Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tà

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tà

chính của các Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thái Nguyên

3.2.3.1. Chi thường xuyên

Hàng năm các bệnh viện được sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên, nguồn phí lệ phí để lại và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động thường xuyên theo 4 nhóm mục sau:

* Nhóm 1: Các khoản chi cho cá nhân

Bao gồm các khoản chi về lương, tiền công, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm) và khoản nộp theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền lương tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì qua trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng của các Bệnh viện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiểm y tế. Chi cho lương, phụ cấp lương và khoản đóng góp cho cá nhân đều lấy từ nguồn NSNN, còn chi thưởng và trả thù lao cho cá nhân được lấy từ ngồn thu viện phí và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đối với khoản chi này, theo quy định của Bộ tài chính về điều hành ngân sách hàng năm thì 35% được trích từ khoản thu viện phí (sau khi trừ thuốc, máu, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế) để bổ sung quỹ lương cho cán bộ, viên chức. Do đó, khoản chi này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu viện phí và Bảo hiểm y tế của Bệnh viện. Nếu nguồn thu của Bệnh viện tăng, duy trì đều trong các thời kỳ thì khả năng trích quỹ thu nhập tăng thêm sẽ tăng và ngược lại. Với tỷ trọng nguồn thu viện phí và BHYT của các bệnh viện công lập thuộc Sở y tế Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2012 tăng từ 40% đến 60% nên các khoản chi cho nhóm này khá đảm bảo.

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp nhóm chi cho cán bộ, viên chức từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm So sánh năm Tốc độ phát triển bình quân (%) 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Lương và phụ cấp theo lương 95.294 111.369 165.882 16.075 1,17 54.513 1,49 427 2 Thưởng, thu nhập tăng thêm 11.972 18.158 15.363 6.186 1,52 -2.795 0,85 10

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế từ năm 2010 đến 2012)

Nhóm chi cho con người tăng rất nhanh, đặc biệt là từ sau năm 2010 do chính sách của nhà nước thay đổi về chế độ chính sách đối với công chức, viên chức nhà nước: lương cơ bản tăng từ 730.00đ lên 830.000 đồng, thực hiện Nghị định 56/2011/NĐ - CP về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức, nhân viên tại các cơ sở y tế của Nhà nước; năm 2012 tiền lương cơ bản tăng từ 830 lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.050 đồng và thực hiện chế độ khác như phụ cấp thường trực, phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp chống dịch thay đổi theo Quyết định số 73/QĐ - TTg do Chính phủ ban hành. Trong khi NSNN cấp cho bệnh viện không tăng (cấp theo định mức giường bệnh ổn định 3 năm 2010 - 2102 (chỉ chiếm 30% hoạt động bệnh viện). Sau khi triển khai công tác tự chủ về tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở thì thu nhập của cán bộ, viên chức tăng lên rõ rệt. Đến năm 2012, so với năm 2011 khoản chi cho nhóm này đã tăng 54,513 tỷ do tăng lương tối thiểu từ 830.000đ lên 1.050.000 đ, các khoản đóng góp tăng lên (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp); Phụ cấp ưu đãi nghề.

Năm 2010 - 2012, ngân sách nhà nước cấp tăng 30% (tương đương hơn 40 tỷ đồng là do thay đổi về chính sách tiền lương, còn lại các bệnh viện phải lấy từ nguồn thu để chi trả lương và phụ cấp cho CBVC theo qui định. Do đó thu nhập tăng thêm của các đơn vị giảm đi 2,795 tỷ đồng khiến cho Bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong công tác cân đối thu - chi.

* Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng (gồm điện, nước, nhiên liệu tiêu thụ), vật tư văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động chuyên môn, thông tin tuyên truyền liên lạc (tem thư, sách, báo tạp chí, cước phí đàm thoại, internet...) hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn, đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn, chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành (vật tư chuyên môn; trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tài sản cố định; ấn chỉ dùng cho chuyên môn của ngành; đồng phục trang phục; sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành; súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn; thanh toán hợp đồng với bên ngoài;

Khoản chi cho hoạt động chuyên môn nằm trong kết cấu thu viện phí, BHYT và một phần rất nhỏ NSNN cấp nên nhóm này luôn tăng tỷ lệ thuận với thu viện phí, riêng năm 2012 có sự sụt giảm vì nhà nước cấp kinh phí ổn định 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm (2010 - 2012), khi thay đổi chính sách tiền lương thì đơn vị phải lấy 35% từ nguồn thu viện phí sau khi trừ các yếu tố trực tiếp để làm nguồn cải cách tiền lương của đơn vị.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chi cho chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2010-2012

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm

Chi cho chuyên môn nghiệp vụ Tốc độ phát triển bình quân (%) Thu Viện phí và BHYT Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2010 122.540 72,64 366 168.687 100.00 2011 202.426 76,48 264.668 100.00 2012 202.116 73,61 274.546 100.00

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế từ năm 2010 đến 2012)

Theo Bảng 3.7 nhận thấy nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn của các Bệnh viện chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu của nguồn thu viện phí và BHYT dao động trong khoảng từ 72% đến 76%. Nhóm này tăng nhanh do chủ yếu tăng chi tiêu về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao. Trong những năm gần đây, Bệnh viện phải hoạt động trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn: lạm phát gia tăng, giá các loại thuốc, men, dịch truyền, vật tư tiêu hao cũng tăng mạnh, trong khi chính sách thu viện phí thì vẫn chưa thay đổi, lạc hậu so với tình hình kinh tế chung, để đảm bảo được hoạt động của bệnh viện, vẫn duy trì nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Đảng ủy, Ban giám đốc các Bệnh viện đã phải rất nỗ lực cố gắng, triển khai các hoạt động nhằm tăng nguồn thu như: đầu tư, nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện (thu viện phí cho phù hợp với cấu trúc bảng giá mới, chế độ chính sách BHYT mới, giảm phiền hà cho bệnh nhân, giảm thời gian làm báo cáo thống kê chi phí sử dụng thuốc và vật tư y tế của y tá, giảm thời gian cập nhập dữ liệu của phòng Tài chính - Kế toán, tăng độ chính xác cho bệnh nhân, giảm thất thoát thuốc và vật tư y tế ở các khoa thực hiện lĩnh, trả thuốc qua hệ thống máy tính nối mạng nội bộ. Các bệnh viện đều tăng cường kiểm soát quy chế chuyên môn, xây dựng phác đồ điều trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, dân chủ cơ sở. Từ 1/10/2010, tất cả các bệnh viện triển khai phần mềm quản lý viện phí bệnh nhân BHYT nội trú và ngoại trú cho phù hợp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, đối chiếu chính xác với cơ quan BHXH.

* Nhóm chi cho Tài sản cố định (TSCĐ)

Chi cho Tài sản cố định như: mua sắm tài sản mới hoặc sửa chữa thường xuyên TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ chủ yếu lấy từ nguồn NSNN. Thực tế Nhà nước cần cấp đủ kinh phí cho khoản mục chi này nhưng thực tế nhiều năm qua Tỉnh Thái Nguyên chưa cân đối đủ ngân sách để cấp đủ cho các bệnh viện. Bình quân hàng năm NSNN chỉ cấp khoản 5 đến 20 tỷ để các bệnh viện đầu tư, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ.

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp chi mua sắm TSCĐ từ năm 2010-2012

Đơn vị : triệu đồng STT chỉ tiêu Các Năm So sánh năm Tốc độ phát triển bình quân (%) 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Mua sắm trang thiết bị y tế 6.016 8.440 11.647 2.424 1,40 3.207 1,38 179 2 Mua sắm TSCĐ khác 4.429 4.168 4.915 -261 0,94 747 1,18 10

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế từ năm 2010 đến 2012)

Nhóm chi đầu tư, mua sắm, sửa chữa TSCĐ tăng chậm so với các mục chi khác vì nguồn thu của Bệnh viện còn thiếu, chưa đáp ứng được đủ các nhu cầu mua sắm sửa chữa TSCĐ. Hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, còn các TSCĐ khác chỉ được đầu tư không đáng kể, cụ thể:

Năm 2011 kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế tăng 2.424 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 3.207 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng tương ứng là 140% và 138%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nên một số khoản chi đầu tư mua sắm TSCĐ được lấy từ nguồn quỹ này. Trong 3 năm 2010 - 2012, số TSCĐ mua sắm từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp khoảng 23 tỷ.

* Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác

- Chi các khoản phí và lệ phí; bảo hiểm tài sản, phương tiện, tiếp khách, kỷ niệm các ngày lễ lớn: Chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hoá đơn, chứng từ kế toán hợp pháp.

(Triệu đồng)

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tổng hợp chi thường xuyên khác từ năm 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế từ năm 2010 đến 2012) 3.2.3.2. Chi không thường xuyên

* Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

Năm 2010, 2011,2012, một số bệnh viện được tỉnh giao kinh phí nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong công tác phòng và chữa bệnh. Các khoản chi đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện theo quyết định 3034/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007, quy định định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong 3 năm (2010 - 2012) thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ - CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là viên chức trong các bệnh viện. Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao là gần 4 tỷ đồng. Định mức chi theo qui định tại thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT - BNV - BTC của Liên bộ Nội vụ - Tài chính.

* Chi mua sắm trang thiết bị, chi dự án ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện; Sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện theo qui định hiện hành.

Hàng năm ngoài vốn XDCB tập trung, kinh phí sự nghiệp y tế dành khoảng 20 tỷ đầu tư cho các bệnh viện để mua thiết bị y tế chống xuống cấp bệnh viện, trang bị phần mềm quản lý toàn diện bệnh viện. Những khoản chi này được xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí theo các chế độ, tiêu chuẩn qui định.

* Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài:

Các bệnh viện được bao phủ dự án viện trợ nước ngoài thực hiện quản lý kinh phí theo đúng cam kết, bản ghi nhớ thỏa thuận với các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)