Quá trình hình thành và phát triển các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 53)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế

3.1. Khái quát về hệ thống y tế công lập tại sở y tế Thái Nguyên

Hệ thống y tế công lập có chức năng cơ bản là cung cấp các dịch vụ y tế công như khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học… nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; việc cung cấp các dịch vụ y tế thông qua mạng lưới các cơ sở y tế và các đơn vị sự nghiệp y tế, được gọi là hệ thống tổ chức y tế.

Từ năm 2003 trở về trước: hệ thống tổ chức y tế địa phương được quy định tại Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương và Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/06/2006 của liên Bộ Y tế - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP.

Hệ thống tổ chức y tế địa phương từ năm 2003 đến nay (các đơn vị sự nghiệp y tế địa phương) được quy định tại Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 172/NSĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 11/TTLT-BNV- BYT ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế địa phương.

Như vậy, hệ thống y tế công lập ở Sở Y tế Thái Nguyên hiện nay bao gồm 16 Bệnh viện (tuyến tỉnh có 07, tuyến huyện có 09 bệnh viện), 17 cơ sở y tế dự phòng và sự nghiệp y tế khác.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thái Nguyên Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi - trung du, nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc. Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp tỉnh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giang và tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên gần 3.541 km2; đơn vị hành chính bao gồm 09 huyện, thành, thị. Dân số 1.139.444 người với 9 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, San Chay, Hoa, Mông, Ngái).

Ngày 21/4/1975 Theo Quyết định của UB thường vụ Quốc hội về việc sát nhập hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên lấy tên là Bắc Thái. Ty Y tế tỉnh Thái Nguyên được đổi tên thành Ty Y tế Bắc Thái .

Ngày 21/11/1981 theo Quyết định số 394/QĐ - UB của UBND tỉnh Bắc Thái về việc đổi tên các Ty thuộc Tỉnh gọi là các Sở. Như vậy từ ngày 21/11/1981 Ty Y tế Bắc Thái được mang tên là Sở Y tế Bắc Thái.

Ngày 01/01/1997 theo Quyết định của UB thường vụ Quốc hội tỉnh Bắc Thái tách làm 2 Tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Cạn như vậy lại một lần nữa Sở Y tế Bắc Thái lại đổi tên là Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên.

Trải qua 68 năm cùng với sự phát triển của Tỉnh, mạng lưới Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên hiện nay đã phát triển về số lượng và chất. Hiện nay Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên có 17 bệnh viện công lập trực thuộc bao gồm 08 bệnh viện tuyến Tỉnh (bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện Gang thép, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Mắt, khu điều trị phong, bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng); 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện đa khoa huyện Phú lương, huyện Định hóa, huyện Đồng hỷ, huyện Phú bình, huyện Đại từ, huyện Phổ yên, huyện Võ nhai và 02 trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công.

Các Bệnh viện thuộc Sở Y tế Thái Nguyên là Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, là đơn vị sự nghiệp y tế có thu trực thuộc Sở Y tế, được tái thành lập năm 2008. Trong 68 năm qua, các bệnh viện đã trưởng thành và lớn lên theo đà phát triển của đất nước. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự tạo điều kiện của các Sở ngành, Bộ y tế, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những trung tâm y tế vùng của cả nước theo NQ 37/NQ - TW. Các bệnh viện không ngừng phát triển kỹ thuật y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh, được nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận tín nhiệm. Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao những thành tích, những cống hiến lớn lao của tập thể và cá nhân các y bác sỹ, nhiều thế hệ các thầy thuốc của 17 bệnh viện và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như:

- Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2010 - Huân chương độc lập hạng II,III năm 2008, 2011 - Thày thuốc ưu tú và nhiều danh hiệu cao quý khác

Do đặc thù là đơn vị tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Số lượng bệnh nhân khám và điều trị nội trú tăng cao theo từng năm nên các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh luôn ở mức 140% - 160%.

Về cơ sở hạ tầng: Các Bệnh viện đều có đủ các khoa theo phân tuyến kỹ thuật, tổng diện tích mặt đất đảm bảo theo qui định của Bộ Y tế. Từ 2008 đến nay, hầu hết các Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều dự án như dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện đa khoa liên huyện và xây dựng bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh Lao, Tâm thần, sản nhi từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và nguồn ngân sách của nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)