Kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tự chủ về quản lý tài chính tại các

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tự chủ về quản lý tài chính tại các

Bệnh viện công lập Việt Nam

Các bệnh viện ở Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính gắn liền với tự chủ bệnh viện theo Nghị định 43. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về thực trạng thu chi và thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính trong tự chủ bệnh viện.

Nhóm nghiên cứu chính sách phát triển của Ngân hàng thế giới đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây của họ về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện công tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2011 [23]. Theo kết quả của nghiên cứu này, chính sách tự chủ bệnh viện tại Việt Nam dẫn đến tăng cả số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú mặc dù không nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng giường bệnh và hiệu quả hoạt động thì không thay đổi do cấu trúc chi phí không thay đổi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù số lượng bệnh nhân tăng và cấu trúc chi không thay đổi, song tổng chi phí không tăng. Trong khi đó, chi phí từ tiền túi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của bệnh nhân và chi phí cho một ca bệnh lại tăng. Bên cạnh đó, cũng không thấy sự cải thiện về chất lượng KCB và mức độ nguồn lực được sử dụng.

Kết quả của các nghiên cứu khác tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam lại cho thấy: Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, các đơn vị đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB [18], [26]. Do vậy, nguồn thu của các bệnh viện đều tăng. Tỷ trọng và cơ cấu nguồn thu đều thay đổi theo hướng tỷ trọng NSNN cấp giảm, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng. Cơ cấu chi cũng có sự thay đổi. Thu nhập của nhân viên y tế (NVYT) được cải thiện.

Năm 2009, Viện Chiến lược và chính sách y tế phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính Bộ y tế (BYT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 43 trong hệ thống bệnh viện công lập [26]. Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 43 tại các bệnh viện công lập về các mặt: Thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008. Số liệu được thu thập dựa trên biểu mẫu có sẵn, phỏng vấn cán bộ y tế, thảo luận nhóm (TLN) và phân tích bệnh án. Nghiên cứu được thực hiện tại 18 bệnh viện gồm 7 bệnh viện tuyến trung ương (tại Hà Nội có Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Bạch Mai), 5 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố và 6 bệnh viện tuyến quận huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bệnh viện đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn. So sánh số liệu 2008 và 2005 tại các bệnh viện trung ương cho thấy: Công suất sử dụng giường bệnh tăng 17%, số lượt nhập viện tăng 1,2-1,4 lần, số xét nghiệm bình quân/lượt bệnh nhân tăng 1,4 lần và chụp CT Scanner trung bình/lượt bệnh nhân tăng 2 lần.

Tự chủ trong quản lý tài chính đã tạo điều kiện cho các bệnh viện chủ động hơn về tài chính [26]. Tổng nguồn thu của các bệnh viện tăng nhanh qua các năm từ khi thực hiện tự chủ. So sánh năm 2008 với năm 2005, nguồn thu của bệnh viện tuyến trung ương tăng gần 3 lần, trong đó mức tăng chủ yếu là từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm viện phí trực tiếp, viện phí bảo hiểm y tế (BHYT) và nguồn thu khác. Tỷ trọng và cơ cấu các nguồn thu thay đổi theo hướng tỷ trọng nguồn thu từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên (HĐTX) giảm liên tục qua các năm, trong khi tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng và chiếm đến 72% ở bệnh viện tuyến trung ương. Về cơ cấu chi cũng có sự thay đổi: Tổng chi cho con người tăng (ở bệnh viện trung ương năm 2008 tăng 1,9 lần năm 2005). Tỷ trọng chi cho thuốc trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ có xu hướng tăng. Chi duy tu bảo dưỡng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) (khoảng 1%) và có xu hướng giảm rõ rệt. Chẳng hạn, thu nhập của NVYT làm việc tại các bệnh viện trung ương năm 2008 đã tăng 1,7 lần so với năm 2005.

Các bệnh viện đã tăng cường đầu tư trang thiết bị (TTB) theo hình thức XHH với các hình thức đa dạng [26]. Số TTB y tế được đầu tư tăng qua các năm, đặc biệt là các TTB kỹ thuật cao như CT scanner và MRI.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện tự chủ có nhiều tác động tích cực song cũng cho thấy một số hạn chế như nguy cơ lạm dụng dịch vụ để tận thu dưới các hình thức sử dụng thuốc không hợp lý, tăng nhập viện nội trú, tăng thời gian điều trị nội trú và đặc biệt là tăng chỉ định các xét nghiệm và TTB kỹ thuật cao [26]. Nguy cơ tăng chi phí điều trị, ở bệnh viện tuyến trung ương chi phí điều trị nội trú năm 2008 tăng 1,1-2,8 lần năm 2005. Chất lượng phục vụ người bệnh có thể bị ảnh hưởng do đông bệnh nhân, khối lượng công việc nhiều và tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ không đủ so với quy định.

Năm 2010, Phan Hiếu Nghĩa đã tiến hành nghiên cứu “Bước đầu đánh giá tác động của thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính đến hiệu quả, chất lượng cung ứng dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007-2009‟‟[18]. Bệnh viện Hồng Ngự là một bệnh viện địa phương hạng 2. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong khoảng thời gian từ 2007-2009. Số liệu được thu thập dựa trên hồi cứu số liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu (PVS) cán bộ quản lý, phát vấn NVYT và người bệnh để tìm hiếu thông tin về sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ trọng thu từ NSNN trong tổng nguồn thu của bệnh viện thấp và có xu hướng giảm từ 37% năm 2007 xuống 32% năm 2009. Thu sự nghiệp có xu hướng tăng, số thu năm 2009 tăng 1,7 lần so với năm 2007. Nhờ thực hiện tự chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong quản lý tài chính, nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của Bệnh viện. tự chủ trong quản lý tài chính đã cải thiện thu nhập của NVYT.

Năm 2010, Nguyễn Thị Toàn nghiên cứu “Thực trạng tài chính tại Bệnh viện đa khoa quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong 3 năm (2007- 2009)‟‟ [22]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu thứ cấp kết hợp PVS cán bộ quản lý. Kết quả cho thấy sau 3 năm thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện cũng tăng gần 2 lần.

Viện Chiến lược và chính sách y tế đã thực hiện một nghiên cứu lớn, đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện tự chủ ở các bệnh viện và đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế khi thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới thực hiên dựa vào số liếu thứ cấp và đánh giá của NVYT, nghiên cứu chưa thực hiện đánh giá kết quả từ phía người bệnh sử dụng dịch vụ. Trong nghiên cứu năm 2010, tác giả Phan Hiếu Nghĩa đã đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú tại thời điểm nghiên cứu, song không so sánh được với kỳ gốc, chưa phân tích trong mối liên quan với các yếu tố xã hội, thu nhập của người bệnh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Toàn phân tích thực trạng thu chi dưới góc độ nghiên cứu tài chính doanh nghiệp, không nghiên cứu tài chính bệnh viện (TCBV) trong mối quan hệ với tăng chi phí điều trị làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) của người bệnh và chất lượng DVYT. Cả ba nghiên cứu đã phát hiện xu hướng tăng nguồn thu sự nghiệp song chưa phân tích tỷ trọng và xu hướng nguồn thu của các nhóm dịch vụ trong tổng thu sự nghiệp cũng như các nguyên nhân tăng thu của từng nhóm. Các nghiên cứu cũng chưa loại trừ yếu tố trượt giá khi so sánh số liệu tài chính các năm trong khi hệ số trượt giá của Việt Nam rất cao. Các nghiên cứu cũng chỉ so sánh kết quả các năm thực hiện với kỳ gốc, không so sánh theo 2 giai đoạn thời gian trước và sau khi thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính, để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kết quả hoạt động tài chính các năm sẽ được quy về một mặt bằng giá (giá gốc - năm 2006) để loại trừ yếu tố biến động giá. Đồng thời các kết quả của giai đoạn 2006-2011 cũng được so sánh với giai đoạn 2001-2006, để loại trừ biến động của các yếu tố khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 45)