Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 120)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các bệnh viên công lập được thực hiện trên cơ sở lý luận nào?

- Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Các giải pháp nào được đưa ra nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại địa bàn nghiên cứu và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Các thông tư hướng dẫn thực hiện; Luật bảo hiểm y tế; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Nghị định 95/1994/NĐ-CP về thu một phần viện phí và các quyết định về việc thực hiện giá thu viện phí trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, báo cáo đánh giá thực hiện NĐ 43/NĐ - CP, các văn bản quản lý của Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2012.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm tại Ban Giám đốc, các phòng, khoa trong các Bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ trong công tác quản lý tài chính tại các Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được

thông tin theo thứ tự ưu uan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thể hiện thông tin: Thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng, biểu.

2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Nguồn dữ liệu thống kê về nguồn lực,

kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:

trong các bệnh viện công lập

- Phư : So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.

.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm

tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên

bệnh viện công lập

kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các nhà quản lý tài chính trong lĩnh vực y tế tại Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu

a. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%)

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với các bệnh viện công lập (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

b. Thu hoạt động sự nghiệp

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

+ Thu viện phí trực tiếp tại các bệnh viện: Các khoản thu trực tiếp từ bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (Tai nạn lao động, một số trường hợp tai nạn giao thông...).

+ Thu viện phí thông qua hệ thống bảo hiểm y tế: Các khoản thu đối với bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế. Chi phí điều trị của đối tượng này bệnh viện sẽ được cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.

c. Thu khác:

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

+ Các khoản thu từ nhà trông xe, nhà dinh dưỡng, nhà thuốc bệnh viện, thanh lý tài sản…

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi

- Giá trị và cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%)

a. Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác.

b. Chi không thường xuyên.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;

- Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN

CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về hệ thống y tế công lập tại sở y tế Thái Nguyên

Hệ thống y tế công lập có chức năng cơ bản là cung cấp các dịch vụ y tế công như khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học… nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; việc cung cấp các dịch vụ y tế thông qua mạng lưới các cơ sở y tế và các đơn vị sự nghiệp y tế, được gọi là hệ thống tổ chức y tế.

Từ năm 2003 trở về trước: hệ thống tổ chức y tế địa phương được quy định tại Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương và Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/06/2006 của liên Bộ Y tế - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP.

Hệ thống tổ chức y tế địa phương từ năm 2003 đến nay (các đơn vị sự nghiệp y tế địa phương) được quy định tại Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 172/NSĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 11/TTLT-BNV- BYT ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế địa phương.

Như vậy, hệ thống y tế công lập ở Sở Y tế Thái Nguyên hiện nay bao gồm 16 Bệnh viện (tuyến tỉnh có 07, tuyến huyện có 09 bệnh viện), 17 cơ sở y tế dự phòng và sự nghiệp y tế khác.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thái Nguyên Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi - trung du, nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc. Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp tỉnh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giang và tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên gần 3.541 km2; đơn vị hành chính bao gồm 09 huyện, thành, thị. Dân số 1.139.444 người với 9 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, San Chay, Hoa, Mông, Ngái).

Ngày 21/4/1975 Theo Quyết định của UB thường vụ Quốc hội về việc sát nhập hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên lấy tên là Bắc Thái. Ty Y tế tỉnh Thái Nguyên được đổi tên thành Ty Y tế Bắc Thái .

Ngày 21/11/1981 theo Quyết định số 394/QĐ - UB của UBND tỉnh Bắc Thái về việc đổi tên các Ty thuộc Tỉnh gọi là các Sở. Như vậy từ ngày 21/11/1981 Ty Y tế Bắc Thái được mang tên là Sở Y tế Bắc Thái.

Ngày 01/01/1997 theo Quyết định của UB thường vụ Quốc hội tỉnh Bắc Thái tách làm 2 Tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Cạn như vậy lại một lần nữa Sở Y tế Bắc Thái lại đổi tên là Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên.

Trải qua 68 năm cùng với sự phát triển của Tỉnh, mạng lưới Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên hiện nay đã phát triển về số lượng và chất. Hiện nay Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên có 17 bệnh viện công lập trực thuộc bao gồm 08 bệnh viện tuyến Tỉnh (bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện Gang thép, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Mắt, khu điều trị phong, bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng); 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện đa khoa huyện Phú lương, huyện Định hóa, huyện Đồng hỷ, huyện Phú bình, huyện Đại từ, huyện Phổ yên, huyện Võ nhai và 02 trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công.

Các Bệnh viện thuộc Sở Y tế Thái Nguyên là Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, là đơn vị sự nghiệp y tế có thu trực thuộc Sở Y tế, được tái thành lập năm 2008. Trong 68 năm qua, các bệnh viện đã trưởng thành và lớn lên theo đà phát triển của đất nước. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự tạo điều kiện của các Sở ngành, Bộ y tế, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những trung tâm y tế vùng của cả nước theo NQ 37/NQ - TW. Các bệnh viện không ngừng phát triển kỹ thuật y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh, được nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận tín nhiệm. Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao những thành tích, những cống hiến lớn lao của tập thể và cá nhân các y bác sỹ, nhiều thế hệ các thầy thuốc của 17 bệnh viện và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như:

- Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2010 - Huân chương độc lập hạng II,III năm 2008, 2011 - Thày thuốc ưu tú và nhiều danh hiệu cao quý khác

Do đặc thù là đơn vị tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Số lượng bệnh nhân khám và điều trị nội trú tăng cao theo từng năm nên các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh luôn ở mức 140% - 160%.

Về cơ sở hạ tầng: Các Bệnh viện đều có đủ các khoa theo phân tuyến kỹ thuật, tổng diện tích mặt đất đảm bảo theo qui định của Bộ Y tế. Từ 2008 đến nay, hầu hết các Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều dự án như dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện đa khoa liên huyện và xây dựng bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh Lao, Tâm thần, sản nhi từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và nguồn ngân sách của nhà nước.

3.1.2. Bộ máy tổ chức của hệ thống y tế công lập tại Sở Y tế Thái Nguyên

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Sở Y tế Thái Nguyên

Bộ máy của Sở Y tế Thái Nguyên gồm: 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở bao gồm: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Nghiệp vụ Dược, Thanh tra Sở, Phòng quản lý hành nghề y tế và Văn phòng Sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các cơ sở y tế tư nhân - Công ty CP Dược và Vật tư y tế - 1 xí nghiệp dược phẩm

TTYT huyện Nhà thuốc bệnh viện/Cửa hàng Dược Quầy thuốc UBND tỉnh Sở Y tế các đơn vị CM, NV UBND huyện UBND xã không - Bệnh viện A - Bệnh viện C - BV gang thép - BV tâm thần - BV lao và bệnh phổi - BV ĐD -PHCN - BV YHCT - BV Mắt - TT VCCC - TTYT DP Tỉnh - TT PC HIV/AIDS. - TT DL và chống phong - TT CSSK sinh sản - TT TTGDSK - TT GĐYK - TT Kiểm nghiệm - Trạm lao - Trạm tâm thần - Phòng CĐ CK Mắt Phòng Y tế BVĐK huyện PKĐKKV Trạm y tế xã Y tế thônbản ttthôn/bản Bộ Y tế Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên - Chi cục Dân số kế họach hóa gia đình - Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TT DSKHHGĐ TT VSATTP Quản lý trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế Thái Nguyên

* Chức năng

Sở Y tế Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: Y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; về các dịch vụ công thuộc ngành y tế; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Sở Y tế Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch tại kho bạc nhà nước.

Bộ máy của Sở Y tế Thái Nguyên gồm: 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc và

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 120)