên cơ sở các cơ quan, đơn vị quản lí có thể thực hiện đa chức năng, đa lĩnh vực. Chẳng hạn, thanh tra xây dựng (hoặc thanh tra xây dựng-giao thông vận tải) ở chính quyền đơ thị tại các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là thanh tra đa chuyên ngành, không chỉ thanh tra, xử lí vi phạm hành chính về thi cơng xây dựng cơng trình đơ thị (như thi cơng khơng có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng) mà cịn thanh tra, xử lí các vi phạm hành chính về quy hoạch, kiến trúc đơ thị, các vi phạm khác về dự án đầu tư xây dựng, bảo đảm chất lượng cơng trình xây dựng, vi phạm về bảo đảm quốc phịng, an ninh, an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng đơ thị.

(240). Trong quản lí nhà nước về xây dựng đô thị cần bảo đảm sự phối hợp quản lí có hiệu quả của các cơ quan quản lí trên các lĩnh vực liên quan như tài chính, kế hoạch-đầu tư; tài nguyên, môi trường, nội vụ, quân sự, công an... Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lí nhà nước về xây dựng đơ thị cần được hồn thiện trên bình diện tổng thể, kết hợp các quan hệ phối hợp theo chiều ngang (các bộ, cơ quan ngang bộ) và phối hợp chiều dọc (Trung ương – địa phương, cấp trên cấp dưới) chứ không đơn thuần

(241).(242). (242). (243). (244).

(245). chỉ là sự phối hợp trên phạm vi một vùng lãnh thổ, thường là ở địa bàn đơn vị

(246). hành chính cấp tỉnh như hiện nay.

(247).

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay. (Trang 161 - 165)