Nhóm giải pháp trong việc sử dụng nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 104 - 109)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp trong việc sử dụng nguồn tài chính

4.2.2.1. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý

Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn thích hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí.

Các Bệnh viện trực thuộc đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định định mức, tiêu chuẩn của một số khoản chi. Tuy nhiên, thực trạng những năm qua cho thấy hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu chi lĩnh vực sự nghiệp có thu nói chung và các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thái Nguyên nói riêng vẫn chưa hợp lý và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong thực tế, nhiều định mức chỉ dùng làm căn cứ để định kế hoạch, còn trong quá trình thực hiện, quản lý và điều hành Ngân sách thì vận dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình giá cả, chi tiêu chung của xã hội, đo đó hàng năm hầu hết các Bệnh viện đều tiến hành điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình chung (ví dụ như chế độ chi tiếp khách, sử dụng các quĩ, khoán phương tiện đi lại, cước phí điện thoại...).

Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn chi tiêu trong nội bộ, các Bệnh viện cũng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Thứ hai, nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.

Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các Bệnh viện thực hiện theo các bước sau:

Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.

* Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi..

4.2.2.2. Thực hiện khoán quản khối phòng, ban chức năng trong Bệnh viện

Thực hiện khoán quản có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các phòng nhận khoán một mức khoán về một số mục chi tiêu như: Văn phòng phẩm (giấy, mực in...), định mức sử dụng điện, điện thoại.... Nếu vượt qua ngưỡng khoán đó thì đơn vị phải tự chi trả phần phụ trội.

Việc xác định mức khoán kế hoach dựa trên số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tiết kiệm các khoản chi.

4.2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Tích hợp các phần mềm trong Bệnh viện thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất, giúp tiết kiệm các khoản chi phí, tránh tình trạng khó kiểm soát, lãng phí nguồn lao động.

4.2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ công tác Tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng Bước thực hiện các bước sau:

Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính kinh tế về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.

Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những cán bộ trung thực, phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi, Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt động phục vụ công tác chuyên môn. Hoạt động nào mà bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tự làm như hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê đơn vị chuyên trách cung cấp. Thêm nữa, thay cho việc phải tuyển dụng thêm nhân viên vào biên chế, bệnh viện có thể ký hợp đồng sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng lao động hoặc linh động trong việc mời chuyên gia, Tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ của Bệnh viện đã đến tuổi nghỉ hưu, còn đủ sức khỏe, có nguyện vọng được tiếp tục cống hiến tham gia vào các công tác khám chữa bệnh, giảng dậy tại các khoa như: khám chữa bệnh theo yêu cầu và hội chẩn, mổ điều trị các trường hợp khó.

4.2.2.5.Tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị dự toán

Nội dung của giải pháp này bao gồm: tăng cƣờng quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách và đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán.

Thứ nhất, Để công tác kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo luật Ngân sách được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao thì chúng ta phải tiến hành kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán Ngân sách, chấp hành Ngân sách đến khâu quyết toán Ngân sách.

 Lập dự toán ngân sách:

- Đặt công tác lập dự toán Ngân sách vào đúng vị trí quan trọng của nó. Phòng Tài chính - Kế toán yêu cầu các đơn vị lập dự toán theo đúng số kinh phí được cấp.

- Thực hiện đúng quy trình xây dựng dự toán Ngân sách. Quy định một cách cụ thể và chấp hành nghiêm ngặt thời gian lập dự toán ở các đơn vị dự toán với các biểu mẫu thống nhất và các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, biên chế định biên phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Dự toán Ngân sách của các đơn vị phải thể hiện được đầy đủ chi tiết nội dung thu - chi (kể cả thường xuyên và không thường xuyên) vì trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch Ngân sách tương đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo.

 Chấp hành ngân sách:

Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành Ngân sách thực chất là việc kiểm soát trong quá trình sử dụng kinh phí.

Đối với quá trình sử dụng kinh phí của phòng Tài chính- Kế toán cần theo hướng:

- Thực hiện theo quý để các đơn vị dự toán tự chủ trong các khoản chi tiêu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tài sản cố định nên cấp đều theo quý trong năm, không nên để dồn vào quý cuối năm.

Phòng Tài chính - Kế toán cần phối hợp với Kho bạc Nhà nước các cấp trong việc kiểm soát chi Ngân sách tại Kho bạc để đảm bảo nguyên tắc tất cả các khoản chi đều được kiểm soát. Tránh tình trạng bảng kê Quyết toán không đúng với thực tế các khoản chi thực tế tại đơn vị dự toán.

 Kế toán quyết toán Ngân sách:

- Với trình độ cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị dự toán như hiện nay, bên cạnh việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, tập huấn... cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm của ngành, đơn giản tiện lợi, không đòi hỏi quá nhiều biểu mẫu, các biểu mẫu trùng lắp, khó thực hiện.

- Phải thực sự coi trọng công tác quyết toán Ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi Ngân sách:

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Kiên quyết đình chỉ việc cấp phát kinh phí đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính.

Cải tiến công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị dự toán. Để khắc phục hạn chế về thời gian duyệt quyết toán hàng năm, cần thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên trong năm. Việc kiểm tra phải tiến hành nghiêm túc, tới trực tiếp các đơn vị cơ sở.

Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập với phòng Tài chính - Kế toán nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành hoạt động tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn, hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần hoàn thiện công tác tự chủ tài chính

Thứ hai: Cần có một chế tài về quản lý Tài chính trong Bệnh viện rõ ràng.

 Quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại các đơn vị.

 Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu tuỳ tiện, lập chứng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thanh toán không đúng thực tế:

- Xử lý hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán.

- Các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán đều phải bị thu hồi.

- Xử lý kỷ luật về tổ chức cán bộ đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm.

- Đối với các trường hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.2.2.6. Phát huy nội lực của Bệnh viện

Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của các Bệnh viện. Các Bệnh viện thuộc Sở Y tế hầu hết đã được trang bị cơ sở vật chất khang trang, có nhiều thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sỹ có y đức và tay nghề. Vì vậy, các Bệnh viện cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu ”chất xám”.

Các Bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ bác sĩ, như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện.

Ngoài ra, các Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng lãng phí hoặc sử dụng mà không bảo trì.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)