Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.5.1. Cơ chế chính sách

a. Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý. Quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi tại đơn vị nói riêng, đó chính là phương pháp và công cụ quản lý.

Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Nó có vị trí rất quan trọng thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó, cơ chế phải được xây dựng phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú đa dạng về hình thức, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy, cơ chế đó phải khắc phục được tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị sự nghiệp có thu.

Ba là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu đóng vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tạo môi trường bình đẳng, cũng như sự phát triển hài hoà giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong khu vực sự nghiệp có thu.

Bốn là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính, đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải quan tâm về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp với tăng cường chế độ thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị dự toán và các cấp, các ngành trong quản lý.

b. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan :

Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong khu vực công chịu sự quản lý của nhà nước mà cụ thể là Bộ y tế do đó chịu tác động của các chính sách của các Bộ ban ngành có liên quan. Y tế là một lĩnh vực có đặc thù riêng nên sự can thiệp của Chính Phủ vào thị trường y tế một mặt khắc phục những thất bại thị trường gây ra. Trong cơ chế tự chủ tài chính, sự can thiệp của Chính phủ đã từng bước nới lỏng nhưng không hoàn toàn để các bệnh viện không chạy theo mục tiêu lợi nhuận hóa mà vẫn phải đảm bảo công bằng cho xã hội. Chính vì vậy mà ảnh hưởng của các chính sách liên quan tới bệnh viện một phần tạo thuận lợi nhưng lại gây khó khăn trong quyền hạn thực thi nhiệm vụ tự chủ của mình thông qua các Văn bản qui phạm pháp luật qui định hạn mức chi tiêu và biên chế trong bệnh viện. Mặt khác, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý bệnh viện, tạo điều kiện hay kìm hãm. Do vậy, chính sách của Bộ ban ngành liên quan cũng ảnh hưởng tới năng lực quản lý bệnh viện.

1.1.5.2. Công tác tổ chức quản lý thu - chi

Tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức có tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép. Để công tác tự chủ tài chính mang lại hiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý thu chi cần phải:

Đối với các nguồn thu: phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.

Đối với các khoản chi: Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng cũng như công tác tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung.

Đối với các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp có thu, việc tổ chức quản lý thu- chi được thực hiện theo một quy trình thống nhất: Lập dự toán Ngân sách - Chấp hành Ngân sách - Kế toán và Quyết toán Ngân sách. Quy trình này được lặp đi lặp lại hàng năm tạo nên chu trình Ngân sách.

Trong quá trình tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được, bởi lẽ kiểm tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác dụng tăng cường công tác tự chủ tài chính nói chung và tăng cường quản lý thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo tính mục đích của đồng vốn, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của số vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, thúc đẩy đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.

Kiểm tra tài chính bao gồm:

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành trước khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự toán kinh phí (kiểm tra quá trình lập dự toán thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu).

- Kiểm soát thường xuyên: Là loại kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình các ngành các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính đã được quyết định. Kiểm tra thường xuyên chính là kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh (kiểm soát quá trình thực hiện thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng đến công tác quản lý tài chính của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu, Kiểm soát thường xuyên nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong suốt năm đối với các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể phát hiện kịp thời những sai sót, vị phạm chính sách, chế độ kỷ luật tài chính, có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa chúng một cách hữu hiệu, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính (kiểm tra, duyệt các khoản đã thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu).

Mục đích của kiểm tra tài chính ở giai đoạn này là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý xác thực của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu, tài liệu tổng hợp được đưa ra trong các sổ sách, báo biểu, từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trong các kỳ sau.

1.1.5.3. Trình độ quản lý

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác tự chủ tài chính nói riêng.

Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt kết quả tốt.

Đối với các đơn vị cơ sở trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý tài chính trong toàn ngành.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)